bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 35
Trong tuần: 1328
Lượt truy cập: 647006

NHỚ TRẦN HOÀN

Đắc Phượng
 
NHỚ TRẦN HOÀN
 
  Kiểm tra dữ liệu ổ cứng, gặp tấm hình chụp nhạc sỹ Trần Hoàn cách đây 20 năm, nhân dịp ông về dự Đại hội - Hội Văn học Nghệ thuật Phú Thọ lần thứ V, tháng 10 - 2000.
  Khi đó, nhạc sĩ Trần Hoàn là Phó trưởng ban Văn hóa tư tưởng Trung ương. Khoảnh khắc đang phát biểu, tay rút từ từ trong ngực ra, ông nói “Người nghệ sỹ như con tằm rút ruột nhả tơ…!” được tôi ghi lại, người dự Đại hội hôm ấy ai cũng nhớ.
  Tôi ấn tượng cách Trần Hoàn phát biểu chỉ đạo Đại hội. Nhạc sỹ không dùng văn bản viết, nhưng ông phát biểu hấp dẫn; nêu các vấn đề mạch lạc, thỏa lòng người nghe. Dân làm báo vất vả lắm khi muốn xin bài phát biểu. Hầu hết đều bó tay, ngày ấy không dễ ai có máy thu.
  Sau Đại hội không lâu, Trần Hoàn lên Phú Thọ công tác, tôi tặng lại ông tấm ảnh, ông cảm ơn và nói một câu làm tôi nghèn nghẹn - Cảm ơn Đắc Phượng ! Lúc ấy đau tim, tớ vừa xoa vừa phát biểu !
  Nhớ Trần Hoàn khiêm tốn giản dị, lần Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ tổ chức “Đêm nhạc Trần Hoàn” tại nhà Văn hóa thành phố Việt Trì. Bước ra sân khấu, Trần Hoàn không giới thiệu nhiều. Ông nói - Thưa các bạn ! Hôm nay, anh nguyên Bộ trưởng Bộ văn hóa, Phó ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đi vắng. Chỉ có tôi, nhạc sỹ Trần Hoàn đến với các bạn ! Nhà hát trên năm trăm chỗ ngồi tràn ngập tiếng vỗ tay.122807760_2162254857252907_1230649802923029362_o
Trần Hoàn cầm đàn cùng ca sỹ Phương Nga mở đầu bằng bài Mưa rơi, bài hát được ông phổ nhạc từ thơ Tố Hữu. (Tố Hữu viết bài thơ này ở Phù Ninh thời chống Pháp, ghi lại nỗi lòng của nhà thơ khi vợ đi công tác). Đêm nhạc có nhiều nghệ sỹ, ca sỹ, cả dàn âm thanh ánh sáng từ Hà Nội lên. Các ca khúc liên tục thể hiện, thời gian ngắn nhưng hát được rất nhiều. “Đêm nhạc Trần Hoàn” đọng lại như lời tri ân Đất Tổ, tri ân nhân dân Phú Thọ…
   Dạo ấy Câu lạc bộ nhiếp ảnh Văn Lang - hoạt động khá nổi, thường xuyên trưng bày ảnh ở sảnh Nhà Văn hóa TP. Sau đêm nhạc, anh em mời chụp ảnh lưu niệm, Trần Hoàn vui vẻ nhận lời. Tôi quan sát thấy ông luôn chú ý đến việc sắp xếp làm sao để ai cũng được chụp cùng mình.       Sự quan tâm của ông khiến mọi người thấy thật ấm áp, thân tình, cảm giác như không phải đang đứng gần một quan chức Trung ương, mà đang ở cạnh một người chú, người anh về thăm nhà.   Đang lay hoay thay phim máy ảnh thì tôi nghe ông gọi. Thì ra ông kêu tôi để cảm ơn về tấm ảnh lần nữa …
   Ẩm thực Việt Trì nổi tiếng 3C : Chó, Cháo, Cá. Tới đây chưa thưởng thức ba món này thì tiếc lắm! Mọi người mời Trần Hoàn đi ăn cháo đêm, ông hòa mình cùng đám nghệ sỹ trẻ. Anh em uống rượu, ông xin phép không dùng. Ai cũng nghĩ ông sẽ về sớm. Không ngờ, Trần Hoàn vẫn ngồi với anh em tới tàn cuộc.
  Con người đời thường là vậy, con người hoạt động chính trị và âm nhạc của ông càng đáng nhớ hơn!
   Trần Hoàn như bao nhà cách mạng khác, chịu cảnh tù đày của Thực dân Pháp. Trong nhiều nhà tù ông trải qua, đến giờ, nhà tù Sơn La còn ghi dấu. Trần Hoàn là người đấu tranh cho sự phát triển của Văn hóa Nghệ thuật đến cùng. Hồi ấy có ý kiến đòi giải tán các Hội, cả Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật địa phương. Trần Hoàn gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và nói: “Không giải tán được đâu, Hội chúng tôi có trước cả Chính phủ đấy ! ” (Hội Văn hóa cứu Quốc thành lập từ tháng 4 – 1943, chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945 mới chính thức ra đời).
   Kinh qua bao chức vụ từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Phó Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Nhạc sỹ Trần Hoàn cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, cho nền Văn học Nghệ thuật nước nhà. Mấy thập niên qua, có người yêu nhạc nào lại không biết đến nhạc Trần Hoàn như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Mưa rơi, Lời Bác dặn trước lúc ra đi, Thăm Bến nhà Rồng, Một mùa Xuân nho nhỏ…
   Biết tin Trần Hoàn nhập viện, anh Đỗ Ngọc Dũng, Chủ tịch hội văn học nghệ thuật, cùng tôi và mấy nhà văn ngồi ôn lại những kỷ niệm về ông, ai cũng mong ông mau bình phục !
    Sông dài mấy rồi cũng trôi ra biển. Người thọ mấy cũng đến lúc phải trở về cát bụi ! Viết những dòng này trong cảm xúc từ bức ảnh, tôi chợt nhớ câu thơ của nhà thơ xứ Đoài - Quang Dũng:
Người chết đã đi vào kỉ niệm
Đã xa vời như ánh trăng sao…
Mười bảy năm Trần Hoàn đi xa, hai mươi năm ảnh vẫn còn đây.
Con người ấy, khoảnh khắc ấy… hiện về, xô đẩy trong tôi những con sóng lòng khó tả…Và tôi viết - mong gửi những con sóng ấy theo ông …
Ai nói trần gian rộng lớn - phù du một kiếp con người ?
Với tôi - Trần Hoàn đến và đi trong cuộc đời này như cuộc rong chơi không hẹn. Nhưng những gì ông để lại là trầm tích văn hóa - nghìn năm dễ có mấy người!
                                                                       Sài gòn Thu .
                                                                      Tháng 10-2020
                                                                              Đ.P
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)