bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 156
Trong tuần: 779
Lượt truy cập: 674215

THÀY GIÁO TÔI

Nguyễn Địch Long
 
THÀY GIÁO TÔI
 
  Thế hệ học trò chúng tôi sinh ra từ làng. Thày giáo tôi, Thày Phạm Bội Lê cũng sinh ra từ làng.
  Quê tôi, làng Liêu Xuyên thuộc Phủ Đường Hào, Trấn Kinh Bắc xưa, nay là làng Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Phụ thân Thày là cụ Đồ Cư, Cụ Đồ là hậu duệ của Đức Thái Tể kiêm lục bộ thượng thư, Nhà sử học Phạm Công Trứ (1600-1675) thời Lê Trung Hưng và là người đứng đầu Hàn Lâm Viện, Đông Các Đại Học Sĩ. Thái Tể là nhà sử học nổi tiếng tiếp theo Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, Vũ Quỳnh và Phan Phu Tiên… Người đã chỉnh biên bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và là tác giả bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên gồm 23 quyển. Người cho ra đời bản khắc gỗ đầu tiên để nhân bản và lưu giữ lâu dài cho toàn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Hiện đền thờ của Tể tướng đã được xếp hạng di sản văn hóa lịch sử tỉnh Hưng Yên và là người đứng đầu Đông Các Đại Học Sĩ. Công lao Cụ rất lớn nhưng rất tiếc hiện nay chưa có tên đường như những danh nhân lịch sử khác.
  Thày giáo tôi là một hương sư, sống đời thanh bạch. Học trò của Thày là những người con em trong làng được Thày khai tâm mở trí. Khác với phụ thân của Thày chỉ dạy chữ Nho, còn Thày giáo tôi dạy cả chữ Nho, chữ Quốc Ngữ và mở lòng tiếng Pháp.
  Do hoàn cảnh riêng tư, tôi là đứa học trò đi học muộn. Các đàn anh, các em và cả các cháu của tôi trong làng đã đi học trước tôi. Mấy chữ đầu tiên Thày viết không phải A, B, C mà là “I, U, O, A”. Thày dạy tôi đọc một lượt rồi còn dạy cho các học trò trước tôi. Họ đủ loại, nào tập đọc, tập viết, lớp đã viết chính tả… Cuối giờ, Thày đến bên tôi và yêu cầu đọc lại các chữ Thày viết cho đầu giờ. Cứ như thế, chúng tôi học Thày hết lớp ba. Năm lớp nhì, chúng tôi lên trường huyện và rồi đi tiếp xa hơn, học lớp cao hơn. Khi tôi học dở dang lớp Nhất thì chiến tranh ập đến làng và chúng tôi phải tản cư vào khu du kích. Chúng tôi xa Thày từ đấy.
Hòa bình lập lại, rồi giảm tô, cải cách ruộng đất, đến hợp tác hóa, tiếp đến là chiến tranh phá hoại, rồi tổng tiến công giải phóng Miền Nam… Thế hệ học trò chúng tôi lớn lên, qua bao nhà trường phổ thông, đại học, qua bao đơn vị công tác, rồi bao đứa vào chiến trường. Một ngày tôi trở về thăm làng, trong phút giây mừng tủi ban đầu, Thày rưng rưng nói: “Thày rất tự hào về các con, lớp học trò đầu tiên của Thày, cả đời Thày, chưa một lần bước chân ra khỏi lũy tre xanh. Còn con, con đã đi xa bao góc bể chân trời…”. Rồi Thày hả hê: “Các con hơn cha là nhà có phúc mà”.
  Trong không khí ấy, Thày đưa tôi lướt qua tập 430 bài thơ Đường của Thày. Tôi lặng lẽ giở nhanh, mắt liếc về bàn Thày làm việc với ngọn đèn sáng nhẹ. Trên bàn, các giáo án của Thày dạy cách làm thơ, dạy chữ Nho và dạy làm thư pháp. Lối viết thư pháp của Thày đẹp có tiếng khắp gần xa. Lần ấy, sau khi tôi viết bài Thày Giáo Tôi in trên báo Giáo Dục Thời Đại định mang về biếu Thày thì Thày đã giã biệt cõi nhân gian này 3 ngày. Tôi lặng lẽ đành dâng cuốn Tạp Chí lên bàn thờ kính viếng Thày. Hôm nay, Thày giáo tôi đã đi xa về cõi vĩnh hằng hàng chục năm. Tưởng nhớ công ơn của Thày, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các nhà giáo, các nhà văn và các thân hữu bài: “Thày Giáo Tôi”. Xin cảm ơn các thế hệ thày giáo và các bạn đã quan tâm. Chúc các bậc thày giáo luôn vui vẻ, hạnh phúc để cống hiến cho sự nghiệp giáo giục nước nhà luôn phát triển!
 dichlong

THÀY GIÁO TÔI
 
Con học thầy từ ngày đầu cắp sách
Mái rạ ba gian nhà thầy làm trường
Lũ học trò nằm dài trên đất
Lích chích ra vào gà mẹ gà con
Bài mở lòng: tiên học lễ hậu học văn
Giấy cũ giữ lề, đói thơm, rách sạch
Muốn nên người phải trọng đạo nghĩa nhân
Uống nước nhớ nguồn sống đời thanh bạch
Tuổi thơ trôi nhanh qua năm tháng
Chân đất vẹt mòn, gốc sấu, gốc na
Học dốt học lười, roi mây gai mít
Giữa xóm nghèo chúng con mơ bay xa
Lớp thì chật mà trò lại đông
Con cái cả làng cậy thầy dạy dỗ
Ai cũng mong con mình nên bà nên ông
Mai dời làng cho đời bớt khổ
Chúng con đi trăm nẻo tha phương
Đứa đỗ kỹ sư, đứa là bác sỹ
Đứa mang chí trai nằm lại chiến trường
Đứa lấy ruộng vườn nhà nông tri kỷ
Hơn năm mươi năm con trở về làng
Đến thăm thầy vẫn thấy thầy dạy học
Giờ thầy dạy chữ Nho, thơ văn, thư pháp
Con lặng nhìn thầy râu bạc níu từng trang!
 
                          N.Đ.L
 
 
 
 
 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)