bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 74
Trong ngày: 452
Trong tuần: 1229
Lượt truy cập: 773942

PHÊ BÌNH...

Trần Tâm

ĐÔI ĐIỀU VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY


        Xưa nay, nói đến lực lượng phê bình trong các ngành nghệ thuật là người ta nghĩ đến Văn học, Sân Khấu, Mỹ thuật và Âm nhạc. Một số bộ môn khác như Nhiếp ảnh, Điện ảnh, Kiến trúc và Múa có ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, không phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu nên lực lượng phê bình nhìn chung vắng vẻ hơn. So với Sân Khấu, Mỹ thuật và Âm nhạc, một lực lượng tác giả với tác phẩm được phê bình luôn luôn nhiều hơn các chuyên ngành khác và thực tế có chất lượng cao hơn bao giờ cũng là bộ môn Văn học. Do đặc thù về nghề nghiệp và ngôn ngữ biểu hiện nghệ thuật của các ngành  khác nhau, số người viết phê bình văn học nghệ thuật gắn bó mật thiết, lâu dài, chuyên sâu với nghề rất ít. Ở Quảng Ninh, ngoài Tống Khắc Hài, Nguyễn Thanh Dân, Hữu Tuân… ra, số người viết lẻ tẻ cũng không nhiều. Hơn nữa, họ đều là những người đã mất hoặc tuổi cao. Gánh nặng của công tác này được đặt ra cho lớp trẻ, phần nhiều là tay ngang, viết dè dặt, tùy hứng hay được gợi ý, không chuyên nghiệp và không ổn định.
           Một điều khó lí giải, công tác lý luận phê bình hôm nay thường bị xem nhẹ từ cả phía bạn đọc đến bạn viết. Điều này khiến cho việc phê bình, nhận xét những tác phẩm dễ bị xô lệch, không mấy chuẩn mực. Đọc các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy có hiện tượng lý luận phê bình ít và không bám sát cuộc sống và phong trào sáng tác. Trong tỉnh nhà, các bạn viết đã cố gắng biểu dương những tác phẩm gắn bó với hiện thực, phản ánh trung thực cuộc sống, góp phần xây dựng con người mới và khẳng định những khả năng, tâm huyết của ngươi viết với người lao động, với chế độ. Bày tỏ lòng biết ơn những chiến sỹ ngày đêm luyện rèn, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời vùng biển đất nước, những người công nhân, nông dân lam lũ bám tầng, bám ruộng đồng; các trí thức tận tâm tận tụy đã vượt mọi gian khổ khó khăn, phục vụ và xây dựng Tổ Quốc, nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh, tốt đẹp của xã hội, làm phong phú cuộc sống và năng lực thẩm mĩ của công chúng. Tiêu chí đặt ra với các bài viết này là tìm ra những chi tiết, những biểu hiện, những hành động con người và công việc phản ánh chân thật hiện thực, tạo hiệu quả tốt đẹp trong sản xuất, bổ ích cho cuộc sống và đáp ứng thị hiếu của mỗi người.
        Chúng ta còn thiếu nghiêm trọng những bài viết đề cập việc phê phán, phân tích các tác phẩm xa rời hiện thực đời sống, lệch lạc về tư tưởng hay gò gẫm, gọt rũa hình thức, dùng kỹ thuật thay thế cảm xúc nhằm bộc lộ cái tôi cô đơn của tác giả.
        Những bài viết gọi là lý luận phê bình ấy không sớm thì muộn các tác giả sẽ tập hợp và in ra khi có điều kiện. Mặc dù thế, ta thấy số lượng thật hiếm hoi so với số lượng sách văn học đã in.
        Văn chương tỉnh ta mấy năm gần đây nói chung nở rộ. Nhiều tác giả một năm ra hai ba đầu sách; đông hơn là những tác giả mới cũng dễ dàng xuất hiện trước cơ chế mở. Thơ, trường ca, bút ký, truyện ngắn, truyện dài, tản văn… đầy ra. Không thiếu những cuốn sách được xuất bản một cách dễ dãi, tập hợp những bài viết nông cạn, tủn mủn, vụn vặt, nghèo hàm lượng chuyên môn. Có những tập thơ, những tập văn xuôi cầm trên tay, đọc xong mà thương xót, thương hại cho tác giả. Có bạn đọc còn cầm sách đến, nhờ chúng tôi giảng giải cho ý của đoạn thơ, vấn đề của cuốn truyện. Lúc ấy, tôi cũng chỉ nêu được ý kiến chủ quan của riêng mình rồi thầm ao ước không biết các nhà lý luận phê bình của chúng ta đang ở đâu hoặc đã xuất hiện chưa, tin cậy được không?
         Chúng ta đang ở trong thời kỳ trăm hoa đua nở, trăm người lên tiếng trong sáng tác. Hàng năm, chúng tôi nhận được không dưới trăm tập thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà. Một bạn viết đã nói với tôi:
          - Có những người tặng sách mà em sợ. Dù thế nào cũng là đứa con tinh thần của người ta. Em trân trọng họ và nghĩ mình sẽ mang  tội khi nhận mà không đọc. Đọc xong, lại sợ họ gọi điện thăm hỏi, xem em có nhận xét gì. Nói thật dễ mất lòng, em khen một vài câu. Vậy là, họ nhờ cậy viết bài nhận xét, viết đôi lời giới thiệu. Thế là mình mất thời gian làm những chuyện không mấy hào hứng. Nhưng cũng có người, vừa thấy giới thiệu tác phẩm mới ra, em đã gọi điện chúc mừng mà lòng thấy nôn nao. Em muốn được đọc ngay của họ để được học hỏi nhiều điều. Cả vốn sống, cách thể hiện từng tác giả và cách ứng xử của nhân vật mà em yêu thích.
         Văn thơ đang bề bộn, hỗn độn mà vắng lắm một tập sách phê bỉnh mang tính chất học thuật, lý luận, định hướng. Trong tình trạng chung hiện nay, chúng ta thường gặp những nhà phê bình nửa mùa cao đàm khoát luận, đao to búa lớn thậm chí phùng mang trợ mắt nhưng khi bạn đọc cần tiếng nói lý luận phê bình thì họ im hơi hoặc trốn tránh.
         Từ thực tế ấy, những lời tung hứng vô tội vạ, vô trách nhiệm, tự tung tự tác, chém gió ngày ngày thỏa sức hoành hành trên fecebook, thậm chí cả mặt báo mà ít thấy những tiếng nói chính thức, trung thực, có chất lượng, có trách nhiệm cao của các nhà phê bình.
         Đành rằng, mỗi nhà sáng tác là một nhà phê bình. Mỗi người đọc, ở một mức độ nào đó cũng là một nhà phê bình. Nhưng chúng ta chưa có phê bình những bài nhận xét giới thiệu cho vừa lòng nhau. Qua cách họ viết về chân dung bạn văn, bạn sáng tác, viết về đồng  nghiệp, về bản thân mình, bàn về tính thời sự của văn học mà thấy nó nhàn nhạt, nhẹ tênh, thậm chí vô vị.
         Báo chí phần lớn là những bài nhận xét hời hợt, khen nhiều nhiều, chê in ít để rồi vui vẻ cả. Những cuộc hội thảo nhàn nhạt có cũng được, không cũng chẳng sao; một vài bài viết khen chê rồi tất cả đi vào quên lãng chẳng ích lợi gì nhiều mà tốn kém không ít thời gian tiền bạc và công sức. Vì thế, ngay từ bây giờ, công tác lý luận văn học càng phải dồn sức thúc đẩy mạnh mẽ, có kế hoạch rõ ràng trong từng giai đoạn.
        Chúng ta cần tổ chức, mở các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thảo về phê bình văn học hướng đến sự tinh gọn, có chất lượng, có chiều sâu, trọng tâm thiết thực, chất lượng và hiệu quả.
       Cần có cách nuôi dưỡng, tiếp sức cho đội ngũ lý luận phê bình. Có những phân công cụ thể từng người, từng phần việc. Anh A xem xét, có ý kiến về tác phẩm này; Chị C cần đưa ra nhận định của mình với tác phẩm viết về công nhân mỏ hay nông thôn. Nghĩa là giao việc cho từng người cụ thể để qua tác phẩm, họ tùy theo khả năng, trình độ của mình mà nêu nhận xét, nêu quan điểm. Đừng như tình trạng hiện nay, tác giả tặng sách một ai đó cứ phải: Anh (hay chị) cho em một bài giới thiệu nhé. Vừa khổ công cho người viết, vừa không đạt, không đúng với yêu cầu, tiêu chí của Lý luận phê bình văn học.
         Các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận phê bình văn học, định hướng cho dư luận, đào tạo, nâng đỡ những tác giả có ham mê, có yêu thích đến với lý luận phê bình, đưa những nhân tố mới đi đào tạo, nuôi dưỡng nâng đỡ những chồi non mầm mới bài bản, nghiêm túc, tạo nguồn cho điều kiện xuất hiện những nhà phê bình chuyên nghiệp có tâm có tài, sáng giá trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài.
          Cuối cùng, chúng ta có cách ứng xử đúng mực hơn, làm nền tảng, làm mục tiêu, làm chuẩn mực để bạn đọc hướng tới và nâng cao cách cảm nhận văn học. Đồng thời, đa dạng hoá lý thuyết, cởi mở hơn với các lý thuyết, tiến hành phản biện lý thuyết, dùng trí tuệ của mình tỉnh táo gạn đục khơi trong lý thuyết, đưa trình độ cảm nhận, hưởng thụ, phê phán và bình luận của tất cả chúng ta hướng lên tầm chuyên nghiệp. 
           Tất nhiên đó là việc làm không phải dễ dàng thực hiện trong một vài năm nhưng nếu không làm, không đào tạo, nuôi dưỡng thì năm này năm khác rồi đến thế hệ này, thế hệ khác, nền tảng lý luận phê bình vẫn như một niềm mơ ước treo cao.
                                                                             T.T

 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)