bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 41
Trong ngày: 222
Trong tuần: 1028
Lượt truy cập: 773534

NHÀ THƠ ĂN MÀY

Từ Đức Khoát

NHÀ THƠ ĂN MÀY ĐẤT QUẢNG BÌNH

    Nhà thơ ăn mày Dương Ánh Dương sinh năm 1950, quê Bố Trạch, Quảng Bình. Thời thanh niên Dương học sư phạm 10+3 Hà Bắc, tốt nghiệp về Lệ Thủy dạy học, lấy vợ.
   Sau 1975 cả gia đình vào Sài Gòn, vợ Dương vượt biên, hắn bị quy tội đồng lõa, là tội nặng không tù là phúc, và thầy giáo Dương bị...đuổi khỏi biên chế Nhà nước. Hu hu...vợ làm chồng chịu(?)
   Dương lang thang dời SG về một làng chài ở Nha Trang làm mướn, làm thơ và may mắn gặp chị ...Nguyễn Thị Gặp, người cùng cảnh, bèn lấy làm vợ. Trong một chuyến đi biển, Dương bị ngã, chân vịt của tàu quật gãy tay chân và va đập mạnh vào đầu. Dương bán thân bất toại ở bệnh viên cả năm trời. Chị Gặp đã gắng hết sức mình chữa chạy cho chồng. Ra viện, thần kinh Dương không ổn định. Chân gãy đã lành nhưng đi lại khó khăn. Cánh tay gãy cũng không làm được việc gì nữa ngoài cầm bút, cầm gậy.
   Chị Gặp cùng đứa con rời bỏ Dương. Dương buồn quá, vết thương trên người liên tục tái phát, nhưng vết thương lòng còn đau đớn hơn nhiều, khiến anh lắm khi như rồ như dại, như tâm thần. Không ý thức, không lựa chọn, không biết từ giờ nào, ngày nào, Dương đã thành kẻ ăn mày dọc các chợ, các làng chài của vùng duyên hải miền Trung. Rồi anh dừng chân ở Phan Thiết. Tại đây cũng lắm người Quảng Bình vào làm thuê cho các làng chài. Lại cũng có những người Quảng Bình thất cơ nhỡ vận đói khổ nên dạt vào chốn này ăn mày. Dương ngã bệnh vào viện Phan Thiết. Không ai thân thích. Không ai thăm nom. Một hôm có một cô gái áo quần xếch xác, tiều tụy lò dò tìm đường vào viện thăm Dương. Hỏi ra, chị cũng đang ăn mày ở Phan Thiết. Chị tên là Mai Thị Chuỗm, quê xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, cái làng nghèo khó nhất tỉnh. Nhà chị nếu không đi làm thuê thì đi ăn mày. Chị biết tiếng anh ăn mày tên Dương ở đây và là đồng hương, nhưng chưa dám gặp. Nay thấy đồng hương bị ốm, nằm viện mãi không về, chị tìm đến thăm. Họ cũng không thể nhớ họ đã thành vợ chồng của nhau từ khi nào. Mỗi khi cao hứng, Dương đọc những bài thơ cho chị Chuỗm nghe. Chị Chuỗm không biết thơ là gì nhưng thấy xuôi tai, thích! Sống với nhau vài năm tại Phan Thiết, vợ chồng Dương quyết định đưa nhau về quê vợ, cùng với hai đứa con, một trai một gái. Chị Chuỗm bán hàng vặt tại chợ quê, mỗi ngày buôn bán như vậy phát đạt lắm thì lãi được năm ngàn. Gia đình Dương chọn một mảnh cát phẳng, dựng lên cái chòi, chỗ ở rộng bằng cái giường đôi. Không thể làm việc gì hơn để kiếm sống nuôi cả nhà, Dương Ánh Dương đành tiếp tục nghề ăn mày ở các chợ trong vùng. Dương lí luận, nghề ăn mày là nghề đi tìm kiếm những phút giây họa may của mình: Họa may gặp người tốt bụng cho được năm bảy ngàn, họa may gặp phiên chợ đông người kiếm được mỗi ngày vài chục, và ...họa may trong những chuyến ăn mày lang thang ấy lại làm ra được bài thơ, làm thơ rồi gửi đến các báo và tạp chí văn nghệ địa phương, hoạ may được in và quan trọng hơn là các tờ báo ấy họa may vẫn nhớ đến anh mà trả cho mấy chục ngàn nhuận bút. Dương nhẩm tính, nhuận bút một bài thơ họa may lắm thì bằng thu nhập của một ngày ăn mày. Cho nên trong bài thơ "Hoạ may" của mình, Dương mới kết luận:" tôi đành xách gói ra đi. để họa may gặp những gì họa may ... "
   Đây là bài thơ Dương Ánh Dương viết tặng chị Chuỗm người vợ thân yêu của mình, Chắc sau một lần mới giận nhau(?):

Nắng thì đứng yên một chỗ52136289_2173111309605187_4703704232455307264_n
Người đi đủ hết trăm đường
Lại về tìm trong cát nổ
Bực mình, nửa giận nửa thương
Miệng ai như hoa lúng liếng
Mắt ai chớp chớp khôn lường
Nhìn đôi mắt tràn như biển
Xanh như khoai phủ thắm vườn
Tôi về tìm em trong nắng
Biết là hờn giận bỏ qua
Bao nhiêu tháng ngày xa vắng
Nương vườn nườm nượp thay da

  Dương Ánh Dương- gã ăn mày làm thơ đã không kịp nhìn thấy niềm ước ao của mình được thực hiện: tập thơ riêng được Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình xuất bản.
Có thể nói nhà thơ Dương Ánh Dương suốt đời làm nghề ăn mày lang bạt. Và, anh trút hơi thở cuối ngay tại ngôi lều tranh tạm bợ, mất khi bài thơ mình viết chưa ráo mực đang cầm trên tay, và người đầu tiên nghe anh đọc thơ trong đêm mưa rét ấy là vợ anh.

AI KHÓC
Tôi chưa khóc mà ai khóc trước?
Xin một lần thôi nấm đất chui vô
Tôi chỉ thể nằm xuống sâu một thước
Và ai xây cho tôi một nấm mồ
Tôi đã chết vy hằng vĩnh biệt
Ai đi qua thắp một nén hương
Tôi đã chọn hầm trời trong ruột đất
Thoang thoảng nghe lời khóc giữa đêm trường

Sau hai ngày viết bài thơ này, đêm 16/11/2002, Dương Ánh Dương trút hơi thở cuối cùng tại căn lều của vợ chồng nhà thơ

HỌA MAY
Tôi như lạc giữa thực mơ
Họa may gặp lại bên bờ sông than
Mua khóc, gió nổi, trăng tàn
Họa may gặp được muôn vàn thương yêu
Thôi thôi, đừng lắm lắm điều
Họa may chỉ có những chiều lâm li
Tôi đành xách gói ra đi
Để họa may gặp những gì, họa may

BÚT RƠI
(Dương Ánh Dương: Một lần đi ăn mày ghé thăm bạn ở Đồng Hới nay đã làm chức vụ...to oành. Bạn đóng cửa không tiếp...) thế là có thơ:
Tôi về tìm lại bạn tôi
Lầu cao. Không có ai ngồi trước hiên
Tôi như điên, tôi tưởng điên
Đừng mở cửa để ưu phiền cho tôi
Bạn mời, đâu phải là mời
Ra về ghi lại, bút rơi nửa chừng

   Tôi chợt chạnh lòng nghĩ tới lá đơn xin gia nhập Hội nhà văn Quảng Bình của Dương, trong mục nghề nghiệp anh ghi: ĂN MÀY. Hội văn đất Quảng chắc ai cũng choáng, tưởng đùa, hóa ra là thật. Thật đau xót làm sao, một thi tài sớm bị thui chột về những cái vớ vẩn của thời bao cấp.
   Mong Dương được siêu thoát , thảnh thơi ở cõi vĩnh hằng, anh sẽ làm thơ phục vụ, mua vui cho giai cấp cần lao, cho những mảnh đời bất hạnh nơi suối vàng. Thanh thản Dương nhé!

                                                                                          T.Đ.K

 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)