bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 34
Trong ngày: 350
Trong tuần: 1543
Lượt truy cập: 775430

ÔNG BẠN ĐẠI HỌC NHIỀU KỈ NIỆM

ÔNG BẠN ĐẠI HỌC NHIỀU KỈ NIỆM

v_nho_nguyn_kh

                TÁC GIẢ VŨ NHO

                             Vũ Nho

Tôi có quá nhiều kỉ niệm với các bạn khóa một , khoa văn Đại Học Sư Phạm Việt Bắc.  Khoa, Trường chúng tôi mâng bí số T103,  BC 11C, K1!  T103 là Đại Học Sư phạm Việt Bắc, BC 11C là Bưu cục huyện Đại Từ, K1 là khoa Văn. Tôi lên trường muộn, vì là  gã cuối cùng không đi Trung Quốc được do Cách mạng Văn Hóa. Còn ông bạn kia, ông Lê Trung Lập thì đã sang Tàu rồi, quay về. Cũng chả rõ ông ấy ăn cơm Tàu được một năm hay mấy tháng. Tôi đã từng kể tôi lên trường và gặp Đào Hữu Lượng ở trên tàu hỏa ra sao. Hai chàng trai quê lần đầu đến Thủ đô, ngồi cùng toa với thầy giáo Tích dạy Văn ở cấp 3 Đại Từ. Làm quen và dắt díu nhau lên trường nhập học.

          Ông bạn Lê Trung Lập ở tổ khác.  Ông hay nói chuyện tếu và hài. Chả “Trung Lập” tẹo nào. Bao giờ ông cũng thuộc một phe nào đó. Năm đầu chúng tôi ở cùng nhà gần Hội trường.  Đêm tán chuyện tiếu lâm, rồi khí công xoa bóp. Hoặc nghe anh Ma Ngọc Tài,  cựu thành viên  Hội đồng nhân dân Khu Việt Bắc kể chuyện.  Anh Tài lắm chuyện và có lần nổi máu yêng hùng, đi xe đạp qua thân cây tre bắc qua rãnh nước như xiếc! Sau chúng tôi  làm thêm các nhà thì không ở chung nữa.

                    Việc 2 chàng làm chung là sau Tết Âm lịch,  đi thực tập ở Trường cấp 3 Đại Từ. Nhóm có 5 tên. Vũ Nho, Lê Trung Lập, Trần Văn Phi, Trần Trung và Phạm Đức Thông. Trưởng đoàn là thầy Nông Quốc Ân, người Tày, dạy Phương pháp. Họ Lê và họ Trần hay nhắc lời ví von của Trưởng Đoàn  hôm phát biểu với thầy Hiện, Hiệu trưởng cấp 3 Đại Từ “chúng tôi được ngồi dựa gốc quế thơm!” . Chả biết ông Lê có còn nhớ không? (Gần đây, trong bài viết về  khoa, ông Lê Trung Lập còn nhớ tiếng các thầy luộc sắn nói trong khuya : “ Cứ mở vung ra là bở tất!”, hẳn là  sẽ nhớ câu ở Đại Từ!). Thực tập ở Đại Từ do anh Tài hướng dẫn. Chúng tôi đều đạt kết quả tốt. Riêng anh chàng Phi lại luyện giọng nói tiếng Huế, nghe rất chi là…mùi mẫn!

        Kết thúc thực tập Sư phạm, trước khi về Cổ Nhuế để  nghe các nhà văn đến nói chuyện, tôi lên nhà Lập chơi. Tôi chỉ còn nhớ đã ngâm một  đống tre xuống ao cho gia đình. Và một tối, tôi hộ tống ông bạn đi tìm hiểu cô B. ở trong xóm bên. Sau khi đến cổng, cô B. và ông bạn nói chuyện. Còn tôi thì vì ý tứ, đứng đợi bạn ở xa. Chao ôi, khi một anh sinh viên và người đẹp  nói chuyện yêu đương thì… chả biết bao nhiêu thời gian cho đủ. Tôi chờ mỏi cả mắt, mỏi cả chân,  buồn ngủ ríu mắt. Muỗi đốt tơi bời, nhưng bó tay. Không thể “phá đám” gọi ông bạn. Mà đường về nhà thì chỉ có mỗi ông ấy biết! Phúc bảy mươi đời nhà tôi là bà cụ mẹ cô B. thấy đã quá khuya,  cụ  giải tán hội nghị tình yêu, giải thoát luôn cho tôi.

          Tôi ở lại Khoa, nên có dịp đi ăn cỗ cưới  mấy người bạn. Đặng Trần Cát ở Vĩnh Tường, Ngô Xuân Tiền ở Phổ Yên, và Lê Trung Lập ở Tân Yên, Bùi Văn Thịnh ở Quán Triều. Đi ăn cưới ông Lập chính là đám cưới với cô B. mà chàng tìm hiểu tôi đã kể. Buồn cười là sau này ông bà ấy sinh nhiều con, ông Lập bào nguyên nhân  do tôi tặng xoong quấy bột và 5 chiếc thìa… Thế mới Oách!

           Có chuyện  này ông Lập nhắc lại tôi mới nhớ. Đó là khi ông  đi lính, xuất ngũ trở về, người ta giao cho ông xây dựng chương trình cho trường Sư Phạm Hà Bắc. Ông Lập lên khoa Văn, Tôi báo cơm nhà bếp cho ông, giới thiệu với thầy chủ nhiệm để ông xin tài liệu.  Phòng ở tôi giao cho ông ở phòng tôi  chán thì thôi. Còn tôi thì lại lang thang về Hà Nội đọc sách và soạn bài.

          Hồi kỉ niệm  40 năm thành lập khoa, Lê Trung Lập có lên. Tôi và Lập chụp tấm ảnh trong hồ Núi Cốc. Nhiều ảnh quá, không tìm ra được!

          Tôi một lần cùng ông bạn Trần Trung lên thăm gia đình ở Tân Yên. Lần ấy 3 chàng thực tập Đại Từ gặp nhau vui  như Tết. Lại có ông bạn cùng khóa là Tiến sĩ Ngô Văn Thư từ Thái Nguyên qua…

          Sau đó hai  vợ chồng Lê Trung Lập có xuống Hà Nội thăm bạn bè. Ông bà đến nhà tôi đúng lúc GS.TS Ngô Ngọc Liễn qua chơi. Ông GS Tai -Mũi - Họng là người  yêu văn chương, viết 2 tiểu thuyết lịch sử là Mẫu Ỷ LanVụ án Thái sư Lê Văn Thịnh.  ( Tôi có viết giới thiệu 2 cuốn sách này).  Hôm ấy cũng có ảnh chụp.

      Lần kỉ niệm 50 năm ra trường ở nhà Lộc Phương Thủy, ông Lập bận việc riêng không xuống được. Sau đó  Vũ Nho, Trần Trung, thêm anh Hoàng Ngọc, cựu khối trưởng và Nguyễn Hải Âu lên nhà  ông Trung Lập chơi!  Lúc này con trai ông Lập đã xây căn nhà rất đẹp bên cạnh nhà ông bà! Mừng cho  đại gia đình!

          Gần đây, do Covid nên mọi kế hoạch chơi bời thăm nom hoãn hết. Thi thoảng gặp ông bạn lên FB với những vần thơ thế sự. Tôi đã còm vui vui rằng chúc mừng ÔNG GIÁO GIÀ THÀNH NHÀ THƠ TRẺ!

          Đang  chờ  vãn Covid sẽ làm cuộc gặp gỡ bạn bè! Trong khi chờ đợi ghi mấy dòng này. Đưa lên  để  ông Lập và các bạn Việt Bắc chơi FB cùng biết!

                                            4/9/2021

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)