Có một nhà thơ đã viết:
"Thơ là tinh túy cuộc đời
Thơ là cảm xúc của người yêu thơ"
Vâng. Đã là người, ai cũng có những cảm xúc nhất định trong cuộc sống. Những cảm xúc ấy nhiều khi gắn bó máu thịt với ta, có khi theo ta đi suốt cả cuộc đời. Có thể là niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ thương khôn nguôi. Những trăn trở thẳm sâu về một điều nào đó.
Có người biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, nhưng nhiều người lại thổ lộ âm thầm, giữ kín trong tâm. Những người yêu thơ thường bộc bạch cảm xúc bằng những vần thơ đầy ngữ nghĩa. Đặc biệt những nhà thơ có tâm huyết, có năng khiếu, có tầm nhìn, có phong cách thơ riêng thường diễn tả cảm xúc của mình thật nhẹ nhàng, tế nhị, nhuần nhuyễn, xuyên suốt trong thơ, dễ dàng thấm sâu vào lòng người đọc.
Tôi cảm nhận rất rõ điều này khi đọc bài thơ:RẼ LỐI NÀO của nữ sỹ Lê Hà
Ngay từ khổ thơ đầu tiên nhà thơ đã trăn trở bâng khuâng tự hỏi:
"Rẽ lối nào thì gặp ngả ngày xưa
Mà tháng bảy heo may đầy bãi vắng
Phố ngả chiều nắng buông bịn rịn
Gió mơ màng ngóng bước chân đi"
Cả không gian là một cảnh buồn, bịn rịn, với tâm sự mong ước gặp lại ngả xưa với biết bao kỷ niệm thật gắn bó cùng tác giả từ thời tiết tháng bảy đầy gió heo may trên bãi vắng, đến nắng chiều bịn rịn và mơ màng gió ngóng bước chân đi" ?
Đến khổ thơ thứ hai tác giả dần hé mở:
"Từ thuở trăng non gặp sóng vỗ bờ
Biển đã già đi với bao chát mặn
Cây cơm nguội từ bài hát trước
Cứ buông vàng mắt lá đợi mùa xuân"
Tác giả diễn tả lòng mình thật tinh tế: từ thuở mới gặp nhau giữa trăng non và sóng vỗ bờ. Sóng là sóng biển. BIỂN là tác giả qua thời gian đã già đi vì bao điều không suôn sẻ trong cuộc đời...biển chát mặn, đầy vơi.
Nhưng tình cảm của tác giả vẫn vươn tới những những điều tốt đẹp, qua hình Ảnh tiếp theo: cây cơm nguội vẫn buông mắt lá đợi mùa xuân.
Hình ảnh giản dị mà thật đẹp đến nao lòng, nhưng cũng rất chí lý, đắm say mà thủy chung da diết"
Đến khổ thơ thứ ba tác giả đã khẳng định:
"Chợ vãn rồi nhìn vòng lõm trong gương
Mây hẹn chờ mơn mơ như rót mật
Cây đón tuổi trút lá buồn năm trước
Sao lòng mình nỗi nhớ mãi không nguôi".
Thời gian đã trôi đi quá nửa đời người." Chợ đã vãn rồi". Lời hẹn vẫn còn nguyên tươi đẹp: "mởn mơ như rót mật". Vạn vật có thể thay áo mới, bỏ đi những u buồn, cũ kỹ của năm trước để đón nhận những điều mới mẻ tốt đẹp hơn:"cây đón tuổi trút lá buồn năm trước"..Nhưng nỗi nhớ của tác giả mãi vẫn không đổi thay.
Đến khổ thơ cuối cùng tác giả lại nhắc lại điệp khúc câu hỏi: RẼ lối nào?..Vẫn chỉ là mong ước RẼ LỐI NÀO để sông ra gặp bể. Để rồi cuối cùng tác giả kết luận:
Dù có chuyển sang chiều. Tác giả vẫn cứ gửi về phía trời xa: Những điều tốt đẹp nhất. Những thơm thảo của hẹn ước năm xưa.
Cả bài thơ là một sự xuyên suốt, những trăn trở, một nỗi nhớ da diết đã theo cùng tác giả suốt cuộc đời. Mặc dù không gian và thời gian có đổi thay thế nào đi chăng nữa. Đấy chính là tấm lòng son sắt thủy chung của tác giả cất lên đại diện cho những người mẹ, người vợ liệt sỹ trong chiến tranh.
28/04/2024.