bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 109
Trong tuần: 764
Lượt truy cập: 625600

MẶT NẠ ĐỂ ĐỜI IV-2

Nguyễn Hiếu

Phần IV - (Tiếp theo)

6.Non một tuần tiếp theo, ngày nào cũng như ngày nào khi thì buổi trưa khi thì xẩm tối bốn thằng đều dạt đến các nhà hàng ca rao kê kinh doanh thứ trò chơi mới lạ đang ồn ào thịnh hành ở thành phố thời mới mở cửa. Giọng Giang đen khản hẳn vì thằng này bất chấp tất cả giai điệu âm nhạc cứ cầm lấy micrô là rống lên hết cỡ. Mắt thằng Long khoèo đỏ kè lên vì bia rượu và ít ngủ. Hân mắt đỏ thì bắt đầu nghiện món ca rao kê, nên nó vin cớ cần giúp đỡ thằng bạn tìm dấu vết đứa em gái không biết lang bạt nên mở mắt là rình chờ tin bạn nhắn xem hôm ấy đến nhà hàng nào. Hân mắt đỏ giở hết mánh đánh thức lòng nghĩa hiệp trong đám bạn du thủ du thực của nó để lũ này lần lượt chịu trận lao vào trò hát hổng. Mánh của nó xem ra có kết quả. Thành ra vào đợt ấy có ngày bọn thằng Thuần dạt vào đến ít là hai, nhiều lên đến ba bốn cửa hàng. Xấp xỉ một tuần như vậy nên đã thành thói quen tối đến, Thuần chỉ ngong ngóng đợi thằng Thuận về là gã lại nôn nóng hỏi thằng bé xem tình hình đứa con gái đang lưu lạc của mình với hi vọng mỏng manh. Mấy hôm đầu thấy con lắc đầu, Thuần còn kiên nhẫn chờ, đến đêm thứ tư xem ra gã có vẻ chán. Vì thế khi nghe thấy tiếng lạch xạch của khoá cổng mở, Thuần quay mặt vào trong giả ngủ. Bất đồ vừa vào đến cửa Thuận đã sốt sắng nói ngay:
       - Dò ra rồi bố ạ.
      Quên cả sự giả vờ của mình Thuần bật dậy ngay :
-         Nó ở đâu ?
-         Đúng là Quảng ninh đấy .
-         Chính xác thế chứ ?
-  Tối này tụi con đến một nhà hàng. Không biết run rủi thế nào thằng Hân mắt đỏ ngồi với con bé đã từng làm với cái Thành nhà mình.
-         Chắc không ?
- Con bịa để làm gì. Bởi vì sau đó thằng Hân bảo con bé sang ngồi với con. Nghe nó nói thì đúng là con này biết con Thành nhà mình thật. Nó còn bảo…
-          Nói ngắn gọn đi.
-  Vâng.Vâng. Con này kể rành mạch trứơc khi xuống Quảng Ninh vài hôm con Thành còn vừa khóc vừa nói với nó “không biết bao giờ bố tao đựơc về “.
-         Nhưng sao nó lại xuống đấy ?
Thuần sốt ruột  hỏi luôn.
-         Con làm sao mà biết đựơc
-         Thế có hỏi kĩ xem con Thành ở nhà hàng nào không ?
-         Tụi con quây lại tra, con này cứ lắc đầu quầy quậy .
       -  Ừ làm sao mà nó có thể tường hết mọi việc của con Thành. Cứ biết là Quảng ninh đã. Dứt khoát sáng mai bố với mày sẽ đi xuống dứơi ấy, tìm bằng đựơc con Thành về. Dù no dù đói thì ba bố con cũng phải đùm bọc lấy nhau. Mẹ các con mất rồi. Cũng may là ông trời còn thương nhà mình mẹ con phù hộ chứ không thì…
               Sau khi trò chuyện với con. Thuần trở dậy, kiểm lại số tiền. Cũng may. Công chuyện của mấy ngày chuẩn bị để tìm hướng xem con Thành ở đâu cũng không tốn bao lăm. Kể cả tiền hai tối rượu chân gà nướng, tiền phụ thêm vào trò hát hỏng của bọn bạn thằng Thuần vừa xoẳn năm trăm. Số tiền trong gói của người nào đó tự nhiên quẳng vào nhà Thuần còn đúng mười bẩy triệu. Cũng là may mấy hôm gần đây việc bơm, vá cũng kiếm đựơc đồng ra đồng vào đủ để bố con sống qua ngày, không phải ăn lạm vào chỗ tiền giời cho. Dằn túi mười bẩy triệu để hai bố con xúông Quảng Ninh tìm đứa con gái đáng thương. Thôi thì tìm mọi cách để ăn ngủ tùng tiệm thì chắc cũng chỉ tốn thêm hai, cho đến ba triệu là cùng. Ông trời thương con bé, bù trì sự oan trái của mình. Mẹ nó sống khôn thác thiêng phù hộ để bố con tìm được con bé rồi đưa nhau về. Số tiền còn lại lúc đó ít nhất cũng mưòi bốn, mười lăm triệu. Chỗ ấy sẽ gửi vào quĩ tiết kiệm nào đấy coi như cái gậy phòng khi trái gió dở giời, làm ăn thất bát, hay có việc đột xuất. Trời thương, mọi việc bình thường. Số tiền ấy gửi tiết kiệm thành một món xem như quên đi hi vọng lãi mẹ đẻ lãi con, biết đâu chả khấm khá lên. Hai đứa con cũng đã lớn. Thằng Thuận thì khỏi phải nói, con trai thì muốn thế nào cũng chả lo ế vợ, còn con Thành. Nó về đựơc nhà. Lạy trời, lạy phật con bé hồi lại ngưòi rồi biết đâu chả có ngưòi yêu thương quí mến nó. Con bé cũng sẽ lại có gia đình, có con cái. Tổ chức cho nó nhà gái ít ra cũng cần có đồng nọ đồng kia chứ không lẽ thách đố, gả bán con gái để lấy tiền. Không, không. Mình dù nghèo đến đâu cũng không thể để thiên hạ khinh bỉ, con cái xấu mặt vì bố. Nó về đựơc nhà rồi. Sổ tiết kiệm dắt lưng, còn cái ăn cái uống hàng ngày thì bới đất nhặt cỏ chắt bóp để sống. Số kiếp mình chẳng hay ho gì, nay tìm đựơc đứa con gái, để ba bố con xum họp, đùm bọc lấy nhau cũng là may mắn,hạnh phúc lắm rồi. Khấp khởi vì những trù tính, có lẽ phải đến gần canh ba, Thuần mới chìm được vào giấc ngủ….Chiếc ôtô loang loáng trôi đi giữa con đường lổn nhổn những đá hộc xám xì. Phía trứơc bầu trời đầy những cụm mây rách mướp, nặng nề le lói chút ánh sáng vàng kệch như trong  ngày vừa mưa vừa nắng. Đột ngột chiếc xe dừng lại bất ngờ, Thuần chưa kịp bám tay vào thành chiếc ghế đằng trứơc thì gã đã hốt hoảng thấy thân thể thằng Thuận cứng đờ, thẳng băng như một mũi tên lao về phía trước. Chỉ nghe một tiếng kính che ôtô kêu xoảng một tiếng thì thằng bé đã vọt ra phía trứơc. Thuần giơ tay định túm lấy chân thằng con nhưng không kịp. Tiếng cười gằn rin rít như tiếng  cối cánh cửa sắt quá rỉ. Chưa hết bàng hoàng đã thấy một hòn đá xạm đen lừ lừ trôi lại. Mặt đá sần sùi, lạnh băng thoắt biến thành mặt người với cái mồm  ngoác rộng và hai hàm răng vừa to vừa nhọn nhe ra. Liền sau đó là tiếng nói của mặt đá người chát chúa cất lên nghe như muốn thủng màng nhĩ. Thuần giơ tay bịt chặt hai tai để thoát khỏi tiếng nói lộng óc đó, nhưng  tai gã vẫn thấy chói lên như đang bị xuyên thủng :
-         Hai con mày phải chết, phải chết .
     -   Xin đừng, xin đừng để cho chúng sống. Có gì cứ bắt tội tôi…Đừng, đừng hành hạ chúng nó. Tôi xin, tôi xin. 
-   Hừ, hừ. Mày thì lại phải sống, phải sống để chịu đựng tất cả mọi tội lỗi mày đã gây ra. Để có thời gian mà gánh chịu đọa đầy. Đầu mày sẽ vỡ tung vì dầy vò, ân hận.   
-         Tôi chẳng có tội gì. Tôi bị oan .
           Bộ mặt bằng đá há rộng cái mồm lởm chởm răng cười ha hả. Trên đôi môi xám xịt dòng máu đỏ lòm chảy lễ loại. Những quả bóng máu lờ đờ bay xung quanh, phình to dần, đập gấp gấp.
-  Đứa nào làm người mà chẳng kêu oan. Giống ngưòi là giống điêu toa  độc ác nhất trong muôn loài. Chúng nói yêu thương đồng loại là lúc chúng đang mài dao để đâm. Mài rìu để cắt cổ ngưòi khác. Đồng loại cũng như các loài vật khác vì con người mà chà đạp lên nhau, mà bị giết mổ, bị tiêu diệt, bị ăn thịt.
-         Không. Không phải thế .
-    Loài ngưòi nói nhân nghĩa nhưng lại xử sự độc ác. Nói vì người khác nhưng chúng lại chỉ biết cái túi, cái dạ dầy của riêng chúng. Nói hi sinh cho cộng đồng nhưng thực chất là chúng từng phút tìm mưu kế để huỷ hoại bạn bè, đồng bào. Thôi đừng giả nhân giả nghĩa nữa. Bỏ mặt nạ ra để ta nhìn rõ mặt thật của con ngưòi .
-         Nhưng các con tôi. Chúng là máu thịt của tôi .
-  Tại mi. Chính tại mi nên hai đứa con mày mới nhục nhã, ề chề như vậy. Biết làm sao được. Chân mình không dẫm lên đựơc mặt mình đâu.
-         Tôi. Tôi …
-  Có van xin thế nào cũng thế thôi. Hai đứa con của mi phải chết, phải phải …
                Tiếng mặt ngưòi đá như tiếng vang đập vào vách núi điệp trùng khiến đầu gã như muốn nổ tung ra. Gã ngơ ngác nhìn quanh. Một dòng sông máu đỏ lòm đến nhức mắt cuồn cuộn chảy từ chân gã chảy đi. Trên những lớp sóng đó thấp thoáng khuôn mặt hai đưá con của Thuần đang nhấp nhô khi hiện khi mất. Thuần ào vội xuống nứơc. Mùi tanh của máu xộc lên bất chấp tất cả. Hai tay xải dài, gã kêu toáng lên :
-         Chờ bố với, chờ bố với. Cứu, cứu con tôi.
-         Bố. Bố .
           Thuần chập chờn tỉnh dậy khi thấy thằng Thuận vừa lay mạnh vừa gọi to.
-         Bố mê cái gì mà ghê thế ?
-         Không, không. Nhìn đồng hồ xem mấy giờ rồi ?
      Thuần lắc đầu cố xua khỏi đầu gã màu đỏ nhấp nhoáng của dòng sông máu .  
-         Mới có năm giờ .
-         Dậy đi con. Dậy ra xe. Sớm thế này đỡ phải xếp hàng .
     -  Không sợ bố ạ. Con nghe người ta bảo ôtô xuống Quảng ninh độ này nhiều lắm .
         Tưởng là mọi sự đơn giản như thằng Thuận nói, vậy mà có thể vì lâu lắm Thuần mới đi ôtô ở tuyến đường mà gã chưa bao giờ đi, nên loay hoay mãi đến gần chín rưỡi, hai bố con mới yên vị đựơc trên xe. Ngả người vào thành ghế, mắt nhắm lại. Sau hồi huyên náo, nhộn nhạo ban đầu, xe trở lại im ắng. Trừ mấy đứa trẻ con tám, chín mười thỉnh thoảng ỉ eo đòi ăn, hay kêu ré lên vì nhìn thấy thứ gì đó ngoài cửa xe. Mùi người đặc quánh cùng sự rùng rùng của xe đang chuyển động làm gã bồn chồn. Tiếng âm âm và sự rung động đều đều gợi nhớ đến chuyến xe đưa gã cùng đám tù nhân đi về trại cái tạo. Đám người khốn khổ đông cứng, chết lặng như những chiếc thùng phuy xám ngoét đu đưa cạnh nhau. Thuần lắc đầu thật mạnh cố quên cảm giác bồn chồn. Một lần ai nhỉ, à phải rồi. Cô nàng Vân béo tốt giả lả bảo gã rằng đêm qua ả mơ thấy máu. Sau đó cô ả còn lim dim mắt ra điều sợ sệt bảo “người mê thấy máu là độc lắm đấy”. ”Vậy hả, thế thì cô phải cẩn thận đấy”. Nhìn thấy vẻ mặt đăm chiêu đầy lo lắng của Thuần cô nàng lại khinh khích cười “em không ngờ anh Thuần lại mê tín thế. Có gì đâu, sáng hôm qua lởm khởm thế nào em lại gặp con bạn từ hồi bé. Lâu lắm mới gặp nhau. Cô nàng lại hay chuyện nên cứ nằng nặc bắt em vào ăn chaó lòng tiết canh. Em bảo em sợ cái món ấy lắm. Con này ép mãi, em chiều nó đành phải ăn. Không ngờ, ăn vào em mới thấy. Tiết canh ngon thật, mát ơi là mát. Chứ anh bảo mơ cái gì vận ra cái nấy thì tối nay em cũng chỉ thích mơ thấy vàng và tiền. Lúc ấy thì… “. Thuần tủm tỉm cười, người nhẹ đi. Gã quay sang nhìn đứa con trai. Thằng bé đã chìm vào giấc ngủ, đầu ngoẹo sang một bên. Ừ, xe khách bây giờ cũng sạch đẹp hơn ngày xưa nhiều. Mười năm trứơc thì xe nào xe nấy chả khác gì chuồng gà. Sơn cóc cáy, bong từng mảng, tôn ép hai bên mất đinh bung ra lành phành. Còn bây giờ, trong xe ngoài hơi ngưòi thỉnh thoảng còn phảng phất mùi gì đấy dễ chịu giống như mùi xà phòng thơm. Thôi thì …Thuần nhắm mắt lại cố tránh ánh mắt xa lạ thỉnh thoảng nhìn về phía gã. Cầu trời, khấn phật khi đi có hai bố con khi về có thêm con bé thành ba …Xe vào khúc cua, cả xe hơi nghiêng tiếng đàn bà kêu to. Thuần mở chòang mắt. Một khoảng biển rộng bát ngát xanh mướt. Những dẫy núi nhô trên mặt nước và hai chiếc phà đang chéo nhau.
-         Mời bà con đi bộ xuống phà .
-         Sang bên kia à ?
        Thuần hỏi khẽ .
-         Vâng. Chúng nó bảo ở bên thành phố mà bố.
-         Bên ấy là Hồng Gai .
         Ngưòi đàn ông dong dỏng cao mặt rõ hoa nhìn bố con Thuần nói chêm vào vẻ thành thạo .
-         Có khi còn phải đi Cẩm phả nữa bố ạ.
-         Thế à. Con hỏi kĩ bạn con rồi chứ ?
Thằng bé im lặng gật gật đầu .
-         Cẩm phả còn xa không hả bác ?
             Thuần cố nở nụ cười thân thiện với ngưòi đàn ông mặt rỗ hình như đang chăm chú nghe bố con gã nói để có dịp bộc lộ sự từng trải của  mình:
     -  Mèng nhất cũng ba mươi cây. Nhưng đi ôtô thì nhoáng cái là đến nơi thôi. Đường bây giờ cũng tốt rồi. Bố con ông chắc đi thăm họ hàng ?
-         Vâng.Vâng. Cũng là thế đấy ạ .
        Thuần lúng túng vừa đáp vừa nhìn thằng con đang háo hức hướng mắt về phía con đường uốn lượn dọc theo chân núi. Thuần ngứơc nhìn lên. Gã ngạc nhiên thầm. Những tấm khẩu hiệu to tứơng chắc đựơc dựng từ thời chiến tranh đã phai màu nằm cạnh bức tranh cổ động vẽ mấy anh, chị công nhân vác xà beng với xẻng đứng bên nhau như xếp hàng chờ đến lượt để đào bới gì đấy. Dưới tấm biển dài đó là dẫy nhà xây chắc của cơ quan nào đó trông xinh xinh như những mô hình nhà gắn vào hòn non bộ. Thuần bỗng giật mình khi phà chạm vào bờ. Tiếng xích quẳng xuống nền bờ bê tông loảng xoảng, tiếng công nhân phà giật giọng hoà tiếng ôtô nổ máy và tiếng người huyên náo. Ngồi yên vị trên xe rồi Thuần chợt nhận ra ngưòi đàn ông rỗ hoa bắt chuyện với gã dưới phà ngồi liền ngay hàng ghế với bố con gã.
-         Đến bến xe này thì hai bố con bác đi tiếp chứ ?
-         Dạ dạ .
              Trong đầu Thuần tự nhiên nẩy ý định mà sau này mỗi khi nghĩ lại gã thấy mình thật liều nhưng cũng nhờ đó mà đựơc việc. Càng ngẫm tới sự này, gã càng hỉểu rằng. Mọi sự trên đời nếu chỉ dựa vào sức ngưòi thì khó làm nên. Tất cả điều đựơc, mất đều do ông trời định đoạt.
 
7. Khi thấy ngưòi đàn ông rỗ hoa tình cờ cùng ngồi uống nứơc ở quán nứơc chè ngay cửa bến xe.Thuần chủ động gợi chuyện ngay :
        - Bác cũng thăm ngưòi nhà ở đây ạ
        - Không. Tôi làm ở trên Cẩm phả kia. Vừa về nghỉ.Còn hai ngày nữa mới hết phép nhưng có cậu bạn cùng đơn vị cũ cưới con gái đầu lòng cứ nhiệt tình mời bằng được xuống dự thành ra phải đi sớm .
       - Chắc bác đợi bác ấy ra đón ?
       - Đúng rồi, tay ấy hẹn ở đây. Đã đến nhà bố ấy lần nào đâu. Trước cũng ở tập thể cùng với tôi trên Cẩm phả vừa rồi đựơc mẹ vợ cho căn nhà ở đây. Thằng cha đúng là ở hiền gặp lành. Vợ tay này là con một thành ra có gì của bố mẹ vợ tích cóp cả đời giờ gã hưởng hết. Chả bù cho mình …
       Ngưòi đàn ông thoải mái cười hà hà .
-         Thế hai bố con ông thế nào ?
       Thuấn làm ra vẻ không nhìn ánh mắt nghi ngại của con trai, gã hạ giọng
-         Hai bố con tôi xuống đây lạ nứơc lạ cái. Có gì nhờ bác chỉ bảo .
     -   Ô. Trông ông tôi biết là ngưòi thật thà. Giúp được cái gì tôi sẽ cố. Ở đây thì thằng này không dám mạnh mồm, chỉ có điều ở Cẩm Phả thì khỏi nói. Tôi ở đấy hơn mưòi năm rồi. Cẩm phả lại bé như bàn tay, chỗ này thì phải nhờ tay Huynh này.
-         Bạn bác phải không ạ ?
-   Ừ, ừ. Có gì ông cứ nói thẳng. Cha Huynh này cũng sởi lởi lắm. Sởi lởi trời cởi cho mà lại. Sống trên cõi đời này tôi nghiệm đứa nào mà so đo, chắt bót, đo lọ nứơc mắm, đếm củ hành tích cóp rút lại có khi nước lã ra sông hết, chẳng đựơc con mẹ gì đâu .
-         Cũng có thế. Ông trời có bắt ai nắm tay ai cả ngày đâu.
-   Thằng cha ra kia kìa. Bố con ông nếu không giữ kẽ gì thì theo tôi ra gặp thằng bạn có gì nhờ nó chỉ cho .
-         Thế thì còn gì bằng.
         Thằng Thuận len lén nắm tay bố. Nó ngạc nhiên khi thấy bố nó thật sự khờ dại khi quá tin ngưòi thiên hạ. Mới gặp nhau lần đầu chưa biết thế nào mà đã …Giật đến ba, bốn lần, bố nó vẫn dửng dưng làm như chẳng có chuyện gì. Vậy mà khi kết thúc chuýên đi, trở về nhà, mỗi khi kể cho đám bạn bè nó không hết lời khen bố, làm thằng Hân mắt đỏ tính nóng như ớt chỉ thiên lầu bầu “người lớn sống lâu bao giờ chả khôn, nhất là bố mày hàng năm trời ăn cơm cân, mặc áo số. Đã vào tù ra thì thằng đần cũng thành quỉ quái hết”. Long khoèo ra điều hiểu biết hạ giọng “tất cả do số hết Lúc gặp vận thì trời đất bù trì cho. Vận đen thì cầm vàng đỏ cũng thành đen”. Còn bây giờ vừa nhìn thấy ngưòi đàn ông tên Huynh bạn của ngưòi đàn ông mặt rỗ đi cùng chuyến xe thằng Thuận giật nảy mình khi thấy đôi lông mày xếch ngựơc đen kịt của ông ta. Bù lại sự dữ tợn của đôi lông mày là đôi mắt đen láy mở to khiến ngưòi ta nghĩ dường như chưa bao giờ bị thời gian tác động. Đôi mắt ấy mở to như mắt trẻ thơ luôn luôn ngạc nhiên trước mọi cảnh vật xung quanh khiến khuôn mặt chữ điền và nứơc da nâu trở nên hiền lành và chân thật, dễ tin .
      -  Ơ kia bác Luận. Khổ. Bác đợi em lâu chưa. Hoá ra hôm nay xe về đúng giờ gớm nhỉ. Chuyện lạ đấy. May nhà em nó dục nên em mới ra chứ  em nấn ná tính thì ít nhất nửa tiếng nữa mới ra đón bác .
-         Cũng mới xuống thôi. Giới thiệu với chú. Đây là bố con bác …..
-         Tôi là Thuần.
-   Bố con bác Thuần có việc xuống đây. Mới hỏi chuyện qua loa thôi nhưng biết bác ấy có việc phải nhờ đến chú đấy. Chú lại thông thổ nên có gì giúp hai bố con bác ấy .
     -  Vâng.Vâng. Em sẵn sàng thôi. Nhưng tiện bác là bạn bè với bác Luận em nên gì thì gì cũng vào em xơi chén rượu nhạt mừng cho vợ chồng em, mừng cho cháu nhà em .
-         Ấy. Ấy.
            Thuần xua tay. Huynh cũng đưa cả hai tay lên làm y như vậy để phụ hoạ :
-   Bố con bác không phải câu nệ gì cả. Hai bác cùng với cháu vào em. Ăn uống đâu Đấy. Tổ chức cho cháu nó hòm hòm mọi việc, bác cần gì cứ nói thẳng với em. Em giúp đựơc bác việc gì em làm ngay không nề hà. Nội cái thị xã này em quen kha khá, còn phần lại có khi phải nhờ đến ông Kệch chè ba xu đây .
             Ông chủ quán chè nhe hàm răng ám khói ra. Đầu gật gật:
-         Cũng có lý
               Hai bố con Thuấn nghe những lời khẩn khoản, chân tình của ngừơi đàn ông vừa gặp bèn tặc lưỡi, nhắm mắt khập khễnh đi theo Huynh, Luận. Sau này, mỗi khi nhớ lại sự việc này Thuấn nhận ra những ngưòi tốt bụng đều là những người đã từng gặp hoạn nạn. Mặc dù sống trên đời người ấy chưa bao giờ làm cái gì xấu cho đồng loại. Sự hoạn nạn, gập ghềnh ấy của cuộc đời chính là sự thử thách của ông trời trứơc khi cho họ hưởng phúc. Cứ chắp những lời bộc bạch rời rạc của Huynh đựơc bà vợ phục phịch có khuôn mặt tròn xoe, đôi môi cắn trầu xe, mọng luôn cười phụ hoạ Thuần hiểu dần ngưòi đàn ông có bề ngoài vừa lành vừa dữ. Vừa cố giữ vẻ giang hồ, vừa luôn chịu đựng sự nhàm chán, yên ả của cuộc sống gia đình. Cho đến khi đứng tuổi, con gái đi lấy chồng mặc dù ngoài miệng mỗi khi có ai hỏi quê quán Huynh đều thuận miệng bảo quê y ở một làng vùng ven sông Cái. Mạn Xù Gạ. Gã còn nói rành rành, bờ sông trứơc làng có một cây gạo to lắm. Mùa nứơc lên, có bận nước ngập sát chân đê mà mới đến chưa đến nửa thân cây. Cây gạo ấy còn có tiếng rằng, ngày xưa là nơi các ông về sau toàn hàng đứng đầu quốc gia này lấy làm chỗ trao đổi tài liệu hồi hoạt động bí mật. Dạo bé có lần Huynh ra nhìn thấy mặt nứơc mênh mông. Hàng chùm hoa gạo kết vào nhau đỏ rực như bó đuốc cắm trên mặt nước đục màu đất ngầu bọt. Còn ở nơi thầm kín của lòng mình, gã đau đớn nhận ra rằng. Bố mẹ gã không rõ ngưòi vùng quê nào phiêu bạt đến cái làng có nghề nấu xôi ngon. Đàn bà con gái trong làng bất kể mùa đông hay mùa hạ cứ mười đêm thì đến chín đêm vừa nằm ấm chỗ đã gỡ tay chồng, tay con lật mình dậy thổi xôi mang ra Hà Nội bán để quá trưa đã thấy lật bật trở về nhà. Bố mẹ gã nghèo xơ xác nên dạt đến đất ấy đành không biết cho hay bán gã cho bà mẹ nuôi của gã. Bà này tên Muỗn. Vì chân bị tật từ bé nên không thể theo chị em đội thúng xôi ra phố đành ngồi vạ vật ở chợ vụn đầu làng. Đâu như đến khi gã mưòi bẩy tuổi thì mẹ nuôi gã sau một lần đi vớt củi rều mùa nước lên  ngã xuống sông bị dòng nứơc cuốn mất xác. Thời của gã theo tiêu chuẩn gia đình một mẹ một con, uỷ ban xã không bắt gã phải đi nghĩa vụ. Nhưng gã vẫn nằng nặc lên đòi đi bằng đựơc.Vì vụ ấy nên tên gã được viết ngay ngắn lên bảng xi măng đầu làng biểu dương để thanh niên làng học tập.Vào bộ đội đựoc gần ba năm, thì gã bị thương ở mạn biên giới phía nam nên đựơc chuyển ra bắc điều trị. Sau thời gian an dưỡng, theo chế độ mà cũng là bùi tai nghe theo một tay bộ đội quê ở Cẩm Phả, gã đựơc ngưòi ta chấp nhận vào làm anh đội trưởng đội ôtô chở than. Hồi ấy chức vụ của gã như vậy không thể gọi là to nhưng cũng đủ để gã sống sung túc. Cuộc đời gã sẽ dễ chịu dần lên nếu như một buổi chiều sau khi tan tầm, gã không nhẩy vào can dự một cuộc đánh nhau để cứu một cô gái tên Nhiễu, sau này là vợ gã. Cô Nhiễu không phải là ngưòi con gái đẹp ngoài sự tròn trịa với nứơc da trắng mịn bất chấp bụi than của vùng mỏ luôn luôn bay lởn vởn, hòng trùm kín, nhuộm đen đám người trong vòng bay của nó. Khi thấy bên đồi trọc đầy bụi đất với vài ba bụi cây xim cằn hai thằng con trai ngổ ngáo co kéo Nhiễu đang nứơc mắt nứơc mũi ràn rụa, chắp tay van lại.Huynh đã lao đến. Chân tay gã bị xây xát, trán nhuộm máu đỏ lòm. Cô gái chạy thoát. Nhưng ngay sau khi Huynh về nhà thì bị công an xịch đến bắt. Sau này Huynh mới rõ nguyên nhân gã bị bắt vì trong hai thằng thanh niên ghẹo gái kia có một thằng là con ông chủ tịch tiểu khu chợ thị xã. Huynh bị giam hơn một năm với tội đánh ngưòi vô cớ, làm loạn trị an khu phố. Ra tù Huynh chơ vơ mất việc. Cô gái đựơc gã ra tay cứu cảm cái đức của gã nên tìm mọi cách để gặp gã. Cuối cùng hai người nên vợ nên chồng. Bố mẹ vợ thương con rể hiền lành lại bỏ tiền ra chạy cho gã xin được vào làm thợ lò đâu như hơn chục năm nữa. Khi hai con trứng gà trứng vịt đã vào cấp ba thì bố mẹ vợ gã già yếu mấy lần bảo vợ chồng gã thôi việc về trông cửa hàng tạp phẩm ở thị xã Hồng gai. Dúng dắng mãi, lại gặp thêm cái vụ gã thanh niên con tay chủ tịch tiểu khu nay đã thành tay cán bộ quản lý thị trường. Không hiểu sao sau gần hai chục năm vì vẫn nhớ trận đòn của Huynh hay vì vẻ ngoài mặn mòi của cô vợ Huynh mà lại dựng chuyện vu cho vợ chồng Huynh buôn đồ ăn cắp của đám thợ mỏ.Vụ này khiến vợ chồng Huynh tốn không ít tiền chạy chọt mới gỡ đựơc tội. Mọi sự xem ra có vẻ xuôi xuôi thì kiếp liền chuyện ông bố vợ bị ốm nặng phải vào bệnh viện nên Huynh quyết định xin hưu non theo chế độ đưa gia đình về Hòn gai. Người đa đoan nếu sống được thì về già dễ thương cảm với thiên hạ là vậy… Chiều tối hôm đó, sau khi đám cưới đã hòm hòm. Nhà gái thiu thiu, buồn buồn thu dọn rạp. Mẹ cô dâu thỉnh thoảng len lén lau nước mắt vì thương con gái. Không biết lạ nước lạ cái như vậy nó sẽ sống thế nào. Huynh tinh ý nhìn thấy cố pha trò:
-    Thôi. Mẹ nó đừng khóc nữa. Con gái lớn nó phải lấy chồng. Nó cũng hệt như bà trước đây thôi. Con mình nhưng nó cũng có phận của nó. Phải không bác Luận với bác gì nhỉ  ?
-         Tôi là Thuần .
-   Đấy mẹ mày thấy ngay bác Thuần chưa hiểu mấy con bé mà cũng tán thành. Thôi bà cứ vui lên cho anh em tôi ngon rượu cái đã. Kìa Thằng cháu khá lắm, khỏe tay bưng giúp chú mâm cỗ lên nhà trên rồi ta vào bữa chiều. Bây giờ chỉ còn lại nhà mình, tha hồ thoải mái. Nào mời hai bác ra rửa chân tay, mặt mũi cho tỉnh. Cả ngày hai bác vất vì em rồi. Xong cái ta lại lên mâm.        
          Luận vẫn chưa hết cơn say bởi bữa tiệc cưới trưa, gật gật đầu. Thuần thì tủm tỉm cười. Từ sau ngày ra tù, mỗi khi uống rượu gã đều cố giữ cho mình sự điều độ để tránh không bị hơi men dẫn lối, đưa đường. Gã nghiệm rằng, khi tỉnh thì khỏi lo, còn khi ngất ngư vì men rồi thì người ta có thể đốt trời. Huống hồ bây giờ bố con gã đang ở trong nhà của một ngưòi xa lạ. Chủ nhà có thể coi là ngưòi rộng bụng, nhưng bố con gã thì đang ăn nhờ ở đậu một cách tình cờ nên không thể …Gã cần sự tỉnh táo để bíết mình cần những gì trong cuộc đi tìm cho đựoc đứa con gái tội nghiệp đang lưu lạc của gã. Nghĩ như vậy nên phần mình đã đành, còn thằng Thuận…Thằng bé có vẻ thích thú vì sự đối xử của gia đình, vì đựơc dự tiệc với bao nhiêu món ăn vừa ngon vừa lạ cùng với rượu đựơc uống thả dàn làm thằng bé ngất ngư, cười nói bả lả khiến gã thỉnh thoảng lại cố tình đụng khẽ vào nó nhưng thằng bé gần như không mấy để ý. Thấy Huynh ngắt lời định đi lên nhà trên thì Thuần tiến lại gần. Chạm nhẹ vào khuỷu tay Huynh. Thuần nói khẽ :
-   May quá vì đi cùng chuyến với bác Luận nên bố con tôi được ông bà mời vào dự tiệc cưới của cháu bây giờ mọi việc đã xong xuôi, có lẽ xin phép gia đình để bố con tôi ra nhà trọ .Thế này là quí lắm rồi .
-         Ợ. Cái bác này. Cứ ở đấy đã, việc gì thì cũng phải có đầu có …
           Luận xua tay nói nửa chừng.
     -   Đúng đúng đấy. Tôi đã nghe qua bác Luận nói rồi. Trước hết tối nay hai bố con ông đến đây là người thiên hạ. Không quen thuộc ai. Lại đang có việc giở. Nghe bác Luận nói nên tôi đã biết qua việc ấy rồi. Thế cho nên …Hôm nay mời hai bố con bác cứ ở nhà tôi. Cơm rượu xong, tôi sẽ dẫn tới  chỗ bác cần. Đêm lại về đây ngủ, còn ngay mai tính sau .
-         Thế thì phiền ông bà quá .
-   Phiền gì. Tiền rừng bạc bể ngưòi ta cũng chưa dễ cho nhau. Còn công sức thì vô biên. Giúp được nhau là quí. Hôm nay mà đựơc việc thì khỏi nói mai nếu bác Luận có việc muốn đi thì em không dám giữ. Còn hai bố con ông nên ở lại. Bác Luận thấy được chưa ? Mà chả dấu gì ông. Tôi cũng là người thiên hạ lại tứ cố vô thân không họ hàng gì ở đây may có bác Luận với hai bố con bác nên đằng nhà em vô tình đâm xum xuê ra phết. Đằng nhà trai cũng không thể xem thường mình được. Còn việc của bố con bác thì nói thật, vài ba quán kinh doanh cái món ấy tôi cũng quen. Có chỗ thân là khác ấy chứ. Chẳng phải tôi ham hố gì đâu. Việc ấy lơ mơ một tí là bà nhà tôi cho biết thế nào là móng vuốt ngay. Lí do quan hệ với họ đơn giản vì mấy nhà hàng ấy là mối hàng của nhà tôi. Kẹo bánh, bia, nước ngọt hết họ lại lấy của tôi. Gớm họ lãi lắm đấy. Lấy của mình một, lúc thanh toán cho mấy bố say sưa, này nọ toàn tính ít nhất đội lên năm giá là thường.
 
8. Gần chín giờ tối hôm đó mâm tiệc hậu đám cưới mới tàn. Trừ Thuần có vẻ vẫn chủ động, còn Huynh, Luận và cả thằng Thuận đã ngà ngà. Huynh nói qua với vợ là đưa hai bác và cháu ra phố xem biến, xem phố phường Hồng Gai. Vợ Huynh cố nén sự buồn vương vất vì tối đầu phải xa con gái dặn dò :
     - Anh em ông cũng ngất ngư rồi đấy. Ra tý rồi về ngủ cho khoẻ chứ đi nhiều nhỡ gió máy. Nói gì thì nói bây giờ cũng có tuổi rồi.
    - Cái bà này. Gió biển càng mát chứ sao. Hì, hì. Thôi nào ta đi. Bà cứ bảo mấy đứa dọn dẹp chu đáo rồi bà nghỉ sớm đi. Cả ngày hôm nay phục dịch chạy qua chạy lại mệt lắm đấy .
     - Thế ông chắc xương đồng da sắt.
     - Hì, hì. Mẹ mày cứ nói thế. Dù sao yếu trâu vẫn hơn khoẻ bò .
        Điếu thuốc lá vắt vẻo trên môi Huynh và Luận. Bốn người thủng thẳng ra phố. 
                    Quán đầu tiên Huynh dẫn vào là nhà hàng ca rao kê “Triều Dâng “. Đó là một toà nhà năm tầng khá to nằm ngay dưới chân một ngọn núi đá. Ánh đèn thị xã không mấy sáng hắt vào bức vách đá đen xạm thỉnh thoảng thấy hiện ra chấp chới vài cánh dơi muộn. Tấm biển hiệu đựơc viền bằng đèn nê ông nhấp nháy làm nổi lên bức vẽ rối rắm hình hòn trống mái cạnh hình cô gái có bộ ngực quá cỡ đang cầm chiếc micrô dí sát vào cặp môi đỏ mọng như cặp lạm xường nướng. Mấy gã thanh niên mới lớn đứa nào đứa nấy đều mang khuôn mặt khúm núm, nịnh bợ đang đứng túm tụm nhằn hạt dưa, phì phèo thuốc hoặc dắt xe cho khách xếp vào hàng xe đã có hơn chục chiếc. Một tay thanh niên mặt trắng bợt nhanh nhẩu chạy lại giọng líu ríu :
-    Ô, các xếp đi bộ đến đây chắc là đi ôtô con. Thế mà không đưa nghẽo vào đây em trông cho. Quán này các xếp không có gì phải ngại cả. Mọi sự đều chu đáo lắm .
-          Bà chủ có nhà không ?
-  Dạ. Cô em vừa đến ạ.  Bác đúng là khách quen có khác. Sành điệu lắm. Vâng, vâng mời các quan anh vào nhà. Em sẽ bảo đàn em chọn cho các quan anh toàn cô ngon .
                 Vừa nhìn thấy Huynh đi trứơc bước vào nhà, một ngưòi đàn bà trung niên béo tròn, khuôn mặt dầy cộp phấn trắng vẫn không che hết làn nứơc da ngăm ngăm nguyên thuỷ đã bật dậy khỏi ghế sau quầy:
     -   Ôi ông anh. Hôm nay chắc anh có khách quí ạ. Đấy, đàn ông thời này  phải như anh ấy chứ như cái lão hom nhà em thì chán chết. Suốt ngày chỉ ru rú ở nhà hết nghe hoạ mi hót lại chăm nom cây cảnh. Dúi tiền vào tay dục ra ngoài cho thoáng một cái cũng lắc. Em nói thật đàn ông, đàn ang có   thưởng thức của thiên hạ mới có cái mà so sánh, mới biết quí của nhà mình trồng được. Phải không mấy đại ca. Còn ông anh, cứ yên chí đi, em là giữ không để bà chị biết tí gì hết. Anh yên tâm,thoải mái vào phòng đi .
-         Không. Tối nay tôi đến đây vì một việc nhỏ .
Huynh mỉm cười nháy nháy với ba người đi cùng .
-   Em biết rồi. Hôm nọ em có bảo chúng nó sang anh lấy mấy thứ, em cũng định mai sang thanh toán với anh chị. Dạo này hàng họ kém hơn năm ngoái. Gớm cái năm mới mở, khách khứa ào ào cứ như đi hội. Cháy phòng liên tục. Các anh uống nước đi. Xem chú kia có vẻ thích hát lắm đúng không. Môi miệng thế kia rẻo phải biết .
-         Cô lại tôi bảo này.
              Nét mặt của Huynh nghiêm hẳn. Ngưòi đàn bà to đen đặt cặp mông phồng chảy xuống chiếc ghế, đầu đảo lia lịa như chào mào. Huynh thì thào, còn ả chủ quán vừa gật đầu lia lịa vừa “vâng,vâng“ làm nhịp. Một lúc sau ả đứng dậy giọng liến láu :
      - Chỉ có anh là em cho làm thế chứ ngưòi khác thì cứ gọi là. Em coi anh chị như ngưòi nhà. Nhẫn, Nhẫn đâu dẫn bốn anh vaò phòng K rồi ra đây tao bảo.
          Căn phòng rộng mênh mông nhưng có vẻ như co hẹp lại vì ánh đèn  lom đom như yếu điện. Những bộ sa lông đệm da màu đen bao quanh chiếc bàn càng làm cho ánh điện xẫm thêm, đặc quánh .
-         Bật đèn lên đi. Lờ mà lờ mờ thế này nhìn thế chó nào được.  
             Giọng Luận khàn khàn vì hơi men gắt gỏng.
      -  Có ngay. Có ngay. Em sẽ cho bừng lên hết cỡ để các đại huynh thoải mái nhìn mà chọn em ưng ý.He, he .
-         Thằng ranh biến đi đã .
              Một giọng ồm ồm từ ngoài cửa cất lên cùng lúc ánh sáng điện từ từ bừng lên.
-         Các anh uống bia cho mát ruột hay dùng rượu để xung nào ?
         Tiếng ồm ồm cố vổng lên để át những giọng hát lè nhè, sai nhạc vọng ra từ các phòng bên cạnh .
-         Ngất ngư mẹ nó rồi còn uống gì nữa.
         Luận cắm cảu, Huynh vui vẻ, mềm giọng tiếp liền :
     -   Không sao. Rượu tới bến rồi nên đưa bia vào cho hạ hoả anh ạ. Mang nhanh lên rồi gọi chúng nó vào. Không đựơc bọn này còn tính.
-         Các đại ca yên tâm đi.
                 Sau mấy câu dạ, có tiếng con gái chí choé. Thuần thấy thằng con trai mình vươn cổ lên nhìn ra, vẻ nôn nóng .
-         Mời các đại ca chọn em đi .
                    Một dẫy con gái sặc sỡ, nhấp nhoáng bởi những chiếc váy và lớp phấn trát bự trên mặt xô nhau vào. Sau một hồi đùn đẩy, tất cả đứng thành một hàng ngang ngay trước màn hình ti vi quá khổ. Huynh chìa tay vỗ vỗ vào vai Thuần. Vì là lần đầu Thuần đựơc dẫn đi ca rao kê nên ngay từ khi vào quán gã liên tục ngạc nhiên. Không hiểu có gì mà thằng Thuận lại tỏ ra háo hức đến thế. Luận tự nhiên vung tay làm  đứa con gái đứng đầu hàng đi ào đến. Tay này chưa hết ngạc nhiên thì con bé đã ngồi lọt vào hai chân đang mở ra của gã rồi ôm chầm lấy Luận rối rít”anh chọn em chọn em đúng không ?”. ”Vớ vẩn ,vớ vẩn”. Luận lầu bầu, đưa tay đẩy mạnh đứa con gái. Con bé đang cười sững mặt ra chưng hửng. Thuần lắc lắc đầu như để định thần lại. Gã cảm thấy có điều gì không ổn trong người. Những ý nghĩ loang loáng làm mặt gã ngây thộn. Đám con gái này thoạt nhìn cũng biết chúng chỉ xấp xỉ tuổi con Thành. Bố mẹ chúng chắc giống gã đang lơ lắng, và không ít ngưòi bỏ công sức đi tìm con đây. Nhìn mặt Thuần ngây ra Huynh tưởng gã thích thú bèn chạm tay vào vai Thuần lần nữa nói khẽ :
-         Nhận ra không ?
Thuần lắc đầu quầy quậy .
-         Không phải hả. Thế thì đổi đám khác nhé.
Huynh phẩy phảy tay. Lập tức ngoài cửa giọng ồm ồm lại cất lên .
-         Thay tốp nhé.  
        Lại một nhóm con gái khác nhốn nháo đi vào. Nhóm này có vẻ trơ lỳ hơn. Mặt đứa nào cũng rắn đanh như đang bị làm phiền. Trong khi Huynh đang ngếch mắt hết nhìn đám con gái lại nhìn sang Thuần dò ý tứ thì Luận nhận ra vẻ bất cần của số tiếp viên. Gã cau mày phẩy tay .
-         Sao thế ạ ?
      - Trông đã thấy ghét rồi. Mặt với chả mũi. Khó đăm đăm như chó ăn vụng bột thế kia thì hát với hò gì. Chúng mày cứ làm như vào đây để ban phúc cho bọn tao không bằng .
-         Thế thì biến .
       Gã có giọng ồm ồm xua xua đám con gái .
-         Này, này khoan đã .
    Huynh đưa bàn tay đang cầm chai bia chỉ vào đứa con gái mặc chiếc váy xanh lam đang chúi đầu như cố dấu mặt mình sau tấm lưng gần như trần của đứa bạn to béo đang dẩu mỏ lên .
-         Em kia lại đây .
-         Kìa. Mỹ Dung. Đại ca gọi rồi.
  Mỹ Dung ngập ngừng lệt xệt đi lại .
-         Em ngồi với ai ạ ?
-  Thì cứ ngồi giữa hai chúng tớ đi, sau hãy tính. Thế nào ông bác. Tôi thế nào xong thôi. Nhưng bác thì đang cần trò chuyện đúng không ?
   Cô gái ý tứ vén váy ngồi giữa Huynh và Thuần
-  Cho tốp khác vào đi. Bác với cậu cứ chọn thoải mái. Tôi với ông anh đây thế này coi như tạm đủ .
-  Ai lại thế. Con gái nhà em toàn cô xinh đẹp, hiền lành và máu lắm. Các đại ca làm thế thì tủi các em quá.
-         Cái thằng này. Quên lời bà chủ rồi hay sao.
-         Dạ, dạ. Vâng ạ .
      Cuối cùng thì thêm hai cô gái nữa cũng đựơc chọn lựa. Sau ba lần dốc tuột bia vào mồm thì Luận có vẻ vui, linh hoạt hơn. Gã dạn dĩ choàng tay qua cô gái mặc chiếc áo rộng cổ rộng thùng thình. Thằng Thuận cố lùi vào chỗ khuất ánh đèn. Cô gái dong dỏng, khuôn mặt có cái mũi hơi khoằm trên đôi môi tô son đỏ rực càng nổi hơn bởi mái tóc nhuộm vàng ươm buông xoã .
-         Em làm ở đây được bao lâu rồi ?
-         Dạ. Dạ. Mới đựơc gần nửa tháng .
-         Thế hả. Đã quen được mọi thứ chưa ?
Vẫn cái giọng lý nhí đứt đoạn :
-         Em không biết.
-         Này. Cháu có biết hết các bạn ở đây không ?
    Mỹ Dung căng tròn hai mắt nhìn ngưòi vừa hỏi mình. Chưa có người khách dù già, hay trẻ nào vào đây lại xưng hô với cô cũng như đám đàn bà con gái như vậy.Cô ngập ngừng.
-         Dạ. Dạ. Em. À, cháu biết ít thôi ạ.
-  Ai lại thế. Thôi cứ xưng em cho tiện nói chuyện bác ạ. Làm ăn cái gì đâu. Không sao. Naò cạn cốc bia này cho bốc. Có bốc thì mọi sự mới trôi chảy được.
            Dường như không để ý gì câu nói của Huynh và mọi thứ xung quanh Thuần xích ngồi ra xa cô gái một chút, giọng thấp hơn :
-         Cháu có biết trong đám các cháu có đứa nào tên là Thành ?
-         Thành ạ ?
        Mỹ Dung khẽ lắc đầu. Hai cô gái ngồi với Luận và thằng Thuận thấy lạ bởi các xưng hô của Thuần nên mặc dù vẫn như cái máy làm các việc khác nhưng tai vẫn dỏng lên. Cô tóc nhuộm vàng ngồi với thằng Thuận lẩm bẩm :
-         Thành á. Tên như tên con trai. Thế thì vào đây …
      Đang nói cô gái dừng lại, đưa mắt nhìn ra cánh cửa phòng bọc da vàng khép chặt sợ sệt .
-         Tên thế thì phải đổi chứ gì ?
                Thằng Thuận đang xoa xoa bắp tay cô gái khe khẽ hỏi. Cô tóc vàng mũi thẳng gật đầu rồi nói nhỏ vào tai Thuận”em lỡ lời anh đừng nói với ai đấy nhé”.
-         Đựơc rồi. Tôi chả hơi đâu .
Thằng Thuận cắn cảu .
-   Đúng rồi. Người như thế nào cơ. Hỏi bâng quơ là vậy nhưng rồi ả lại nói ngay như sợ ai nói tranh mất. Em nghĩ có khi là cái Xuân Đào đấy. Hồi còn ở đây nó nằm đúng chỗ cái Mỹ Dung mà lại.
-         Em không biết .
Mỹ Dung thở dài .
-   Đúng rồi. Thỉnh thoảng tớ thấy con Lan Hương cùng quê với nó gọi thế mà .
     Cô gái mặc áo cổ rộng nói choang choác.
     -  Con bé ấy trông thì có vẻ phớt tất. Nó lỳ lắm nhưng cũng chúa là hay khóc.
-         Có ai biết bây giờ con bé đi đâu không ?
-   Em chịu. Biết làm sao đựơc. Mà có biết thì …Bà chủ và anh Nhẫn đánh.. à không. Thôi không nói nữa .
-         Bà chủ biết à ?
      Thuần ngồi thẳng lên.
-   Thế thì, thế thì. Bác Huynh ạ. Bác giúp cho. Bác hỏi hộ. Chứ tôi là người lạ sợ…
-   Thôi đựơc rồi. Cạn cốc này rồi các vị cứ ngồi đây, vui vẻ. Không phải câu nệ gì hết. Tôi sẽ gánh vác nhiệm vụ tình báo ấy .
       Từ lúc Huynh ra khỏi phòng, cánh cửa phòng đóng lại, Thuần thấy bồn chồn hẳn. Gã nhấp nhổm trên ghế đệm da và nhận ra sự nóng ran của mặt đệm và cả sự bứt rứt giống như bị rệp cắn. Cơn ngứa râm ran,lay nhay  làm gã ngồi không yên. Cô gái ngồi bên cạnh rụt rè lại nhích xa hơn một chút. Sự nôn nóng của Thuần càng tăng lên khi cánh cửa hé mở và Huynh đi thẳng vào, giọng oang oang :
-    Hát vài bài cho bõ công ngồi rồi về. Việc của bác coi như ổn đựơc quá nửa rồi .
    Bàn tay của Huynh đập mạnh lên vai Thuần .
 
9.Cuộc đời của bất cứ kẻ nào đã trót sinh hạ trong nhân thế này thì ngay cả kẻ ngu xi, an phận nhất cũng chẳng phải thẳng băng, yên lành như mặt tờ giấy mới tinh được. Nhìn bề ngoài tưởng mọi sự thuận buồm xuôi gió nhưng ai ở trong chăn mới hay ngay cả chăn mới mua cũng có bụi, có khi có cả trứng rận. Cứ lý đó mà suy mới hay, ba chìm bẩy nổi là cái lẽ thường tình của kiếp người. Cái lẽ này nếu vận vào đời của Thuần lại càng đúng khi gã đã từng có gần chục năm có mặt trên đời mà không được làm theo ý mình. Mọi sự đều nhất nhất theo lệnh của ngưòi khác. Những năm tháng khốn khổ khoác chiếc áo kẻ sọc của thằng tù ấy gã phần nào hiểu rằng. Cuộc đời là một màn kịch đầy hiểm nguy và rủi ro, trong đó con ngưòi không thể chủ động quyết định cho số phận của mình. Dường như mọi hoạt động, thậm chí mọi cử động, suy nghĩ  của từng cá nhân đều do một thế lực vô hình nào đó điều khiển, sắp đặt. Mọi cá nhân cứ việc chạy đua trong vô vọng của sự truy đuổi mục đích của đời mình. Những vệt chạy của cá nhân con ngưòi cứ đan chéo và trở thành những lực cản của nhau trên con đường vô vọng đó. Những suy nghĩ này ngày càng đựơc tô đậm sau hành trình vất vả đi tìm lại đứa con gái khốn khổ. Câu hỏi luôn trở đi trở lại, trở thành dấu ấn sâu đậm và dầy vò gã đó là “tại sao con ngưòi laị luôn luôn muốn hành hạ nhau, mặc dù con ngưòi sinh ra mang bản chất hiền lành và tất cả sự độc ác chỉ hình thành khi con ngườii bị dồn nén, chà đạp và có nguy cơ bị cướp mất sự sống, sự yên lành của đời mình”….Biết làm sao được. Gã buông một hơi thở dài lâng châng. Ngay sau khi rời nhà hàng ca rao kê “Triều Dâng”, cả tốp theo Huynh đi đến một nhà hàng có cái tên mĩ miều hơn “Cẩm Lệ”. Lúc đó đã gần mưòi một giờ đêm. Con đường đen bóng chảy trứơc nhà hàng đã thưa thớt ngưòi qua lại. Dường như tất cả xe máy và cả ôtô chạy trên đường dốc lại và ngưng đọng và coi nhà hàng Cẩm Lệ như nơi nghỉ ngơi cuối cùng sau một ngày vất vả, cực nhọc. Mặt trứơc của nhà hàng vẫn loá lên ánh điện sặc sỡ hết cỡ. Chủ cửa hàng tên là Tiến có thân hình gầy nhẳng và vẻ mặt đồng cô. Giọng nói của y kiểu cách và ẽo ợt, khàn khàn đứt quãng và thủ thỉ một cách cố ý như đang muốn gạ gẫm điều gì dính dáng đến sự nhớp nháp của sự ăn nằm đực cái :
       - Ô. Chaò các quí anh, quí em. Mỗ rất hiểu những chàng trai, những ngưòi đàn ông đích thực vào giờ này đến nhà hàng của mỗ.
     Rồi làm như rất quen thuộc, cũng có thể vì say và đang muốn tỏ ra sự sành sỏi trong lĩnh vực này. Luân tiến lên hỏi nhỏ :
-         Vẫn như mọi khi chứ ?
     -   Tất nhiên. Các quí anh cứ thoải mái với những ý trung nhân quen thuộc của mình. Nếu chẳng may không gặp đựơc các nàng chung tình ấy, mỗ xin đền chư vị những nàng tiên kiều diễm hơn rất nhiều.
-         Thôi đựơc rồi. Thế có cô nào tên là Thành ở đây không ?
         Huynh tốt bụng, sấn sổ hỏi khi nhận ra sự nôn nóng, sốt ruột của bố con Thuần. Gã chủ nhà hàng cau đôi lông mày đựơc tỉa nhỏ. Mặt ngửa lên cố tạo vẻ duyên dáng :
-   Thành à ?  Một cái tên cứng như thế mà lại đựơc chư huynh yêu chiều thì chứng tỏ nàng này võ công thâm hậu. Chỉ có điều hình như nhà hàng của mỗ không hân hạnh có nàng .
-         Tôi nhớ rồi. Đến đây nó đổi tên là Xuân Đào thì phải.
Thằng Thuấn chêm vào ngay
-   Xuân Đào. Một cái tên rất ca kĩ. Đựơc rồi. Khoan khoan cho mỗ nhớ lại đã. Óc ngưòi chứ có phải cái máy đâu .
-         Thưa anh ...
             Một gã thanh niên đen xạm, thấp đậm từ sau cánh cửa mở hé chồi vào nói nhanh .
-         Gì thế ?
     Giọng gã chủ cứng hẳn .
     -   Hôm qua anh đã cho nhà hàng của chị cả mượn. Xuân Đào đã về dưới ấy rồi.
-         Cái thằng này. Không ngờ thằng đen lại nhớ dai thế .
-         Xuân Đào ở đâu. Tại sao lại đi ?
Thuần hỏi với giọng nôn nóng.
-   Chả dấu gì chư vị, bà chị tôi dưới Cẩm Phả mới mở nhà hàng cùng gần như thế này nên mời Xuân Đào về dưới ấy để làm ăn. Nàng ta quả là một cô gái tài ba và rất có lộc.
-         Cẩm Phả. Nhà hàng nào đấy. Nói ngay đi .
-   Chà. Ông anh có vẻ gớm nhỉ. Này mỗ xin nói thật. Vì mỗ đây có lòng tốt, các vị lại là khách quen nên mỗ mới bẩm tấu rành mạch như vậy chứ nếu đã hạch sách thì …Cái gì cũng có luật của nó.
-         Thôi. Đừng hiểu lầm nhau nữa. Chuyện là thế này …
                    Huynh ghé vào tai chủ Tiến. Tay này liên tục gật đầu rồi cất tíếng nói to .
-    Thôi đựơc rồi. Mỗ là người thờ Phật. Sống trên đời mà không làm điều thiện thì mọi sự coi như nứơc lã đổ ra sông. Tôi không biết nàng Xuân Đào ấy là thế nào với chư vị. Nhưng chi vị có đến Cẩm Phả thì rẽ vào nhà hàng “Cẩm Lệ 2”, mọi sự như ý không kém gì “Cẩm lệ 1”của mỗ. Nhưng này muốn gì thì gì cũng phải trả cho chị cả mô cũng như mỗ một món kha khá đấy. Nó vừa là lộc vừa là tiền công lao rèn rũa cô Xuân Đào ý nên người. Các vị nhớ cho.
-         Đựơc rồi. Không sợ thiệt đâu .
Luân dấm dẳn đáp lại .  
        Hôm sau bố con Thuần cùng Luân ra bến xe khá sớm. Vợ chồng Huynh tốt bụng cố giữ mãi không được. Cuối cùng đành để ba người lên xe sau khi cố mời ăn bằng đựơc bát mì sáng. Cầm tay bố con Thuần,Huynh gật gù nói :
     -    Kể ra tay Tiến đồng cô nói cũng có câu đúng “không làm đựơc điều thiện thì mọi sự tích cóp này nọ thì rồi cũng nứơc lã ra sông thôi. Tôi không bận vì hậu quả đám cưới của cháu, cũng xin bà ấy đi cùng bố con bác với bác Luân. Có gì báo cho tôi mừng nhé. Mà này còn cái khoản kia ấy mà, thì cố làm sao cho yên ổn mà mình không thiệt. Mấy Dân Cẩm Phả là ghê lắm đấy .
-         Mọi điều bố con tôi trong chờ vào bác Luân đây.
     -   Ừ .Chết thật. đầu ốc tôi dạo này mụ mị quá. Phải rồi cứ nhờ cậy bác Luân là mọi sự xong xuôi thôi mà.
            Ngồi trên xe bụng dạ của Thuần như lửa đốt. Thấy thằng con trai ngó nghiêng, chốc chốc lại hỏi tay Luân mấy câu tò mò về cảnh vật xung quanh, Thuần hơi bực. Sao nó lại có thể vô tâm nghĩ đến những việc trời ơi như vậy mà quên em gái nó đang bị ngưòi ta hành hạ khổ sở. Con bé hiền lành xinh xẻo đang ở trong chốn mà ngày ngày ngưòi ta bắt nó phải làm cái việc nhục nhã mà chẳng có bố mẹ nào muốn con mình phải xa chân vào Hồi vợ gã còn sống, khi hai vợ chồng thủ thỉ với nhau.Vợ gã bảo. Con gái bao giờ cũng đáng thương hơn con trai. Bởi vì khi sinh ra con gái đã là thứ yếu đuối và bị động. Nhìn con Thành càng lớn mỗi khi nghĩ đến nó, mẹ nó càng thảng thốt. Hồi nhỏ con bé đã bụ bẫm dễ thương, lớn lên nó trổ mã xinh đẹp.Vợ gã thở dài sườn sượt. Khổ thế con gái xấu thì khó lấy chồng nhưng an toàn, còn con gái đẹp hoạn nạn lúc nào cũng kề bên. Bởi vì nó như miếng mồi trứơc bao nhiêu ham hố của cánh đàn ông. Trong cái rủi quá lớn khi vợ gã vì quá buồn phiền vì việc gã bị bắt lại thêm bệnh tật gia tăng nên vợ gã đã bỏ bố con gã ở lại cũng có cái may nhỏ. Vợ gã mất đi đành phận, đỡ phải nhìn thấy cảnh con gái phải nhục nhã thế này. Ngồi hơn hai tiếng trên xe thấy lòng dạ nóng ran. Xuống đến nơi mà Luân gọi là nhà của y, Thuần lại càng thấy sự cồn cào. Nhà của Luân là một gian nhà ngói phủ kín một màu đen của bụi than. Gian nhà tách biệt hẳn khu dân cư và phố phường lúc nào cũng âm âm một máu xám xịt của vùng mỏ. Gian nhà dựa vào một hẻm núi hình như được khoét sâu vào một trái núi rất to đựơc hình thành bởi những đống đất thải. Một con đường sắt thấp thoáng dưới lớp bụi dầy chạy ngang bên hông nhà. Trong nhà hai chiếc giường một to một bé kề đối diện qua bộ bàn ghế giống như để dùng cho thầy giáo dậy học trên lớp. Trên giường lớn còn tòng teng chiếc màn tuyn cáu bẩn vì bụi và vì lâu ngày không giặt. Hai chiếc bếp lò đun than nằm dứơi chân  chạn lỏng chỏng vài cái bát đĩa và lủng lẳng ống đũa .
      - Vào đây. Một già một trẻ vào đây. Trông thế thôi nhưng đối với công việc của hai bố con ông là rất hợp. Nhà cửa tuyềnh toàng, trống hoang trống hoác tưởng đứa nào cũng có thể vào đựơc, muốn lấy cái gì thì lấy. Đừng đùa. Ông cứ thử bỏ vàng ở đây rồi đi hẳn xem. Bẩy này sau về vẫn nguyên. Hơ hơ. Chỗ làm việc kiêm chỗ ở mà lại. Chứ hôm nào xong việc bố con ông về nhà tôi trên Ân Thi thì tha hồ rộng rãi. Đơn giản thế này mà tay Huỳnh cũng ở đây với tôi gần bốn năm cơ đây.
      - Không sao. Không sao. Bố con em mọi sự trông vào bác. Ăn ở thế nào xong thôi. Thế này là quí lắm rồi .
-   Đựơc rồi. Tôi tin tất cả rồi sẽ ổn. Bây giờ cũng hơn mười giờ rồi. Bố con ông rửa mặt chân tay đi. Tôi chạy ù ra phố làm mấy thứ nhắm.Vừa ăn vừa bàn việc làm sao cho khuýp mọi khâu là xong.
              Nói là chạy ù nhưng phải đến hơn một tiếng sau Luân mới về. Cả đêm hôm qua trằn trọc nên Thuần ngả lưng trên chiếc giường to đầy sạn cố nhắm mắt. Hình như vì quá mệt mỏi căng thẳng gã thiếp đi một lúc trong tiếng rùng rùng, sần sật chốc chốc lại vang lên của bánh xe goòng chạy trên đường ray. Đến khi có tiếng thằng Thuận vừa gọi giật giọng vừa lay mạnh vào vai gã mới choàng tỉnh dậy. Ngó ra ngoài Thuần hơi giật mình khi thấy hai ngưòi đàn ông, một to lùn như một cây bị một vật nặng đè trên ngọn khiến nó không phát triển chiều cao mà lại bè ra chiều ngang. Một cao lêu đêu như để bù lại cho ngưòi bạn đang lạch bạch đi bên cạnh. Luân một tay xách gói to và ướt, một tay vung loạn xạ như để minh hoạ cho câu chuyện đang nói .
     -   Đựơc giấc rồi hả. Thế là tốt. Giới thiệu với ông hai tay bạn chí cốt của tôi .
                 Luân vỗ bành bạch vào vai ngưòi lùn.  
     -   Đây là Linh Chéc nơ mo. Thợ mỏ kiêm chủ cửa hàng mua bán sắt vụn. Còn đây. Y chuyển tay đập vào bắp tay của người cao. Hiệu kều. Chủ hiệu cầm đồ. Mọi sự, mọi thứ của Cẩm Phả này hai bố tay nắm trong lòng bàn tay. Còn đây là ông bạn trên quê của tôi đang đi tìm để đón bằng được đứa con gái rượu về .
              Đang nói, Luân lại vung tay lên gọi to thằng Thuận :
-   Cu, cu. Đưa chỗ ghẹ và ngao này ra rửa rồi mang vào đây cho chú  Sạch sẽ rồi, mày ra nhóm cho tao cái lò. Thử xem con trai Hà nội có rảo hoạt không nào.
-         Chú yên tâm đi.
          Thằng Thuận bị lây giọng nói hỉ xả của Luân thích thú đón gói hải sản làm nó phấn khích. Phần vì đói,phần vì nhìn thấy những con ghẹ xanh lốm đốm cùng mớ ngao trắng toát khíến nó nghĩ đến cái đĩa bầy những thứ này đang toả khói ngon lành mà nó từng nhìn thấy một cách thèm thuồng khi đi qua các cửa hàng hải sản ở phố  chuyên bán hải sản.  
       Một can nhựa rượu màu vàng, tàu lá chuối vừa rửa còn ướt đặt trên bàn. Một thoáng sau đống ghẹ và ngao nóng hổi đổ ra. Bốn chén rượu đựơc rót ra .
-   Nào. Cả thằng cu nữa. Cũng là đàn ông đàng hoàng rồi. Cạn vài chén cho có đà. Lưỡi rẻo rẻo một chút vừa nhắm vừa bàn chuyện mới thông. Hai bố con ông đừng ngại. Tôi đã nói hết với hai chiến hữu này rồi. Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Nâng chén lên đi. Hết mình thì công việc mới ngon lành được .
       Linh Chéc nơ mo có vẻ là tay bợm rượu và dày dạn. Y chẳng đợi ai mời, mà cũng chỉ trừ chén thứ nhất y còn đưa ra chạm vào chén của ngưòi cùng mâm, còn liền hai chén sau, y không đợi ai mà tự động rót rồi đổ vào giữa đôi môi mỏng luôn há hốc để đón dòng rượu chảy. Uống một mạch năm chén rượu, y mới khà to một tiếng để lấy đà :
-         Ông là dân sành điệu ở thành phố, ông thấy rượu Cẩm Phả thế nào ?
         Thuần đang sốt ruột về đứa con gái cùng sự băn khoăn không biết đến đây có gặp rồi đưa được con bé về không, nên gã không để ý câu hỏi của Linh Chéc Nơ mo, cho đến khi thằng Thuận đang bặm môi bẻ chiếc càng dài nguêu của con ghẹ thấy bố ngây ra nó mới hích khẽ vào tay bố làm Thuấn choàng tỉnh. Gã gượng gạo nhoẻn cười, gật gật. Miệng gã đang ú ớ thì Linh Chéc nơ mo nói luôn :
      -  Rất thông cảm với ông bác. Nhưng ông bác cứ yên tâm. Tôi với tay kều này mà ra tay thì có cái đinh sáu đứa nào dấu vào giữa núi than cám tôi cũng tìm thấy và lôi ra. Phải không bác Hiệu ?
                  Hiệu kều chủ hiệu cầm đồ có vẻ chín chắn hơn. Y xoay xoay cái chén đã cạn rượu, nhô khẽ cái cằm nhọn về phía trứơc khi nghe tay chủ mua bán sắt vụn nói. Gã thận trọng :
     - Cũng phải tính kĩ đấy vì con mụ Duyên này là dễ có dây với cánh công an phường lắm đấy.
     -   Bác nghĩ kĩ qúa. Tôi cứ nói luôn thế này. Đây là việc hoàn toàn chính đáng mà công an, pháp luật phải bảo vệ. Bố đi tìm con gái bị xô đẩy vào tổ quỉ làm tiếp viên, một việc làm minh bạch chứ đâu phải khuất tất mà phải lén lút.
-   Chéc. Cái lý công khai là như thế. Chỉ có điều sự đời đâu phải mọi cái thông suốt, thuận lợi như ý mình.Mình mà làm không khéo thì con mụ ấy sẽ vu lên thành chuyện. Tội nặng là ăn tiền của kẻ khác bắt con nhà lương thiện làm những chuyện sằng bậy, nhẹ là nó đổ cho cái tội, dỗ ngon dỗ ngọt, rủ rê làm hỏng nhân viên, trong khi đó nhà hàng của mụ là nơi văn hoá, kinh doanh đứng đắn. Có công an, chính quyền địa phương công nhận. Thậm chí được cấp cả bằng khen về trật tự trị an, nếp sống mới. Thế có phải là tự ta lại dựng núi cản đường ta đi không.Vì vậy, muốn thắng đựơc con mẹ Duyên quái quỉ này ta phải tính kĩ càng chứ không thế nhu nhơ đựơc .
       Luận gật gù nghe Hiệu chủ hiệu đồ cũ nói. Y rót rượu thật đều ra các chén rồi đặt can xuống nói chậm rãi :
-   Chú Hiệu nói đúng. Muốn đựơc việc thì ta phải tính. Kìa ông Thùân cứ thưởng thức món biển đi. Đừng lo quá rượu mất ngon.
-         Vâng. Vâng. Các bác thông thổ ở đây các bác giúp bố con em .
       Biết ý kiến của mình đang đựơc cả mâm rượu tán thành Hiệu kều nâng chén rượu lên lại đặt xuống, thì Linh Chéc nơ mo giơ tay chạm vào đít chén. Giọng bả lả :
      - Ấy, Ấy. Bác lừng danh về tửu lượng ở cái thị xã bụi mù bụi mịt này mà lại xử sự thế coi sao tiện
-         Ôi rồi. Cái thằng. Chuyện không bằng chân con muỗi. Bò bèn gì ….
              Hiệu kều ngửa cổ dốc tuột vào mồm, rồi chìa cái chén mở ngửa ra cho Linh lùn xem. Đoạn gã rề rà nói :
     -   Hôm qua một thằng đến tiệm của tôi cầm một cái nhẫn ba chỉ, mặt ngọc lấy sáu trăm rưỡi. Hẹn ba ngày không thanh toán cả vốn lẫn lãi thì coi như mất. Thằng này cố tình không nói làm ở đâu nhưng tôi thì nhận ra nó là nhân viên quán Cẩm Lệ 2 của mụ Duyên. Tôi vờ như không biết. Mặc dù tôi đã đoán ra rằng thằng này thông đồng với cô ả nào đó ăn cắp nhẫn của khách.
-         Nhẫn ba chỉ mặt ngọc cơ à. Bác son thật.
-   Chú cứ bình tĩnh đừng thấy của mà hốt, cái chính là bàn vào việc cho ổn đã. Theo tôi ta sẽ gọi thằng này răn đe mọi chuyện .
-         Nghĩa là móc nó lại chứ gì.
-         Ông anh bình tĩnh, đừng nóng vội.
Hiệu kều nhếch mép nói với Luân :
      -    Cứ để thằng này tính hết mọi chuyện đã. Thậm chí ta còn dùng ngay cả thế mạnh của con mụ Duyên là thân quen với công an để đạt bằng đựơc mục tiêu của mình là đưa con bé nhà bác gì gì …
-   Ông ấy tên là Thuấn. Đấy ông Thuấn thấy chưa ?. Anh em tôi trông bề ngoài thì khối kẻ bảo rằng không thể tin được nhưng nhận lời giúp ai là hết mình. Chết cũng không từ .
-    Vâng. Bố con tôi xin đa tạ các bác. Làm thế nào để đón được cháu nó về càng nhanh càng tốt là tôi đội ơn các bác lắm. Kiếp này, kiếp sau cả nhà tôi đều ghi sâu khắc cốt .
- Khiếp. Nghe mùi mẫn như cải lương ấy. Đúng là dân thành phố to văn minh, văn hóa có khác.
10. Cuộc chén chú chén anh kéo dài đến gần ba giờ chiều. Khi những con ghẹ và ngao chỉ còn là đống vỏ lổn nhộn, lạo xạo trên mặt tàu lá chuối. Can nhựa rượu ba lít chỉ còn một lớp tráng mỏng dưới đáy thì Hiệu kều mặt tái mét, tay chống đầu gối đứng dậy, nhém nhém đôi môi thâm xịt bảo:
     - Đủ rồi đây. Bây giờ tôi phải về một là làm một giấc cho nó tỉnh táo cái đã. Nói thật với chư vị. Trứơc khi bước vào trận đánh lớn, việc đầu tiên là đầu óc phải sáng suốt chứ không thể u u minh mình mà chiến thắng được kẻ thù. Điều thứ hai là để tôi tăm thêm cho tường tận tình hình nhà con mụ Duyên. Tốt nhất là gặp lại đựơc cái thằng cầm cái nhẫn ba chỉ mặt ngọc.
    - Bác cứ vẽ chuyện. Ờ nhưng mà thông cảm. Chắc bác lại mót cái khoản với bác gái chứ gì. Chứ đã buồn ngủ thì nằm đếch đâu chả được. Bác có bíết hồi tháng sáu ca của tôi vào trao đổi với cánh thợ lò trong Tây khe Sím không. Hôm ấy uống ghê răng còn hơn thế này. Gần mười thằng mà đi bay hai can năm lít. Mồi nhắm nhằm nhò gì. Độc nửa con chó gầy. Tôi uống chả thua thằng chó nào hết. Đang uống buồn ngủ, tôi giả bộ đi tiểu ra đằng sau lán của tụi nó, nằm phịch xuống đống bao tải xi măng làm một giấc.Tôi ngủ say đến độ có con rắn bò qua người không biết, mãi đến khi chính mấy cậu trong ấy gỡ con rắn đang quấn quanh cổ chân tôi mới tỉnh dậy. Tối ấy có chú rắn hổ mang hơn bốn cân làm mồi mấy thằng lại đẵn nốt hai can ba lít có ghê không.
     - Phét. Cứ khướt là chú lại kể chuyện ấy. Nhưng mà thôi mỗi thằng một tính. Tớ về. Đúng sáu giờ các cậu qua nhà tớ nếu thích thì làm mấy choác nữa cho tăng thêm khí thế rồi đi đến ‘Cẩm Lệ 2”.
     - Em sợ uống thế này thì …
        Thấy Thuần có vẻ bồn chồn Luân bắt đầu lơ mơ những vẫn cố làm ra vẻ tỉnh giơ tay lên xua xua :
-   Không sao đâu. Dân Cẩm Phả, nhất là dân thợ lò thì cứ gọi là càng khướt càng đựơc việc. Bây giờ thằng cu dọn qua cho chú một tý lấy chỗ ngả lưng. Chợp một chút. Gì thì gì đi bây giờ cũng hơi trái khoáy.Ừ ông Hiệu cứ về ngủ một tí, tiện thăm dò tình hình cho chắc ăn rồi bọn tôi sẽ ra đúng hạn.
          Nói như vậy nhưng khi ba ngưòi đàn ông đặt lưng xuống rồi đến lượt thằng Thuận sau khi dọn dẹp qua loa cùng ngả ra giường thì lập tức bốn cái miệng đều hoác ra rờn rờn kéo gỗ. Giấc ngủ sau bữa rượu ấy rất có thể kéo đến ít nhất là nửa đêm nhưng khoảng gần sáu giờ chiều thì Thuần choàng tỉnh dậy trong sự hốt hoảng. Nhìn ra ngòai thấy chiều vùng thị xã vùng mỏ đã xuống thấp. Một lớp sương đặc quanh pha bụi bốc lên đã giăng giăng một màu trắng đục. Gã ngồi nhổm dậy và nhận ra việc mình cần làm. Đầu tiên gã đáng thức đứa con đang nằm nghiêng, tay để bên má làm gối, chân ghếch lên thành ghế tựa. Thằng bé lầu bầu một lúc rụi mắt thức dậy ngó nghiêng. Đưa hai tay bóp bóp vào thái dương đang căng ra vì những sợi gân xanh nổi lên do rượu gã rụt rè lần lượt đánh thức Luân rồi đến Linh Chéc nơ mo. Cũng vừa lúc đó căn phòng xẫm lại vì thân hình cao lêu đêu của Hiệu. Khuôn mặt của lão chủ hiệu cầm đồ tươi tỉnh và có vẻ hơi riễu cợt khi nhìn thấy Luân và Linh lùn đang ngái ngủ :
-   Tớ biết ngay là các cậu sẽ quá giấc nên chủ động vào đánh thức. Thôi tất cả rửa mặt mũi cho tính táo rồi ra nhà mình làm sơ một chút tráng dạ rồi đến quán mụ Duyên. À vợ ông Linh có đến tôi, biết ông đi với tôi cô ấy tin tưởng lắm. Nên coi như tôi bảo lãnh cho ông rồi.  Sáng ngày mai về cũng đếch sợ  .
-         Em nghĩ như thế liệu có lâu không ?
Thuần khẽ nói .
-   Không ngại. Chuyện của ông nhưng tôi lại nhớ hơn ông nhiều.Yên chí đi. Tôi đã lường hết rồi .
                Sau này ngẫm lại sự việc Thuần nhận ra một điều là sự lượng thiện thì có thể ai cũng có nhưng nó hiện ra rất bất ngờ và không đồng nhất với lời nói và hình dáng cũng như nghề nghiệp của ngưòi ta. Có nhưng kẻ trông bề ngoài đàng hoàng, tử tế, có chức vị trong xã hội luôn mồm nói về lòng tốt, vì tình yêu đối với đồng loại, sự hỉ xả làm việc nghĩa lại là kẻ độc ác, ích kỉ thâm độc và chỉ coi lợi ích của mình là điều quan trọng nhất trên đời. Thứ ngưòi này bất chấp tất cả mọi điều mà thiên hạ coi là liêm xỉ để đạt bằng được điều mình đặt ra. Ngựơc lại có những kẻ tưởng như bất hảo, lừa đảo, độc ác làm những nghề bị coi là thảm hại, bệ rạc nhất lại là …Loanh quanh mãi cuối cùng gần chín giờ tối cả bọn mới đến quán Cẩm lệ 2. Mụ Duyên chủ quán có khuôn mặt giống hệt thằng em trai ẽo ợt chỉ có điều nhờ nứơc da ngăm ngăm nên mụ có vẻ khoẻ mạnh và bạo dạn hơn. Vừa nhìn thấy đám ngưòi mụ đon đả ngay :
       -   Cậu Tiến nó cũng thông báo với em về con bé Thành hay Xuân Đào nào đấy rồi. Chả dấu gì quí anh. Tuy quán của em đây mới mở nhưng đựơc các vị khách đủ thứ ngành nghề, thứ bậc quí mến nên cũng kiếm đựơc chút rau cháo nuôi các cháu. Để đền đáp thịnh tình của quí khách em phải cử người đi khắp mọi nơi để tuyển nhân viên rồi về đào tạo. Cái nghề văn hoá này trông thế thôi chứ phải có năng khiếu và phải đựơc học hỏi không thể ba lăng nhăng, hay thô thiển cổ cầy vai bừa. Những đứa nhân viên như thế mà để phục vụ khách chỉ mang tiếng nọ kia. Chưa đầy ba bẩy hăm một ngày là xập tiệm. Quí anh cứ nhìn bằng khen nhà em treo trên tường kia kìa thì thấy mới biết nhà hàng em vì sao đắt khách. 
     -  Chị làm ơn làm phúc cho tôi đựơc gặp cháu một chút đựơc không ạ ?
-         Quí anh này là là …
                 Hiệu Kều gật gật đầu như để tán thành mọi điều mụ chủ quán thao thao. Thấy mụ dừng lại gã mới giơ bàn tay ra. Bây giờ Thuần mới nhận thấy Hiệu Kều có bàn tay quá khổ khiến ai nhìn thấy cũng cảm thấy giật mình. Mu bàn tay lởm chởm những túm lông cứng cành cành. Bốn ngón tay dài thõng thượt, ngón cái thì hoác ra, bẹp dí như một cái xẻng con.
      -  Chả dấu gì cô. Ông bạn tôi đây là bố của con bé Thành hay Xuân Đào gì đấy tận trên kia. Nhà ông bạn tôi không giầu cũng chẳng nghèo nhưng con cái năm, sáu đứa từ bé đến bữa thì ngồi vào mâm. Kể cả thời bao cấp khi cả thiên hạ chỉ chòng chọc trông vào mấy ô tem phiếu  thì mâm cơm nhà ông ấy vẫn đủ bốn, năm món cho chúng nó gắp. Quần áo chớm sờn là tất cả các con lại ra hiệu. Trông vào tiêu chuẩn thì đủ làm sao được ..
                 Nghe Hiệu kều nói, Thuần không tưởng tượng tay này lại có thể bịa đặt trơn tru như thế. Mấy lần gã định cắt ngang lời thì Luân nháy mắt nên đành thôi. Mụ Duyên thì có vẻ sốt ruột. Mụ rất sợ cứ nghe lão khách ăn nói dông dài thế này thì sẽ làm mụ quên đi những điều mụ đã tính toán trong phi vụ này. Nên mặc dù vẫn cố làm ra vẻ chăm chú nghe Hiệu kều nói, mụ đành phải lấy cái giọng the thé chen ngang :  
-    Bác cứ nói thẳng luôn là bạn bác là người giầu có nhưng cứ theo ý em thì có thể con bé này không phải là con gái bác ấy. Bởi em chỉ suy đơn thuần là con gái thành phố to cao sang, quí tộc như thế thì chả có lý nào nó lại đâm đầu vào xuống cái đất khỉ ho cò gáy, suốt ngày bụi mù bụi mịt này. 
     -   Cô nói vậy hoàn toàn đúng. Khổ một nỗi trong đám năm sáu đứa con của ông bạn tôi nó là con gái độc nhất lại là út. Ông bạn tôi bới mãi mới ra nó nên chiều lắm. Con bé lại xinh xẻo nên khi nó mới mười sáu tuổi đã có nhiều thằng nhòm ngó. Ông bạn tôi lại cấm cung con bé. Nhất là khi thấy nó có ngưòi yêu ông ấy càng giữ tợn, thành ra con bé chán nản nên nó mới tìm cách đi nhổng.
              Gã chủ hiệu cầm đồ lem lém. Hình như y cảm thấy thích thú vì câu chuyện bịa đặt của mình. Trong thâm tâm gã còn cho rằng mình đã hết lòng làm một việc thật tốt cho ông bạn mới quen. Mụ Duyên có làm ra vẻ chăm chú theo dõi câu chuyện. Chốc chốc vì sốt ruột bởi sự loằng ngoằng của Hiệu kều mụ ta ngoảnh vào phòng trong nói vọng vào những câu dặn dò vô thưởng vô phạt với đám nhân viên. Nghe một hồi mụ gọi to :
-         Này có thằng Lượng đen có trong ấy không ?
        Sau tiếng dạ vừa dài và lớn như trên sân khấu cải lương một thằng thanh niên to béo, da xạm đen hùynh huỵch chạy ra.
-   Này. Mày có nhớ cái Thành ở đây nó đặt là Xuân Đào gì đấy, khai vào tờ hợp đồng quê ở đâu ?
-          Xuân Đào nào cô ?
-   Cái thằng ngu như bò. Chóng quên thế. Cái con bé hôm mới đến tên là Thành có buổi gọt táo cho khách bị đứt tay, máu chẩy dòng dòng  mày chả sót mãi là gì .
-    Cháu nhớ rồi, nhớ rồi. Thằng Lượng gãi đầu có vẻ ngượng. Giọng nó lý nhí, mềm nhũn trái hẳn thân hình to đen của nó .
-         À nó bảo quê ở Hưng Yên ạ.
-         Có lẽ nó khai bừa thế thôi .
Thằng Thuần bắt đầu sốt ruột không kém gì bố nói chen vào.
-    Thôi đựơc rồi. Tôi đây quí các quí anh là khách quen nên …Thằng Lượng mày vào gọi con bé ấy ra đây cho các vị này xem. Người ta ăn ở cần nhất cái nhân đức. Nhanh lên .
                 Lại sau một tiếng dạ Lượng đen lại huỳnh huỵch chạy vào. Hai bố còn Thuần nhìn nhau. Luân gật gật đầu im lặng hút thuốc với bộ mặt khó đăm đăm. Linh Chéc nơ mo đi đi lại lại, trong khi đó chủ hiệu cầm đồ ngó nghiêng như tìm ai đấy.
-    Các quí anh cứ yên tâm. Em sẽ giúp các quí anh tìm bằng đựơc con bé ấy. Chứ ở đời ai chả có lúc này lúc nọ. Ăn ở phải có nhân có nghĩa chứ cứ tát cạn bắt lấy thì rồi có lúc đến mình chẳng may gặp chuyện nọ chuyện kia  thì ai giúp. Em thì em cứ nghĩ là …
     Mụ đang huyên thuyên thì Lượng đen chạy ra, giọng nôn nóng :
     -   Cháu tìm hết các phòng không thấy. Thằng Vinh lợn bảo con bé Xuân Đào vừa đi đâu với thằng Vĩnh cóc ra phố làm gì ấy.  
-    Đựơc rồi. Nếu đúng thế thì vô kỉ luật quá. Tìm hai đứa về trị nặng vào làm gương cho đứa khác chứ không thể tự do vô tổ chức như thế được Nhỡ gặp phải bọn nhố nhăng chúng nó làm bậy bạ thì hỏng hết đời con gái chứ còn gì. Nhanh lên nhanh lên, đi tìm hai đứa về đây cho tao.
     - Thế nghĩa là con bé có thể gặp nguy hiểm hả cô ?
          Nhìn vẻ mặt lo lắng của Thuần mụ Duyên lại bẻo lẻo:
-   Ấy là tôi cứ lo xa thế. Tính tôi là hay thương người nên răn đe chúng nó trứơc chứ thực ra cũng chả có chuyện gì đâu. Nhất là nó đi với thằng Vinh cóc. Cái thằng trông thì thấp bé nhẹ cân nhưng ngay cả những đứa táo  tợn nhất Cẩm phả này cũng ngán nó. Kìa Lượng đen, mày không vào xem thế nào mà cứ đứng ỳ thằng cụ nghe ngóng gì đấy. Đây có phải việc của  mày không ?            
-         Dạ. Cháu cứ tưởng cô dặn gì thêm .
      Khi Lượng đen vào rồi mụ quay ra nháy nháy với chủ hiệu cầm đồ giọng vẫn không ngớt lảm nhảm, thớ lợ: 
    - Em phải kín nhẽ thế cho chúng nó sợ chứ riêng con cái Thành khi nào nó về em sẽ gọi điện để các bác đưa nó về. Em tận tình giúp các bác như thế đựơc chưa ? Em là đứa hay giúp thiên hạ nên trời phật cũng phù hộ em làm ăn là thế. Chẳng dấu gì các bác, trong đám con gái ở nhà này. Em là em quí cón bé ấy nhất. Ngoan ngoãn, hiền lành. Sai gì làm nấy nhanh chóng phân miêng .
 
11 Sau này khi con Thành về đến nhà trong bộ dạng sơ xác, sợ sệt khiến Thuần thương con đến cháy lòng. Gã muốn làm mọi việc để bù đắp cho con khoả lấp đi trong ý nghĩ của nó về những tháng ngày nhục nhã, cay đắng  nhưng mọi cố gắng của gã đều như nứơc đổ lá khoai. Gã đành lặng lẽ tự an ủi  mình. Dù sao con bé cũng đã về rồi. Thôi phải đợi thời gian để con bé nguôi ngoai, hồi phục dần chứ cố cũng không được. Cũng may cái Thành còn trẻ. Gã nghĩ thầm. Ngưòi trẻ như miếng tôn, mưa gió va đập thế nào chỉ làm méo mó biến dạng hình hài, rồi cuối cũng cũng trượt đi hết. Còn khi ngưòi đã già, lại giống như miếng xốp lau. Bóp nặn thế nào khi bỏ ra vẫn nguyên hình như thế nhưng nứơc bẩn, mùi hôi đã ngấm vào thì mãi mãi không tộ rửa đựơc. Gần nửa năm sau con bé mới tạm hoàn hồn. Mấy ngày đầu về. Ban ngày con bé lúc nào cũng co rúm người lại, cặp mắt to tròn ngơ ngác, hễ có tiếng động bất kì là tiếng ngưòi hay tiếng xe cộ qua lại là con bé lại giật mình. Hơn mười ngày sau khi trở lại nhà con Thành mới nhận ra bố và anh  là những ngưòi yêu thương và chẳng bao giờ tìm cách hại nó. Nên hễ cứ thấy Thuần và thằng Thuận chuẩn bị đi đâu là con bé hốt hoảng năn nỉ “bố đừng đi, anh đừng đi. Con sợ lắm“. Đêm xuống. Nằm trên giường trằn trọc mãi con Thành mới chợp mắt đựơc sau khi bắt bố không đựơc tắt đèn. Đang nằm chốc chốc con bé lại choàng dậy hét lên thất thanh “không, không“. Thôi thì phải đợi thời gian cho nó nguôi ngoai đi chứ biết làm sao bây giờ…Trong khi Thuần lẩm bẩm an phận như vậy thì thằng Thuận cuồng lên mặc dù bên ngoài nó cố làm ra vẻ bình thường. Tự nhiên bố nó mất toi gần chục triệu đồng để chuộc con bé. Càng nghĩ càng bực. Nó đã định xin bố hay ít ra cố tìm cách bớt xén lấy ít tiền vá xăm lốp bơm xe để mời bọn thằng Giang đen, Long khoèo, Hân mắt đỏ mắt đến quán chân gà nướng làm một trận để bàn bạc. Chứ càng nghĩ nó càng thấy tức. Tức đến ngang cổ. Mà nếu bọn bạn nó tìm ra kế gì đấy thích hợp mà xuống đựơc đến Cẩm Phả. Nói gì thì nói chắc chắn quân khu dưới đó trình độ dù cao siêu, thâm hậu thế nào cũng không thể bằng quân khu trên nay Không thế sao lại đựơc gọi là thành phố,chứ dưới ấy cao lắm mới là thị trấn, thị xã là cùng. Bao nhiều kẻ tiền rừng mà còn không có nổi cái hộ khẩu còi ở đây nữa là. Vậy thì từ ngưòi thường đến đám giang hồ, bụi đời bụi ở đất này cũng hơn đứt ở tỉnh lẻ. Hừ. Xuống đựơc đấy rồi thì có lẽ đầu tiên là nhà bác Huynh trên Hạ Long rồi nhà bác Luân, sau đến nhà chú Linh Chéc nơ mo là không đả động đến thậm chí nó còn cùng bè bạn vào cảm ơn họ, còn thằng cha Hiệu Kều chủ cầm đồ thì không thể tha thứ đựơc. Chính lão chủ hiệu cầm đồ này đã thông đồng với mụ Duyên chủ quán ka rao kê để lừa bố con nó. Bắt bố nó phải trả tới bẩy triệu bạc để đổi lấy con em nó. Ngay trong lúc nghe con mụ Duyên bả lả đối đáp, nhấm nháy với thằng cha kia, thằng Thuận đã lờ mờ nhận ra sự thông đồng của bọn này. Chỉ tiếc bố nó vì tin người cứ cho rằng thằng chủ hiệu cầm đồ ấy có lòng tốt giúp thật. Ai có ngờ ..Ngay buổi sáng hôm sau khi mới tờ mờ lão chủ hiệu đã sốt sắng mò đến. Nghe giọng hắn thằng Thuận đã chớm nghi nhưng nói lại thì bố nó lại không tin.
       - Đấy bố có thấy không. Mới có từ đêm. Lúc đó con tính từ nhà hàng của bà Duyên về đã gần mười một giờ thế mà sáng ra bấy giờ giỏi lắm chỉ khoảng sáu giờ. Như thế là chỉ mới độ...Để con xem nào mười một, mười hai, một hai, ba, bốn, năm, sáu ..Cùng lắm là bẩy tiếng, thế mà ông ấy đã biết rõ ràng con bé ở đâu. Rành rọt cả số tiền chúng nó đòi để đổi cho con bé về. Rõ ràng là ông Hiệu kều đã ngoặc nghẽo với nhà bà Duyên.
     - Thôi con ạ. Lạ nứơc lạ cái thế này. Ngưòi ta giúp được như thế là tốt rồi. Mới lại người còn thì của còn. Em mày về đựơc là tao mừng. Cũng là trời phật, mẹ con run rủi, phù hộ chứ không thì …
     - Nhưng mà uất chết lên đựơc. Tự nhiên vô cớ mất toi cả đống tiền. Kiếm bao giờ mới đựơc .
     - Thì tiền này dù sao cũng là tiền tự nhiên…
   -  Tiền nào chẳng là tiền hả bố .
               Loay hoay mãi phải đến hơn tháng sau cũng là tình cờ Hân mắt đỏ chả biết nghe ai biết tin con Thành về nhà. Nó tìm gặp thằng Thuận để hỏi thăm, rồi bắt thằng này đưa nó vào nhìn mặt con Thành. Khổ nỗi vừa thoáng thấy thằng Hân mắt đỏ thì con Thành rú lên thất thanh rồi chạy vụt vào bếp. Thằng Thuận lấy làm lạ lắm. Không hiểu lý do gì lại làm con bé hoảng sợ đến thế. Hân mắt đỏ thề sống thề chết. Nó còn lấy cả dao ra rạch vào bắp tay thề rằng chưa bao giờ gặp và động chạm con bé để đến nỗi con bé sợ phát khiếp như vậy. Thằng Thuận tin bạn những nó cũng bảo lũ bạn là bao giờ em nó hồi hồi thì hãy đến gặp nó chứ bây giờ thì …Về sau này khi đã trở lại bình thường nó mới bảo. Ấy là do Hân mắt đỏ hơi giống mấy thằng du thủ du thực ở Cẩm Phả. Bọn này đã hành hạ, chà đạp đủ kiểu con bé. Thằng Hân tìm gặp Long Khoeò, Giang đen. Hôm ấy Long Khoeò vừa lừa đựơc món tiền của một mụ nhà giầu. Mụ nạ dòng này vào tuổi hồi xuân lúa nào cũng cảm thấy cô đơn đến độ cứ xẩm tối là lừa chồng đi dạo công viên. Loay hoay thế nào lại gặp thằng này. Long khoeò cắn răng lình xình với mụ đựơc mụ dúi cho ít tiền đủ mua gần ba chỉ vàng. Nhưng đựơc đâu ba bốn lần thì Long Khoèo đành đánh bài chuồn vì không chịu đựơc mùi mồm và mùi hôi nách cùng mùi nứơc hoa hắc xịt vỗ như tưới bộ ngực to tướng nhũng nhẽo của con mẹ này. Tối thứ năm thì phải Long ta dứt khoát không gặp mụ ta mặc dù tối hôm trứơc mụ còn ỏn thót bảo sẽ cho thằng này một cái đồng hồ Ra đô nam. Sau khi thoát khỏi mụ này Long khoèo gọi cả bọn đến quán chân gà nướng. Cả ba không hẹn nhưng đều vểnh mặt lên để móng chân gà khỏi đâm vào mặt ba thằng bắt thằng Thuận kể lại hành trình đưa con Thành về ra sao. Thằng Thuận ngửa cổ dốc chén rượu vào mồm lấy đà. Giọng uất ức :
      - Mẹ cha chúng nó chứ. Nếu chúng mày mà xuống đựơc dưới ấy thì cứ gọi là phải cho chúng nó biết tay .
-         Nhưng bọn ấy đã làm gì con bé ?
     -   Về con Thành thì hạ hồi phần giải. Bởi vì chúng mày cứ tính đi. Con em thằng Thuận bỏ nhà đi. Lúc đó bố nó có nhà đâu. Tứ cố vô thân con gái con đứa như thế thì thằng chó nào chả bắt nạt được. Thằng Thuận công nhận với tao thế không ?
                Long Khoèo chủng chẳng và càng thích chí hơn vì lúc này nó đang ngửi mùi thơm ngầy ngậy của gia vị tẩm chân gà nướng chứ không phải cái mùi chua lòm, nồng gắt của mụ gái già động cỡn. Nó càng khoái hơn khi thấy thằng Thuận gật gù. Thằng này vung cái chân gà đang gặm giở ra nói choang choang:
      -   Đúng. Chuyện ấy tính sau. Đợi khi nào con em tao hoàn toàn bình thường tao sẽ dò hỏi nó kĩ lưỡng. Còn việc bây giờ là phải trừng phạt thằng Hiệu kều chủ hiệu cầm đồ và con mẹ Duyên. Làm thế nào lấy lại đựơc bảy triệu đồng .
-         Bẩy triệu cơ à ?
       Giang đen bặm môi xuýt xoa. Thằng Thuận vênh mặt lên. Đôi môi ướt nhoèn tương ớt trều ra.
-         Chứ sao nữa .
-   Thôi, vào chuyện đi. Mất thời gian bỏ mẹ ra. Nó là thế nào mà mày biết bọn chúng liên kết với nhau .
Hân mắt đỏ hơi cáu. Chai rượu con đảo một vòng quanh bốn cái chén.
-         Chúng mày cứ thử tính …
Thằng Thuận tợp nhanh chén rượu rồi liến thoắng kể lại…
          Buổi sáng hôm ấy. Sau khi Hiệu kều đến gọi thì bố thằng Thuận sốt sắng định đi ngay nhưng bác Luân bảo. Cứ từ từ. Có hai lý do để không thể vội vã. Một là phải có cái gì lót dạ cái đã. Tối qua tiếng thế nhưng thiếu hạt cơm. Không có cái món ngũ cốc gia bản này vào bụng thì có tọng đủ thứ vào ruột vẫn chống chếnh. Ợ vài cái là tiêu sạch. Điều thứ hai. Chắc việc điều đình này là với bọn giang hồ. Bọn này thì ngủ ngày cày tối. Giống ăn đêm này chả khác loài rơi thì bét nhất cũng phải chín mười giờ mới dậy. Loay hoay mãi khoảng chín rưỡi Luân mới bàn bạc với Linh Chéc nơ mo đưa bố con Thuần đi. Vừa ra khỏi cửa thì Hiệu kều lại xịch đến.Tay này vừa phẩy tay vừa nói rõ là không đến nhà hàng Cẩm Lệ nữa mà đến một căn nhà ngay sát chỗ đổ đất thải cách phía sau nhà ông ta khoảng hơn cây số .
-         Sau lại thế ?
              Thuần bồn chồn hỏi .
-    Đơn giản vì thằng Vinh cò đã lừa bán con Thành cho bọn than thổ phỉ rồi. Đâu như hơn năm triệu. Sau khi cầm tiền giao con Thành cho bọn này Vinh cóc đã nhanh chóng lặn mất tăm khỏi Cẩm Phả. Con mẹ Duyên đang tức điên người kia kìa. Nhưng thôi cũng là may do tôi vô tình biết đựơc hai thằng trong bọn nó nên ta đi đường thẳng chứ qua bà Duyên thì còn tốn nữa.
-         Đứa nào nói thế ?
                    Hân mắt đỏ nhổm mông khỏi mặt ghế, tay khua cái chân gà mập ú chỉ còn một nửa.
-         Lão Hiệu kều xưng xưng như vậy. 
-         Lão ta nói thế mà bố mày cũng tin à ?
Long Khoèo bức tức hỏi bực bội . 
-  Thì biết làm thế nào.Tao đã giật giật tay ông già nhưng cụ khốt gạt đi.
-         Thôi để nó kể nốt đã.
Giang đen trầm tĩnh hơn gật gật đầu bảo.
     -   Ba thằng mày biết không ? Ăn qua loa một chút, mặc dù ông già tao lúc đó đưa bát cháo ngao lên mà cứ ngắc nga ngắc ngư. Ăn cháo mà cũng khó trôi. Thế mới lạ. Hỏi ông bảo, tại nóng. Cứ từ từ .
-         Bố mày lo cho con Thành chứ sao nữa.
     -   Tao cũng đoán thế. Thấy thế tao phải dí sát bát cháo của ông Khốt vào cái quạt của nhà hàng. Thấy nguội một chút tao bảo ông già cố mà húp hết để lấy sức. Tức một nỗi là lúc đó lão Hiệu kều cũng giả nhân giả nghĩa bắt bố tao ăn bằng hết bát cháo. Thế cho nên cụ Khốt nhà tao càng tin lão. Ăn xong chúng tao đi thẳng đến chỗ hẹn. Nếu chúng mày hôm đó ở đấy thì tao tin chúng mày cũng không thể nhận ra đường đi lối lại của chỗ ấy.
     -   Mày ngu mày mới thế chứ như tao ý à. Chỗ nào tao cũng có cách nhận ra hết. Đấy như cái lần ông già tao đưa tao xuống xà lan. Lúc đó tao mới sáu tuổi chứ mấy thế mà …
-         Ông tài rồi. Đừng chen ngang để thằng Thuận kể hết đã .
-   Bốn người chúng tao chui qua một cái hầm đen xì xì, dài phải đến gần ba trăm mét. Sau hai ba lần ngoặt nữa mới đến một dốc leo ngược lên. Chúng mày biết tao chả ngán cái dốc nào thế mà hôm ấy tao tưởng tắt thở. Cuối cùng cũng đến đựơc một cái nhà. Nhà với cửa, gọi là lều thì đúng hơn. Tất cả từ vách cho đến mái đều lợp bằng giấy dầu đen mốc. Vừa vào đến nơi tao hắt hơi mấy tiếng vì mùi mốc và cả mùi gì hăng hắc.
-         Có khi mùi thuốc phiện cũng nên.
     -   Còn khen khét nữa. Tao thấy ba thằng cha đang ngồi khoanh chân trên tấm gỗ đặt ngay trên mặt đất đầy bụi than.
-         Ghê răng đấy .
-         Mày đúng là thỏ. Có qué gì mà sợ .
-   Thôi đi. Thằng Thuận nói tiếp. Con bé kia cho thêm hai chục cái chân nữa nhé. Kì này chọn cho bọn này loại chân mập mập một chút. Đợt vừa rồi tống ra toàn thứ gầy nhẳng. Gặm rách cả mồm đây này. Thêm nứơc chấm nhớ chưa?
-  Yên tâm. Yên tâm. Đứa con gái ục ịch, da trắng bệch liếc Thuận bẻo lẻo.
-  Tay một lão cầm tờ giấy bạc đưa lên gần mũi rồi xoè lửa phía dưới. Mũi phồng ra ngửi lấy ngửi để .
-   Hít đấy. Loại ấy là nghiện nặng rồi, chỉ sau chích thôi. Phố tao cũng có thằng Lựu gầy chơi món ý. Tốn lắm. Tiền triệu cũng bay.
     -   Chính cái thằng ấy hít xong vươn vai đứng dậy. Tao không hiểu sao lúc trứơc mặt mũi nó khó đăm đăm, rầu rĩ như bố mới chết vậy mà buồng tờ giấy bạc ám khói xuống thằng cha này lại rất vui vẻ, chuyện trò thoải mái .
-         Nó bảo thế nào. Giang đen nhích ghế không dấu nổi tò mò.
- Thằng nhìn tao cười khinh khích rồi bảo. Nó rất thương con Thành nên mới bỏ tiền ra mua con bé. Chứ để còn bé ở chỗ con mụ Duyên thì cứ gọi là chưa đầy một tháng còn bé chỉ còn như sơ mướp. Cửa hàng con mẹ này đang ăn khách. Con bé lại vừa xinh vừa mang tiếng gái nhà lành thành phố xuống nên thằng khách nào vào đấy cũng muốn thưởng thức. Mà con mụ Duyên thì vừa tham vừa kiệt. Mụ ta tính đủ trò đẻ vắt kiệt sức của đám con gái nhưng đến bữa mỗi đứa giỏi lắm hai lần đơm. Cơm thì toàn cá khô hết nướng lại đun mặn. Mụ tính cho con gái ăn thế để khi ngồi vào tiếp khách chúng nó tha hồ khát nước. Đứa nào uống đựơc bia thì nốc bia còn không cứ nứơc chai cũng tha hồ mà uống cho khỏi khát. Nốc càng nhiều mụ càng lợi. Giá cả thì đắt gấp ba bốn lần ở ngoài. Tiền của khách cả chứ có phải vỏ hến đâu.
-         Biết rồi. Sau thế nào nữa. Nói tiếp xem nào .
     -  Bố tao có vẻ sốt ruột nên năn nỉ bọn họ cho gặp con Thành càng nhanh càng tốt. Lão Hiệu kều nói thêm vào. Thằng cha cười khinh khích tưởng chỉ là tay sai của hai lão kia ai ngờ lại là đứa cầm đầu.Tao tin chúng mày mà gặp ba lão ấy thì cũng nhầm như tao. Hai thằng kia trông quái gở lắm.Mặt mũi hai thằng lồi, lõm chả thấy nói năng gì như câm ấy. Mắt thằng nào cũng trắng dã, môi thâm xì .
-         Lũ ấy nghiện nặng đấy.
-   Bác Luân rồi đến chú Linh Chéc nơ mo nói một chặp thì thấy thằng cha thư sinh phẩy tay một cái. Thằng môi dày đen xì, đen xịt đang ngửa mặt khịt khịt mũi, rập hai chân lại nói to “như thế phải không ?”. ”Chứ sao nữa”. Thằng môi dày vừa chạy ra ngoài thì tay hít hít lần đầu cười khinh khích bảo :
-   Chả dấu gì mấy đại ca. Ba thằng tôi là dân thợ lò suốt ngày đục khoét dưới âm phủ nên phải có cái món giấy bạc này để vừa có sức vừa đỡ chán. Khốn nạn là tốn quá nên thỉnh thoảng phải làm thêm kiếm tiền mua mồi. Thôi nói xa chẳng qua nói thật. Tôi đã dứt khoát với thằng Vinh cóc giá là bẩy triệu. Các ông chồng tiền ra rồi đưa con bé về. Thế là may đấy chứ thằng Vinh cóc mà để ý đứa con gái nào thì đứa ấy chỉ có chết. Mồm nó rẻo,lưỡi nó trơn lắm. Con gái lại mềm lòng, ưa phỉnh. Đám con gái nhà hàng tuy dày dạn đủ thứ nhưng lại chúa là hi vọng hão. Vinh cóc mà chộp đựơc đứa nào là nó sài thật lực, sài chán thì bán. Bọn này cũng tính mua lại con bé này để đưa sang Trung Quốc. Bên ấy gái Việt nam đang có giá. Sang bên ấy con này bét ra cũng đựơc mười triệu .
-   Mới nghe đến đây thì bố tao không nén nổi liền kêu lên “khổ thân con tôi “ thì thằng cha thư sinh bảo “ông là bố nó à.Thế thì ông may rồi đấy.Thiếu chút nữa là con ông đi đời. Mẹ bố khỉ.Thằng Vinh cóc thế mà  khôn lỏi. Nó còn trẩm cả cái nhẫn con bé lấy được của khách nữa chứ …Vào đây. Vào đây.
      Hình như chỉ nghe tiếng động phía ngoài thằng cha này đã biết nên nó không nói nữa, quay đầu nhìn ra. Một lúc sau có tiếng chân bứơc, tiếng đập hình như vào lưng bồm bộp cùng tiếng nói dằn giọng “vào đây, vào đây đã. Đi đâu”. Tao ngứơc nhìn lên. Người tao tự nhiên giật thót một cái như bị ai đánh vào bả vai. Nói thật với chúng mày. Khi con Thành em tao vào, tao không thể tưởng tượng nổi. Sao mới có vài ba tháng mà em tao trông thảm hại như một cái giẻ vừa rách vừa bẩn. Da nó trắng bệch như bị cớm. Gò má tím bầm những vệt loang lổ, rõ ràng là vết bị đánh. Bố tao vừa định ôm chầm lấy nó thì con bé kêu thét lên. Chạy vụt ra ngoài. Thằng cha có tướng học trò giơ tay ra bảo luôn “đưa tiền cho bọn này đếm đã. Con này có mà chạy lên trời. Liệu nứt, ra lôi cổ còn bé vào đây “. Bố tao run rẩy hết nhìn mấy tay xưng là thợ mỏ, nhìn đám ba người đàn ông mới quen, rồi quay sang nhìn con gái đang gục đầu. Hiệu Kều dí sát mồm vào tai bố tao nói khẽ, nhưng tao vẫn nghe thấy “ông cứ đếm tiền trả đủ chúng nó rồi đứa cháu nó về. Bố con gặp đựơc nhau thế này là may lắm rồi ”. Bố tao như cái máy rút tập tiền đựơc chuẩn bị từ trứơc đưa cho tay thư sinh. Tay này nhếch mép vẫy vẫy chỗ tiền rồi hất hàm hỏi “đủ rồi chứ. Thiếu một xu là không xong đâu. Tôi hay tin người nhưng cũng không để ai lừa đâu. Ông nên nhớ… Nhìn bố tao lúng búng nói không dứt khoát, tao thấy hơi bực bực. Việc quái gì phải luỵ chúng nó thế. Nó thích giang hồ thì mình chơi giang hồ cho chúng nó biết. Kém cạnh gì. Nhưng sau tao nghĩ lại thấy thương bố tao. Gì thì gì, nhìn con Thành lúc đó ai có lương tâm một chút cũng thấy thương. Đang lúc bố tao lúng túng thì bác Luận nói xen vào “các ông cứ yên tâm. Tôi cũng là dân ở Cẩm phả này. Có gì cứ đến tìm tôi. Thị xã này bằng bàn tay, hỏi qua là biết hết chạy đâu đựơc. Chắc vì sự giao hẹn trứơc nên bọn ba lão thợ mỏ sau khi nhận tiền phẩy tay một cái đồng ý cho bố con tao đưa cái Thành về. Kể ra như thế cũng là may chỉ tức một nỗi số tiền to thế mà tự nhiên rơi vào tay lũ đểu. Nhất là thằng cha Hiệu kều. Chúng mày bàn xem có cách nào trị bọn nó không.Trị đựơc, lấy tiền về chúng mình tha hồ tung tẩy. Bẩy triệu bạc chứ ít đâu “.
12. Mấy hôm đầu khi con Thành về đựơc nhà thì lân bang, hàng phố nghe tin kéo đến ùn ùn. Người thì ái ngại, thương sót và cũng mừng cho gia cảnh nhà Thuần ly tán mỗi người một chốn nay xum họp lại. Kẻ thì tò mò và kẻ thì ác ý. Hai loại người này muốn đến xem xem con Thành giờ ra sao sau những tháng ngày giang hồ. Những kẻ có tâm địa như thế trên đời này đâu phải là hiếm. Thứ người này ngoài miệng thì thơn thớt nhưng trong bụng dạ thì mừng đến phát điên khi thấy ngưòi khác gặp tai hoạ, gia đình ngưòi ta tan tác. Mồm thơn thớt bụng ớt ngâm mà lại. Chỉ khổ con Thành. Đang lùi lũi lặng lẽ cố trốn mình vào khoảng trống nào đấy mà chỉ mình con bé biết. Dường như  trong khoảng trống vô hình, vô ảnh, không có bóng con ngưòi thì con bé mới cảm thấy yên ổn. Vậy mà đột ngột những mắt ngưòi tròn vo như hòn bi sắt ném cái nhìn lạnh ngắt, hoặc dài ngọn để phóng ra tia nhìn  như mũi giáo cứng, sắc, trơ lỳ. Vì thế nên hễ cứ thấy khách là con bé co rúm người lại bỏ chạy, hoặc lùi lũi đi vào nhà trong. Thuần thương con, biết con Thành chưa hoàn hồn sau những tháng ngày khốn khổ bị dày vò, chà đạp hết ở thị xã Hạ Long lại đến vùng than Cẩm phả nên gã đã sang nhà ông láng giềng Lãm, nói với thằng Luận con ông này mọi sự tình về con bé rồi nhờ thằng này bắn tin với mọi người. Thôi cũng là phúc đức trời phật phù hộ nên con Thành mới thoát đựơc cảnh khổ sở, trầm luân.Mọi người quan tâm muốn đến thăm hỏi em nó là quí rồi, nhưng xin tất cả hãy rộng lòng để con bé nghỉ ngơi tĩnh tâm một thời gian đã. Ông Lãm, bố thằng Luận thì có thể vì sốt ruột, có thể vì quá chán sự dông dài của thằng con nên luôn mồm bảo nó là đứa vô tích sự trông vào nó chỉ có ăn cám. Hai nhăm, hai sáu tuổi đầu vẫn lêu bêu. Xin việc ba bốn nơi không đậu. Chỗ thì chê lương ít, chỗ thì bảo quản đốc khó tính, nơi thì lại cho rằng bọn ma cũ bắt nạt khó sống lắm. Chỉ nghĩ đến đối phó với chúng nó đã mệt lắm rồi, làm ăn gì đựơc. Thằng Luận bảo chả sợ gì trên đời nhưng cứ nhìn cảnh chú Thuần bị tai bay vạ gió. Đang tự nhiên tự tại bị bắt đi tù đến nỗi ở nhà cô ấy lo buồn sinh ốm đau mà chết. Con gái thì đi làm ca ve, con trai vất vưởng rượu chè. Nhìn thấy thế nên nó cố nhịn chứ đằng thằng ra, lành làm gáo vỡ làm môi. Nghe thằng Luận nói bố nó bĩu môi, phảy tay đi ra ghi đề. Nhưng đối với người ngoài thì thằng Luận xem ra lại là người nghĩa hiệp. Sự nghĩa hiệp này càng tăng lên khi nghe chú Thuần nhờ nó can thiệp vào việc có dính dáng đến cái Thành. Trong chỗ sâu thẳm của Luận hình như có một điều gì đấy chưa rõ lắm mỗi khi nó chợt nghĩ đến đứa con gái láng giềng. Sự khốn khổ vất vả và sau này là sự tan nát của gia đình nó mà thằng Luận chứng kiến nhất là khi nó trông thấy nhỡn tiền mười mươi chú Thuần đưa tay vào chiếc coòng sáng loáng.Con Thành xoã tóc lao đến ôm chầm lấy bố. Đôi mắt ngày thường mở to, trong veo của nó lúc đó ngập trong nứơc mắt làm cả đêm ấy thằng Luận vật mình hết bên nọ sang bên kia mà không sao nhắm nổi. Hồi con Thành còn ở nhà, hay vẫn luẩn quẩn ở mấy quán hát hò ở Hà Nội này, thằng Luận mấy lần lặng lẽ đi theo. Cũng từng nấy lần khi con bé bứơc đến mái hiên nhà hàng ca rao kê, thân hình bắt đầu bị ánh đèn xanh đỏ nhuộm loang lổ, nó đã lao đến định kéo con bé lại nhưng rồi nó kịp dừng. Nó e ngại những thằng thanh niên cao lớn đang đứng trứơc cửa nhà hàng, hay là khi thằng Luận bất đồ sờ vào trong túi phát hiện ra lần vải trống rỗng, lạn sạn vài hạt bụi trơ. Nó thở dài, lặng lẽ quay đầu xe. Lao như phát rồ trên đường phía ngoại ô. Sống trên đời, làm thằng con trai mà không có tiền thì nhục nhã thật. Còn bây giờ khi nghe chú Thuần nhờ. Thằng Luận hào phóng ”chú yên tâm cháu sẽ bảo mọi ngưòi. Gì thì cũng phải để cái Thành nó nghỉ cho lại sức chú ạ”. Chả hiểu thằng Luận bắn tin, nói năng thế nào mà khách lân bang hàng phố đến ít dần. Có thể vì ngưòi ta đã mất đi sự tò mò về con Thành, có thể người ta biết gã Thuần không thích thế. Làm phiền ngưòi ta làm gì. Rõ ràng mình tốt mà người ta không chấp nhận thì đành phải thế thôi. Ở đời chả thù hận nhau thì gây gổ làm gì. Ba thằng bạn giang hồ của thằng Thuận cũng tò mò lắm. Nhiều lần từ thằng Long Khoèo, Giang đen đến Hân mắt đỏ giả bộ quan tâm đến lời đề nghị của thằng Thuận về chuyện bốn thằng tìm cách xuống Quảng Ninh một chuyến để trị bọn dưới ấy dám lấy bảy triệu bạc tiền chuộc con Thành. Nhưng rồi sau bữa rượu cỏ chân gà nướng tói hôm ấy thằng Thuận như quên hẳn ý định liều một phen kia. Giang đen có lần gặng hỏi lại thì thằng Thuận bảo muốn đi thì phải có tiền. Bố nó thì khó mà chấp nhận nếu ông khốt biết ý đồ xuống Quảng ninh. Việc đã xong rồi, bới lại làm gì. Ở tù ra cụ khốt cáy lắm. Giang đen nối máu nghĩa hiệp bảo “đã thế thì bọn tao nghĩ cách kiếm tiền, góp lại. Chứ không thể để bọn tỉnh lẻ vừa đựơc ăn,vừa chê bai dân giang hồ thành phố này. Thế thì nhục lắm”. Nói là nói vậy nhưng biết khi nào thì chúng mới góp đủ số tiền để giong ruổi xuống vùng đất xa lạ ấy. Còn chuyện đến thăm con bé. Thôi thì anh nó đã nói thế thì cũng phải đợi dịp thôi.Việc này có phải chuyện ăn tươi nuốt sống đựơc đâu. Các loại khách vì thế đến nhà gã Thuần ngớt dần, nhà gã trở lạilặng lẽ, yên ả. Chốc chốc thằng Luận đi đâu về nghé qua nhà làng giềng, hay sau khi dựa xe yên ổn vào nhà cũng vươn cổ ngó sang. Nếu thấy con Thành lặng lẽ ngồi trên giường, hai bàn tay sát sát vào nhau hoặc cầm chổi quét đi quét lại mấy chiếc lá rụng của cây hồng xiêm cỗi bên tường thì thằng Luận lại đánh tiếng hỏi mấy câu nghĩ chưa đủ chín ”Thành ở nhà đấy à. Bố và thằng Thuận ra vá xăm lốp hay đi đâu rồi “. Vài ba lần đầu con Thành hốt hoảng, run rẩy ngẩng lên, định lủi vào nhà, sau nhận ra thằng con trai hàng xóm nên thôi, sau quen rồi con bé đứng trơ ra im phắc. Nhà Thuần yên ắng được chừng hơn nửa tháng thì vào một buổi chiều sắp đến gìờ người hàng phố ăn cơm thì điều tra Dũng đến. Khuôn mặt đẹp trai,cương nghị của anh thoáng nụ cười. Bố con Thuần vừa dọn dẹp đồ lề đầu phố xong. Hồi con Thành chưa về thì hai bố con còn thay nhau người ăn trứơc ăn sau để còn đón lõng xem có khách nào cần vá, cần bơm thì làm cho họ. Nhặt thêm đồng tiền lẻ cũng chẳng thừa. Khi con Thành về thì cứ đến bữa Thuần đều bảo thằng Thuận xếp đồ lề lại gọn gàng rồi bố con cùng về rửa chân tay. Cả nhà quần tụ lại trong bữa ăn vừa đấm ấm, vừa cho con bé khỏi nghĩ ngợi. Ba bố con lâu lắm đựơc quây quần bên mâm cơm thế này là phúc đức lắm rồi. Sắp ngồi vào mâm Thuần lại lặng lẽ thắp nén hương lên bàn thờ. Dạo này nhìn đôi mắt của Lan trong bức ảnh chớm loang lổ vì ngấm nứơc, vì thời gian hình như cũng như vui hơn…Vừa nhìn thấy điều tra Dũng, Thuần hơi giật mình nhưng thấy nét mặt tươi cười của ông gã an tâm hơn. Giọng Thuần trầm trầm 
        - Kìa ông đến chơi. Mời ông vào uống nứơc .
        - Không sao. Tiện đi qua rẽ vào thăm bố con bác một chút . Ô ..
     Điều tra Dũng ngạc nhiên khi vừa thấy anh, con Thành đã đi vội vào phòng trong. Thuần chìa tay chỉ chỗ ngồi cho khách thanh minh :
-         Ông hiểu cho, cháu nó mới về nên chưa quen lắm   .
-         Không sao đâu. Bố con bác dạo này làm ăn vẫn tốt đấy chứ .
     -   Thì cũng nhờ trời túc tắc chứ ông tính bây giờ ngưòi ta đi xe máy nhiều chứ có phải như hồi ngày xưa đi xe đạp đâu mà xăm lốp dễ thủng. Xăm lốp xe máy bền lắm, chả kém gì ôtô đâu. Ông uống nứơc .
- Bác cứ cho tự nhiên. Thế cháu Thuận dạo này làm ăn thành thạo rồi nhỉ .
-         Cháu cũng bình thường thôi chú ạ.
-   Thế là đựơc rồi. Ba bố con …Thôi, mọi sự cứ từ từ rồi nó cũng yên ổn dần thôi. Kể cả cháu Thành cũng vậy. Bác cứ cho cháu ở nhà một thời gian cơm nứơc đỡ hai bố con. Bình thường trở lại thì kiếm việc mà làm. Tôi thấy bên kia sông ngưòi ta đang rục rịch mở mấy nhà máy to lắm. Để tôi xem chỉ tiêu thế nào tôi sẽ bảo bác. Đựơc cả hai anh em nó cũng đi làm thì là tốt nhất.
-         Nếu đựơc thế thì còn gì bằng. Trăm sự nhờ ông.
-   Gì thì gì cũng phải có công ăn việc làm chứ thanh niên sức dài vai rộng giúp bố thế này cũng chỉ là tạm thời. Hai anh em phải có tương lai của mình.
-         Vâng. Tôi cũng nghĩ thế .
-         Bác đã vất vả rồi. Kìa ngồi xuống uống nứơc đi Thuận .
-         Vâng. Cháu mời chú ạ .
-         Chọn bạn mà chơi cháu ạ. Tối hôm nọ ba thằng bạn cháu…
-         Chú cũng biết …
Mắt thằng Thuận lồi ra kinh ngạc
     -   Mà thôi. Chú nghĩ sau hàng loạt việc của gia đình, cháu cũng thận trọng hơn khi chọn bạn . 
      Hai ngưòi đàn ông lớn tuổi lặng lẽ đưa chén nứơc lên môi. Tiếng ôtô tiếng còi xe máy nhộn nhạo ngoài phố chốc chốc ào vào. Điều tra viên Dũng nhìn quanh gian phòng ái ngại. Hình như có cái gì khiến ông trầm tư hẳn. Thiếu chút nữa ông buông ra tiếng thở dài mà ông hiểu rằng ở vị trí của mình là không nên. Ông cảm thấy lạ bởi không rõ nguyên nhân của sự hụt hẫng này do đâu .
-         Con bé về bình thường rồi chứ ?
                Câu hỏi đột ngột như chỉ để phá sự yên tĩnh đang lắng đọng, đặc quánh trong phòng.
-         Vâng. Tạm ổn ông ạ .
-         Cũng phải có thời gian …
                 Nói xong,điều tra Dũng cầm chén nước lên rồi lại đặt xuống. Con bé Thành nhà này tuổi cũng ấp xỉ con bé Quế Hằng nhà ông. Lần đầu tiên. Có lẽ cũng phải gần mưòi năm rồi còn gì. Thượng tá Lê Quân. Trưởng phòng điều tra, thủ trưởng của ông, người đàn ông có bề ngoài khắc khổ, thậm chí đơn giản và chân chất như một ngưòi nông dân. Chỉ có điều đằng sau vẻ tưởng như cổ lỗ và thật thà đó là một sự am hiểu ngọn ngành trong lĩnh vực công việc của mình cùng cái lý của sự đời chìm sau mọi sự nhốn nháo bề ngoài. Hôm ấy, vào buổi sớm một ngày đầu tuần gọi ông lên. Sau khi rút điếu thuốc châm lửa, Thượng tá Lê Quân đặt bao thuốc Cửu long xuống bàn. Giọng ông trầm lại không phù hợp chút nào với nội dung câu nói:
    - Loại thuốc này tớ biết là hơi nặng không hợp với gu của cậu .
      Thấy Dũng khẽ gật đầu, Thượng tá Lê Quân rít thật sâu hơi thuốc, thận trọn gõ gõ vào chiếc gạt tàn có hình hai con chim không rõ người sản xuất   dựa vào hình hài loại chim nào ngoài thiên nhiên để tạo nên đang ngoặc cổ vào nhau.
      -   Phòng chính thức giao cho cậu điều tra lại vụ án ở cái hợp tác xã cơ khí Kết Giao ấy. Hình như có cái gì đấy chưa thật sự thuyết phục. Cậu nên xuống nhà tay gì làm bảo vệ …
-         Tên là Thuần, anh ạ .
-   Đúng rồi. Đấy, dạo này thỉnh thoảng lại quên như thế đấy. Hôm qua tớ đọc đi đọc lại hồ sơ rồi. Vụ này thuộc loại rối rắm và có nhiều ẩn khúc nếu không làm ra nhẽ thì sẽ…trừng phạt không chuẩn. Kẻ bị trị lại lọt, người vô tội có khi lại bắt nhầm .
Thượng tá  Lê Quân trầm ngâm hẳn .
-         Em hiểu .
-    Có thể phải lần từ gốc. Cái gì cũng phải lần từ gốc. Mà con người thì chỗ nhà ở là chứa nhiều điều lắm đấy. Đấy là gốc mà cũng là ngọn.  
        Hôm xuống nhà Thuần ngay sau khi anh chàng này bị bắt. Người đầu tiên tại nhà này mà Dũng nhìn thấy là vợ và con gái của kẻ bị bắt đang ôm ríu vào nhau. Vai áo người này ướt đẫm nước mắt người kia. Đôi mắt ướt nhoà của hai mẹ con họ có lẽ do tiếng chân và tiếng gõ cửa của Dũng khiến họ cùng ngẩng lên. Chỉ thiếu chút nữa Dũng giật mình vì thảng thốt. Cả hai đối mắt ướt sũng đó có cái gì quen thuộc khiến viên điều tra viên nao lòng. Trấn tĩnh một lúc Dũng nhận hai cặp mắt đó từa tựa như mắt con Quế Hằng. Đôi mắt ấy, hàng lông mi ướt sũng đó …Lúc con bé khóc.
-         Vâng. Rồi cháu nó cũng sẽ bình tĩnh lại.
         Nghe Thuần nói. Điều tra viên im lặng, gật gật đầu. Tối hôm qua con Quế Hằng bỏ cơm đi lên phòng nằm khóc rấm rứt. Ông hỏi thì Nhàn vợ ông nói khẽ là rằng con bé đã bỏ thằng Đương người yêu .
-         Như thế là con bé đã biết nge em .
 Nhàn có vẻ thích thú nhắc lại .
-   Nhưng sao nó lại khóc, rồi lại bỏ bữa nữa chứ. Em là mẹ em phải xem xét cho kĩ tránh đừng để có chuyện nọ chuyện kia đáng tiếc xẩy ra. Mà hai đứa nhà mình cũng lớn cả rồi. Nhất là con Quế Hằng, em đừng can thiệp sâu quá vào chuyện riêng chúng nó .
      - Lớn thì lớn nó vẫn là con, mình phải lo, nhất là con gái. Anh tính xem Nhà thằng kia dở như thế. May mà con Quế Hằng nhà mình phát hiện ra thằng này bắt cá hai tay. Em nói nó từ lâu rồi. Trông mặt những thằng như thế phải cảnh giác. Như thế rõ ràng thằng kia ngu. Nhà mình bằng chán vạn nhà nó. Bố nó làm chân thợ nề, mẹ thì phe phẩy ngoài chợ. Thế mà cùng một lúc…Cả con anh gì phó chủ tịch khu …Mà chắc gì mèo nào cắn mỉu nào. Em ghét nhất những kẻ hai lòng .
      - Thôi. Thôi. Chuyện trẻ con…
          Dũng muốn lên dỗ dành con bé nhưng nghĩ thế nào ông lại thôi. Mãi sau này cũng do một sự tình cờ ông mới biết. Chỉ vì vợ ông muốn con Quế Hằng có quan hệ với thằng bé con trai ông tổng cục trưởng mà cô ấy đã bầy mưu để con Quế Hằng hiểu lầm cậu ngưòi yêu của nó…Ông Dũng rất muốn mọi sự phải đúng như những gì mà người ta ước muốn ở tự nhiên cũng như cuộc đời. Tình cảm con ngưòi phải như cây mọc. Nó cứ thế vươn thẳng lên theo ngày tháng không bị một thứ gì ngăn cản, o bế .                 
        -  Thôi. Gọi cháu nó ra ăn cơm đi. Tôi về đây. Lúc nào rỗi tôi lại ghé chơi.
-         Vâng, vâng .
              Chào hỏi xong xuôi như vậy nhưng điều tra viên vẫn nấn ná một lúc như có ý chờ đợi. Căn nhà lặng đi trong khoảng khắc. Có lẽ vì sự yên ắng đó nên con Thành từ từ đi ra. Vừa nhìn thấy viên điều tra viên nó vội vã quay lại nhưng cũng chỉ trong giây lát ngắn ngủi đó ông Dũng đã nhìn thấy khuôn mặt nhợt nhạt tội nghiệp của con bé, ông nhận ra rằng. Sự ác độc cố ý của kẻ nào đó, hay chính sự sai lầm vô tình trong đó có cả phần của ông đã đẩy một gia đình hiền lành, thuận hoà đang ấm êm vào cảnh xẩy đàn tan ngé và nhất là đẩy đứa con gái ngây thơ, xinh xắn vào sự dày vò khốn khổ, tội nghiệp. Chính ông là người phải có trách nhiệm tìm ra sự độc ác và thủ phạm còn dấu mặt. Ngay cả lúc đó thì con bé đựơc gì khi cuộc vào đời của nó đã bị những móng vuốt tàn bạo, dã man cấu xé và tàn phá. Muốn gì thì gì ông cũng phải tìm bằng đựơc sự thật. Tìm bằng được thủ phạm, cội nguồn của tội lỗi. Còn bao nhiêu đứa bé gái nữa bằng lứa con Quế Hằng trong cuộc đời này đang bị sự bất hạnh rình rập. Còn bao nhiêu móng vuốt …Điều tra viên nặng nề bứơc đi trong sự cố gắng không để lộ tiếng thở dài .

                                                                               N.H

 (Còn nữa)

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)