bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BẠN NHƯ NGUYỆT ĐÃ GỬI BÀI!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA BÀI LÊN TRANG, LÀM CHO TRANG THÊM PHONG PHÚ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN PV KIM KHÁNH, PHÓNG VIÊN HTV9!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ ĐƯA VIDEO CLIP NÀY LÊN TRANG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ BÙI MINH TRÍ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 120
Trong tuần: 545
Lượt truy cập: 612306

QUÁ TRỌNG LƯƠNG

                                         QUÁ TRỌNG LƯỢNG

 

                                                                   Tiêu Phúc Hưng

                                                                  Vũ Công Hoan dịch

 v_cng_hoan_nheo_mt

DICH GIẢ VŨ CÔNG HOAN


          Hôm ra sân bay tiễn bạn, chuyến máy bay bay đến Phơ ran phuốc, Luân Đôn, Rô ma và Pa ri đông nghìn nghịt, đông tới mức giống như những hạt mưa chen vào nhau. Có lẽ sắp chấm dứt kỳ nghỉ hè, các trường đại học chuẩn bị khai giảng, chỗ nào cũng thấy sinh viên trai gái đẩy những chiếc xe đẩy chất đầy va ly hành lý to sụ, bố mẹ tiễn con đặc biệt nhiều. Trong phòng chờ bay không khí gia đình bỗng chốc sôi nổi, y như phòng khách, những khuôn mặt tương tự luôn loáng qua trước mặt.

         

          Thi thoảng có những em đi vào bên trong làm thủ tục lên máy bay. Bố mẹ đành phải chờ ngoài phòng đợi. Con đi hàng ngàn dặm mẹ âu lo, ai cũng nghển cổ gửi tâm tình mong đến mỏi mắt về phía trước đầy những đầu người lố nhố. Thi thoảng lại có những em từ bên trong hấp tấp đi ra. Đem đến cho bố mẹ niềm vui trong khát vọng. Nhưng tôi đã phát hiện, các em hối hả đi ra phần đông không phải để  tạm biệt bố mẹ đưa tiễn một lần nữa, cũng rất hiếm trông thấy cảnh lưu luyến không muốn rời. Những pha ấý hầu như chỉ giành cho cái xiết tay và ôm nhau giữa những  người tình.

         

          Đứng bên cạch tôi là một phụ nữ trẻ có khuôn mặt khá xinh đẹp. Móng chân lộ ra đôi xăng đan bôi hình vẽ tươi rói. Những người đàn bà có phong thái như thế, trong kịch truyền hình của chúng ta thông thường vẫn làm nũng trong lòng đàn ông. Lúc này chị giống như một con mèo ngoan ngoãn, ánh mắt chị có vẻ ngơ ngác. Một lát sau tôi trông thấy một chàng trai đẩy xe hành lý, hấp ta hấp tấp đi đến trước mặt chị, nói như cáu gắt: “Đều tại mẹ, thứ gì cũng bắt con đem theo, đều quá trọng lượng”.Chỉ thấy chị hỏi “Quá bao nhiêu cân?”Giọng chị nhỏ nhẹ, hình như lỗi đều do mình.“Mười kg”. Chỉ có con mới  tùy tiện nói nặng với mẹ trống không như thế. Nghe giọng nói là người phương Nam.

         

          Vậy là tôi nhìn thấy người mẹ bắt đầu ngồi xổm, cởi dây buộc va ly, mở va ly ra. Đó là hai chiếc va ly màu vàng loại xịn một to một nhỏ. Con trai cũng ngồi xổm cùng với mẹ lật đồ bên trong. Đầu tiên là hai gói bột giặt. Con trai gắt gỏng; “cái này cũng mang”, sau đó là một túi kẹo. Con trai lại hục hặc “Cái này cũng đem theo”  Tiếp theo nữa là mấy hộp trà búp cũng bỏ lại “Cái gì cũng đem”. Người mẹ cứ im thin thít, nhìn con trai bỏ nhiều thứ lại như thiên nữ rắc hoa. Trước mặt chị một đống lù lù như bày bán. Cuối cùng con trai vứt lại nhiều quần áo và một cái gối. Sau đó cậu thò tay xuống đáy va ly. Chỉ thấy người mẹ nói một tiếng “Cái chăn con cũng bỏ lại sao?”

         

          Tôi thấy ngứa mắt bước hai bước, nói với đứa con từ nãy đến giờ luôn hục hặc, mồm ngoắc to có thể nhét vừa hai cái chai: “Mười kg gam đủ rồi đấy, cháu để laị cả, sang đó làm thế nào?” Con trai không vứt đồ ra nữa, người mẹ cũng đứng lên, mặt buồn thiu, Chị vốn đánh phấn bôi son rất đẹp, bởi ra nhiều mồ hôi đã làm phấn son chảy nhoe nhoét. “Đi thử xem sẽ hay”. Tiếp theo tôi giục cậu con trai. Cậu bắt đầu sắp xếp va ly. Người mẹ lại  bỏ trà vào hộp, nhét vào va ly. Con trai đẩy xe hành lý đi. Tôi hỏi con chị sang nước nào? Chị bảo cháu sang nước Anh du học. Bao nhiêu đồ vứt tung tóe dưới chân chị.

         

          Lúc này ở bên kia thân tôi, lại có một cô gái đẩy xe đến bên cạnh bố mẹ. Cô bé cũng tỏ vẻ cáu gắt y như cậu con trai vừa rồi. Dun mạnh xe đến trước chân bố mẹ, cô gái nói một câu “Quá trọng lượng rất nhiều”. Giống như người mẹ vừa rồi, ông bố lập tức cúi xuống mở va ly hành lý ra. Tôi chợt nhìn vào, bên trong hầu như toàn là đồ ăn mà toàn là thức ăn tê cay, khỏi cần nói cũng biết là dân Tứ Xuyên. Dở phải lật trái, người bố  cân nhắc nên bỏ cái gì thì hơn. Con gái đứng tại chỗ lấy tay quạt mát, lau mồ hôi trên mặt, nói “Đều là những thứ con muốn đem theo!” khiến ông bố có vẻ khó xử. Nhưng bà mẹ đứng bên cạnh nói: “Bỏ số lạp sườn lại, những cái ấy chiếm số lượng không nhỏ”. Ông bố bỏ ra mấy túi lạp sườn, lại bỏ ra mấy túyp thuốc đánh răng, một hộp to chất dinh dưỡng và mấy chiếc áo bông. Khi đóng va ly vào, chiếc va ly căng phồng đã xẹp hẳn. Con gái õng ẹo đẩy xe đi. Tôi khẽ hỏi bà mẹ “Cháu nhà chị đi đâu?” Chị đáp cháu sang Pháp du học.

         

          Thế hệ con một đương nhiên cảm thấy có thể trút lên đầu bố mẹ moị thứ không hài lòng và trách móc. Nuôi con mới biết ơn bố mẹ. Bọn chúng vẫn chưa đến tuổi hiểu lòng bố mẹ. Chúng có thể oán trách sự nuông chiều và chờ đợi qúa trọng lượng của bố mẹ, nhưng vĩnh viễn không nên oán trách tình cảm của bố mẹ đối với mình quá trọng lượng.

 

                                                   Vũ Công Hoan  dịch ngày 12 tháng 4 năm 2011

                                     (Theo “Báo buổi chiều Bắc Kinh”ngày 3 tháng 2 năm 2008)

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                  

                                                                                             

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)