bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 190
Trong tuần: 998
Lượt truy cập: 773498

TIỂU THUYẾT - CUỘC ĐỜI

TIỂU THUYẾT -  CUÔC ĐỜI

(Thân tặng nhà thơ Ánh Tuyết

PhóChủtịchHộiVănhọcNghệthuậttỉnhTháiBình)
Nguyễn Đình Bắc

 

nh_bc_1

Mùa hè năm 2014, lần đầu tiên tôi gặp Ánh Tuyết nữ sĩ trong cuộc giao lưu và hội thảo tại thành phố Thái Bình về chuyên đề “Thái Bình với Nguyễn Du và Truyện Kiều”.

Hình ảnh một phụ nữ áo dài thướt tha, nụ cười tươi rói và đôi mắt to đen có hồn. Một người nữ “chính khách” thơ của quê hương năm tấn; Một thủ lĩnh hội Kiều học Thái Bình tên tuổi... đích thân, niềm nở đón đoàn, khi vừa trên ô tô bước xuống, đã để lại trong tôi một dấu son thật đậm.

Và rồi trong hội nghị Kiều Học hôm đó, tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về sự thông minh, hiểu biết thật nhiều lĩnh vực và đặc biệt là sức thuyết phục, tự tin, cuốn hút trong tài hùng biện...duyên, trong giọng nói ấm áp, nằng nặng của người đàn bà trí thức không tuổi của đất Thái Bình. Nghe chị diễn thuyết, rồi sau này đọc tác phẩm chị và những anh chị em trong hội của chị, viết về vị đại thi hào xuất chúng Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiềutôi mới ngộ ra như thể mình đang bước ra từ... giấc mơ đẹp.

Quả thế!Tôi vô cùng thán phục và tự hào: tự hào về truyền thống văn hóa cha ông, tự hào về thế hệ cháu con đã đáp lại trăn trở của đại thi nhân họ Nguyễn khi còn sinh thời:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Tôi nhớ mãi, hôm giao lưu đầy ấn tượng đó. Trời nắng rất to. Sau khi chủ và khách tiệc tùng, liên hoan vui vẻ, đích thân chủ tịch Ánh Tuyết đưa đoàn chúng tôi đi thăm chùa Keo - một ngôi chùa cổ nổi tiếng ven sông Hồng, là niềm tự hào của người tỉnh Thái. Và chị là một “hướng dẫn viên” có hạng trong việc giới thiệu đi tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh cho đoàn. Rồi người thủ lĩnh ấy lại cùng anh em, tiễn chúng tôi ra tận điểm cuối cùng của tỉnh, là bến phà Tân Đệ, với lời trần tình tri âm và túi quà quý giá là cuốn sách Truyện Kiều Hán Nôm cùng một số ấn phẩm, tập san, nghiên cứu, đánh giá về đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiềubất hủ của ông.

Tôi là người làm nghề kỹ thuật, về hưu, do yêu văn thơ từ khi còn trẻ, nên hàng chục năm ở tuổi xế chiều, tôi cũng dành thời gian cho văn chương (dù chỉ là thú chơi nghiệp dư, quần chúng). Và tôi cũng là kẻ lang bang, khi thì lọ mọ vài ba “chiến hữu”, lúc thì cả đơn vị hàng mấy chục người, đi giao lưu, học hỏi nhiều nơi. Mỗi con người, mỗivùng miền...đều để lại trong tôi một ấn tượng riêng, luôn bồi bổ vào hành trang văn chương trái nghề, lạc lõng và nghèo nàn của mình những “của nả” vô giá. Nhưng thật tình, trong buổi đầu gặp gỡ Ánh Tuyết, chiêm ngưỡng cách thức tổ chức, lãnh đạo hội, sự hòa đồng, ân cần, có tâm với khách khứa bạn bè... thìquả thật tôi chưa gặp được người thơ nào như thế. Sau này, sự gần gũi với nàng thơ được tăng lên, ấy là do chúng tôi cùng sinh hoạt trong nhóm “Chúng tôi yêu nghệ thuật” Hà Nội. Cũng chỉ là một nhóm nhỏ, phần lớn là các anh chị em yêu nghệ thuật, mỗi người một vẻ, trân quý nhau và chan chứa tình bạn tình văn. Phần lớn các anh chị đều là những gương mặt sáng trong làng văn, làng báo và làm các nghề nền liên quan đến văn chương như, báo chí, giáo viên dạy văn...duy chỉ có tôi là dân...ngoại đạo! Nhưng không vì thế mà tôi bị mọi người... kỳ thị. Ngược lại, tôi luôn được anh chị em trong nhóm, như PGS - TS nhà văn Vũ Nho, PGS - TS nhà báo Nguyễn Ngọc Thiện, nữ văn sĩ Hoàng Kim Bảo, nữ sĩ Tâm Dung và đặc biệt là nhà thơ Ánh Tuyết luôn động viên, khích lệ, giúp tôi thêm tự tin...Được sinh hoạt trong bầu không khí ngọt ngào mà trong lành như thế, hỏi sự hạnh phúc nào hơn, cho một người “tay trắng” văn nghiệp như tôi! Nhóm chúng tôi, chủ yếu là anh chị em cư trú trên địa bàn Hà Nôi, thi thoảng có “sự kiện” gì, như kỷ niệm ngày trọng lễ, sinh nhật nhóm viên, mừng tác phẩm của ai đó trong nhóm ra đời, hay chỉ đơn giản bài viết của ai đó được tờ báo nào “nhòm ngó” tới, là chúng tôi “mượn cớ” để mà tụ họp. Khi anh Vũ Nho - nhóm trưởng- phát lệnh “tập hợp” là mọi người háo hức mong chờ và hầu như chẳng mấy khi vắng ai. Cũng chẳng có gì to tát, chỉ là vài ly rượu hoa quả, vài món đồ “cây nhà lá vườn” của các nữ sĩ đảm đang... cái chính là sự gặp nhau để cùng đàm đạo, đề tài có tính chất ... “thời vụ” nhưng mà đủ cả: chuyện văn chương, tác phẩm, thông tin văn học, dự định sáng tác cá nhân, những khó khăn công tác và đôi khi cả những chia sẻ riêng tư và cả chuyện long trời lở đất do con vi rút côvid...Chúng tôi ở Hà Nội thì đơn giản, một chuyến xe buýt, hay một cuốc xe máy là có cả một...thế giới niềm vui. Chỉ tội Ánh Tuyết - thành viên đặc biệt ở Thái Bình, phải vượt hơn trăm cây số, (không kể từ bến xe Giáp Bát phải bắt taxi hay xe ôm vào địa điểm “tập kết”) là nhà của một thành viên nhiệt tâm, nhân hậu và cởi mở - nữ văn nhân Hoàng Kim Bảo, tại phố Tây Sơn. Lần nào lên với bạn bè, Ánh Tuyết cũng tay đùm, tay gói chút quà quê cho mọi người. Trong những câu chuyện “nở”...như chưa bao giờ... được chuyện. Chị...bao la kể cho mọi người cùng nghe. Và lạ thay, chuyện gì qua khuôn miệng tươi rói và ánh mắt...biết cười của nàng cũng được truyền cảm hứng thật sâu cho bạn bè. Khi ôm bụng cười ngặt nghẽo, lúc tròn mắt thán phục, nhưng có đôi khi tất cả lặng đi cùng sự sẻ chia...

Với giới văn chương, Ánh Tuyết là một gương mặt thơ nữ khá sáng giá của Hội Nhàvăn Việt Nam. Tôi thấy khá nhiều tập thơ, truyện, và cả bài thơ của chị được các nhà chuyên môn đánh giá cao, được in trên các mặt báo lớn như Văn nghệ, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Quân đội Nhân dân, Người Hà Nội, Văn nghệ Thái Bình và các tỉnh thành... nhiều bài được tuyển chọn in trong sách giáo khoa, sách tham khảo văn mẫu cho học trò. Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết chuyên sâu, mang tính chất khảo cứu khoa học về thân thế và sự nghiệp vĩ đại của đại thi hào Nguyễn Du và những tác phẩm trongđócóTruyệnKiều

Tôi trộm nghĩ: có thể trên trời, cụ Nguyễn anh linh, đã nhận ra người hậu thế trung hiếu, tài hoa Nguyễn Ánh Tuyết, người con gái của đất Hưng Hà Thái Bình (nơi quê hương thứ hai, nơi cụ đã mười năm cát bụi) mà phù hộ cho chị những thành công xuất sắc trong mọi sự việc liên quan đến việc tổ chức cơ cấu, tổ chức sự kiện, nghiên cứu, viết bài và xây dựng khu đi tích...tất cả cứ trôi chảy như chuyện ... huyền thoại.

Ở Thái Bình thì Ánh Tuyết là một trong những vị... “quan nữ” đầu ngành văn chương và Hội Kiều Học, thế mà trước chúng tôi, nữ sĩ chỉ thể hiện vai trò của một cô... “em út” khiêm nhường, lắng nghe, nụ cười dịu dàng đoan trang, hiền lành, luôn nở trên môi. Nhìn nữ sĩ lui cui nhận về mình chân...rửa bát, để các anh chị lớn tuổi uống trà, thấy mà mến thương biết bao! Thì ra cái mà người ta trân quý ở một con người, không chỉ trông vào những ngồn ngộn thành công bề nổi to lớn mà còn nhìn vào những điều tưởng như... bé tý mà giá trị nhân văn của nó cũng chẳng kém...khổng lồ...!

Câu lạc bộ văn học Tháp Bút, từ thời anh Đỗ Quyết làm chủ nhiệm, giờ thì đến tôi, đã gần chục năm nay, chúng tôi luôn có sự gắn kết thân tình giữa hai đơn vị: Hội Kiều Học Thái Bình và Tháp Bút Hà Nội, vị thủ lĩnh đáng trân trọng này luôn là linh hồn cho sự gắn kết đó.

Đọc thơ, văn cá nhân và đọc những tác phẩm in chung của nhà thơ cùng hội Kiều Học, tôi mới thấy người phụ nữ trí thức, sống bằng chữ nghĩa, đa phần họ phải đánh đổi nhiều thứ để thành công, khi không thể chấp nhận những người đàn ông vụn vặt. Để rồi, tự mình vác... cô đơn trong hành trang đi về phía hạnh phúc...

Những vần thơ, Ánh Tuyết viết về mẹ, về làng quê, về tình yêu...thậm chí đã... “chia sẻ” chị chị, em em với sự phản bội của tình yêu... đều thật đằm và sâu lắng. Và sau tất cả, dường như lại làm cho ta tin lòng nhân hậu ở đời là có thật, làm mấu cớ cho sự bám vào để thành niềm tin cuộc sống!Không thế, làm sao con người quá nhiều gian truân như Ánh Tuyết sống nổi, chứ không nói là bách chiến, bách thắng đây!

Tôi nhớ, có một lần ngậm ngùi, em kể cho nhóm chúng tôi nghe về cái đận khốn khó của thời bao cấp. Một mình em vừa dạy học, làm công tác phong trào vừa làm thơ và nuôi mẹ già, con dại, cháu mồ côi. Đêm đêm lại nhìn thấy thấp thoáng bóng sau lưng của một người...mà, thổn thức, cay đắng làm thơ...Rồi lần khác, em lại hài hước kể chuyện tập lập... “Doanh nghiệp...tư nhân” bằng một vụ...buôn cua ở chợ Gốc Mít. Mẹ Ánh Tuyết thì mua cả thúng cua, chiều phải dạy học, cử con gái lớn...đi bán. Cuối ngày tổng kết, cũng bán hết hàng, nhưng “lãi” được hẳn...23 con cua rụng càng và... chết! Và thế là “sự nghiệp”...bán buôn lại chẳng thành. Vừa kể, nữ sĩ vừa cười hồn nhiên tựa như vừa đọc một bài thơ... trữ tình vui vui.

Việc ôn nghèo kể khổ, cũng để thấy một nhân cách đẹp với đời và với thơ... Thật may mắn, trái tim luôn được thắp lửa ấy, có chỗ dựa thật lớn, đó là quê hương và mẹ. Những bài thơ về mảng đề tài này, thể hiện tất cả tình yêu thương của chị:

“Đêm ngọt ngào đêm sâu lắng bâng khuâng
Đêm thoang thoảng hương cau, hương lý
Người vợ trẻ yêu chồng nồng nàn đến thế
Nghe hạt mầm cựa đất xôn xao”

(Bữa cơm ngày mùa)

Và đây là những tâm sự máu thịt của nữ sĩ với mẹ, cũng là tâm sự với chính mình, vì mình, suy cho cùng cũng là một phần cha mẹ xẻ máu thịt mà ra: “Con biết trái tim con yếu đuối.Gặp tình là con lụy tình thôi...mà cũng chỉ lụy một thứ trên đời.Tiền bạc công danh như mây bay, gió thổi”(Có thể là yêu)

Về thơ, và những nghiên cứu khoa học của nhà thơ Ánh Tuyết, tôi không có đủ kiến văn để có lời bình giá xác đáng, xứng tầm, mà chỉ cảm nhận theo góc độ của độc giả bình dân. Nhưng quả thật, đọc những vần thơ:

          “Phượng thập thò châm lửa
          Đưa ta vào tháng Năm
          Nắng vàng như kén tằm
          Vườn hấp him mắt lá”

            (Mùa Phượng - Còn đang đàn bà)

Hay:

“Sông lừng chừng sóng, chiều thưng thửng buồn” (Lại về cổ tích) thì khoái vô cùng, vì sự độc đáo, rất ấn tượng và rất... Ánh Tuyết!

Khi nói về Ánh Tuyết sẽ là thiếu sót lớn khi không điểm tới một mảng hoạt động mà nữ nhà thơ này vô cùng tâm huyết, bao năm vượt nhiều gian khó, cống hiến hy sinh và cũng thật nhiều thành công, đó là sự cống hiến của nhà thơ cho Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình - một con người đã nói là làm, đã làm là chiến thắng...Tôi cũng có quen biết một số bạn văn tỉnh Thái, và được nghe khá nhiều trần tình thật xúc động về người lãnh đạo tài hoa và nhân hậu của họ.Trong số họ, cố thi sĩ Xuân Đam là một ví dụ cảm động vô vàn...

Cuối năm 2019, trong một buổi “chén chú chén anh” của nhóm “Chúng tôi yêu nghệ thuật” Ánh Tuyết lại rưng rưng kể về một mảng đời gian khó và vượt khó của nữ sĩ trong niềm xúc động. Cả nhóm lặng đi trong không gian nặng trĩu. Nhà văn Vũ Nho, sau bao trầm ngâm, anh đề nghị:

- Theo anh nghĩ: Ánh Tuyết nên đầu tư thời gian, viết một tự truyện về cuộc đời của mình đi.

Ý kiến của tiến sĩ Vũ Nho, được mọi người đồng tình hưởng ứng và Ánh Tuyết lặng lẽ bắt tay người anh cả Vũ Nho, bằng cái nhìn sâu thẳm cảm ơn về sự sẻ chia, trong đôi mắt to và rơm rớm lệ...Tối hôm sau, anh Vũ Nho có điện cho tôi, trần tình: “Hôm qua, nghe Ánh Tuyết kể chuyện đời tư, mình xúc động và cứ thế... uống thật say, uống để giải tỏa, ông à!”

Ôi! Cao quý và thiêng liêng cho tình bạn biết bao...! Tôi biết, đã ở cái tuổi hoàng hôn, nhưng bầu nhiệt huyết tiềm tàng và năng lực cũng như phẩm hạnh của người đàn bà mặn mà không tuổi vẫn tràn trề trong Ánh Tuyết - một con người mà cuộc đời thật và tiểu thuyết không có ranh giới phân định.


Hà Nội 17- 3- 2020

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)