bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 22
Trong tuần: 1525
Lượt truy cập: 642192

TRƯỜNG THPT NHO QUAN A 60 NĂM THÀNH LẬP

TRƯƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHO QUAN A - 

NHỮNG KỶ NIỆM LỚP HỌC THỜI CHIẾN

PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử

(Cựu học sinh khóa II)

 

Tháng 9 năm 2023, những học sinh khóa I và II của Trường THPH Nho Quan A hiện đang công tác ở Hà Nội đã gặp nhau. Cuộc gặp sau 60 năm ngày thành lập trường thật ý nghĩa. Những học sinh trẻ măng ngày nào, giờ đều đã là U80, tóc bạc, da mồi. Nhưng cứ gặp nhau là những kỷ niệm sâu đậm về mái trường, về thầy cô, về bạn bè và người dân ở vùng tán, thì vẫn còn tươi mới, như vừa xảy ra hôm qua.

 Mỗi lần về quê, cứ đến nơi giao cắt giữa đường mang tên anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và tỉnh lộ 12 B, chúng tôi lại nhớ về ngôi trường đầu tiên mà chúng tôi từng học - Trường Trung học phổ thông Nho Quan A. Ngày ấy trường vẫn được gọi tắt là Trường cấp 3 Nho Quan A. Vị trí ban đầu của trường thuộc xã Quỳnh Lưu, còn bây giờ đất ấy cắt về xã Sơn Hà.

Cựu học sinh khóa I, II trường THPT Nho Quan A đang công tác tại Hà Nội

Đại diện cựu học sinh khóa I, II tặng quà cho Trường nhân 60 năm thành lập

Trường THPT Nho Quan A chính thức được khai trương vào năm học 1963-1964. Năm ấy, trường có ba lớp 8 và hai lớp 9. Các anh lớp 9 đa số được chuyển về từ Trường cấp 3 Ngô Đồng (Gia Viễn). Còn học sinh lớp 8 phần đông là con em người Nho Quan và Gia Viễn. Đây là những học sinh khóa I của trường, do thầy Hoàng Văn là hiệu trưởng. Năm học tiếp theo (1964 -1965), trường tuyển sinh thêm 4 lớp 8. Lớp chúng tôi nằm trong số ấy. Trường lúc đó đã có đủ các khối lớp: bốn lớp 8, ba lớp 9 và một lớp 10. Khóa II chúng tôi có cơ may chứng kiến những gần như trọn vẹn những ngày đầu thành lập trường và cả quá trình chuyển đổi từ lớp học thời bình sang thời chiến, từ lớp học mái ngói khang trang vừa mới khánh thành đến lớp học tranh tre lá nứa, nửa hầm nửa nổi, nơi sơ tán. Những ngày đội bom đi tìm con chữ luôn đầy ắp những kỷ niệm không bao giờ phai.

Khi mới nhập học, tất cả chúng tôi đều ngỡ ngàng với một ngôi trường mới xây với 6 phòng học nhà cấp 4, lợp ngói đỏ au, hai bên tường nhà là những cửa sổ lắp kính sáng loáng. Lớp học rộng rãi và thoáng có hai dãy bàn còn thơm mùi gỗ mới, chiếc bảng đen chạy dài treo trên bục giảng. Tuyệt vời hơn, lần đầu tiên chúng tôi được đón tiếp thầy hiệu trưởng mới, thầy Bùi Văn Trì cuàng các thầy, cô giáo còn rất trẻ, đến từ nhiều vùng đất nước. Chúng tôi nhớ nhất là buổi học đầu tiên, môn ngoại ngữ tiếng Trung văn. Thầy Hà Văn Nhường vào lớp, tất cả đứng dạy chào thầy. Thầy gật đầu và nói: Nỉ hảo (chào các em). Chỉ hai chữ ấy lần đầu chúng tôi được nghe, một cảm giác mênh nông về thế giới mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến, tất cả đều mới lạ. Tuyệt vời hơn, thầy còn cho mỗi học sinh chúng tôi dòng chữ Trung quốc và cách phát âm họ tên mình. Bây giờ thì đơn giản, nhưng ngày ấy, với chúng tôi là cái gì thiêng liêng lắm. Nhận chữ của thầy, trên đường đi chúng tôi cứ nhẩm lại tên mình và tập viết trong không khí, chỉ sợ một ngày kia rơi mất. Nhưng không, những chữ thầy cho đã đi suốt cuộc đời.

 Những ngày bình yên như vậy chẳng kéo dài. Đầu học kỳ II, tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ chính thức phát động chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Máy bay Mỹ bắt đầu ném bom đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, khu vực Vĩnh Linh. Một tháng sau, chúng mở rộng đánh phá các mục tiêu quân sự, kho tàng, đầu mối giao thông, thị trấn, thị xã từ vĩ tuyến 17 trở ra, hòng đánh sập tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Cuộc chiến ác liệt đã mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, từ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đến Thanh Hóa, rồi các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh phía nam Hà Nội.

Lúc ấy, không khí thời chiến đã bao trùm lên cả ngôi trường nhỏ bé của chúng tôi. Lập tức, chế độ lớp học thời chiến được thực thi. Lớp học bắt đầu từ 5 giờ sáng. Những học sinh ở xa trường như chúng tôi phải đi học từ gà gáy lúc nửa đêm, mang theo đèn Hoa Kỳ, thắp dầu hỏa. Mỗi khi lớp học lên đèn, từ ngoài nhìn vào, khuôn viên trường là cả một vùng sáng rực. Nhưng không lâu sau, Mỹ chuyển hướng đánh bom cả ban đêm. Các thầy lại chuyển giờ học muộn hơn, không dùng đèn dầu nữa để tránh máy bay Mỹ phát hiện. Ngày ấy, sáng học, chiều đào hầm trú ẩn. Cái đất bạc màu, đầy sạn sỏi ở khu trường rất khó đào. Sau mấy ngày bàn tay học trò đã bị xưng tấy. Nhưng vì con chữ, vì an toàn của lớp học thời chiến, thầy trò đều đã vượt qua. Ngoài chuyên môn, các thầy còn tập cho chúng tôi làm quen với báo động khi máy bay đến, tất cả chạy ra hầm nhanh nhất, đúng căn hầm của mình; các thầy còn dạy cho chúng tôi cách sơ cứu, cách băng bó vết thương, những lớp lớn còn được học tự vệ.

Bước vào năm học1965-1966, Trường được di chuyển về nơi sơ tán, đó là Làng Sải và Làng Đồi, xã Quỳnh Lưu. Học sinh chúng tôi được giao nhiệm vụ chuyển bàn ghế và một số thiết bị học tập về nơi sơ tán. Ở đây, các lớp học được bố trí phân tán, tôi nhớ Làng Sải lúc đó có 2 xóm là Sải trên và Sải dưới. Cánh học sinh khối lớp 8 dựng lớp ở xóm Sải Dưới, còn khối lớp 9 chúng tôi ở xóm Sải Trên. Các anh lớp 10 và các thầy đóng tại Làng Đồi. Ngày ấy, nhà ông Dự (Làng Đồi) được chọn đặt làm văn phòng của Trường.

Cựu học sinh khóa I và II thăm lại lớp học sơ tán ở Làng Sải năm xưa

Việc xây dựng lớp học nơi sơ tán do phụ huynh học sinh làm. Mỗi học sinh đóng góp 1 cây tre, 5 cái gianh, hoặc bằng tiền thay thế. Các bác phụ huynh dựng khung nhà bằng tre 3 gian 2 chái, mái lợp cỏ tranh. Nền nhà được đào sâu vào lòng đất, chừng 1m. Đất đào lên được đắp xung quanh làm tường, chắn bom. Mỗi lớp học có 4 cửa ra vào, cũng là cửa thoát hiểm khi có báo động máy bay Mỹ đến. Từ 4 cửa ấy, được nối với 4 hệ thống giao thông hào trải rộng ra xung quanh. Hai bên hào là các hầm trú ẩn hình chữ A, được xếp bằng các đoạn tre hoặc gỗ kiên cố,lấp một lớp đất dày. Do tường đất và mái tranh xuống thấp, lớp học nửa chìm, nửa nổi ấy bị tối khi học các tiết đầu. Mỗi sáng như vậy, chúng tôi phải thắp đèn dầu hỏa, vặn nhỏ. Những học sinh ngồi hàng ghế dưới của lớp thì hầu như không thấy chữ trên bảng. Lớp học dưới tầng hầm luôn im ắng đến kỳ lạ. Trong lớp chỉ có tiếng thầy cô giảng bài. Học sinh nhập tâm hơn là ghi chép, rồi về bổ sung bằng đọc lại sách giáo khoa cũ kỹ, mà các lớp trước truyền lại. Tuổi học trog trên lớp chỉ huyên náo 15 phút giải lao, rồi tất cả lại im lắng, dỏng tai nghe kẻng báo động máy đến gần, chuẩn bị lao ra hầm trú ẩn. Cái nhịp điệu ấy còn diễn ra nhiều năm sau đó ở nơi sơ tán này và trở thành thân quen.

Những năm đầu, cả huyện Nho Quan có một trường THPT, nên các học sinh về học ở đây khá đông. Học sinh ngày ấy, nhà rất xa trường. Học sinh các xã:  Phú Lộc, Sơn Thành, Thanh Lạc cách xa trường 4-5km, còn xa hơn thế hoặc 10km như học sinh các xã: Văn Phú, Đồng Phong, Thượng Hòa, kể cả một số học sinh đến từ các xã: Gia Minh, Gia Phong, Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn. Lúc ấy, phương tiện đến trường duy nhất là đi bộ. Một số học sinh quá xa thì đi trọ. Con đường đến lớp  khó khăn nhất vẫn là học sinh vùng chiêm trũng ở xã Sơn Thành và Thanh Lạc, họ phải đi học trên những chiếc thuyền tre bé nhỏ, bồng bềnh trên sóng, vô cùng nguy hiểm mỗi lúc mưa giông.

Thầy cô giáo ngày ấy đến từ mọi miền Tổ quốc, có thầy người Ninh Bình, Hải Phòng, có thầy đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, có thầy, cô là học sinh miền Nam tập kết, quê ở Nam Bộ. Ngày ấy, các thầy còn rất trẻ, phần lớn mới ra trường. Thầy Trần Chi dạy môn toán, người nhỏ nhắn, gày xanh, nhưng giọng giảng bài thì cứ sang sảng, đầy năng lượng. Ngoài bài tập trong sách giáo khoa, thầy còn trích dịch một số bài toán từ sách tiếng Nga cho chúng tôi về nhà luyện thêm. Tôi nhớ mãi hình ảnh thầy Trần Chi, những ngày mùa đông lên lớp. Trời mưa, đất Làng Sải, Làng Đồi dính bệt vào giầy dép, không đi được. Thầy sắn quần, mặc áo mưa, tay cầm giáo án lên lớp. Thầy bị ngấm mưa, người run lên, nhưng cố trao truyền cho chúng tôi những bài toán mới. Cái hình ảnh ấy đi suốt cuộc đời chúng tôi về một người thầy thời chiến. 50 năm sau, năm 2013, chúng tôi lại tập hợp nhau về thăm Trường, thăm thầy. Thầy vẫn giản dị như xưa, nhưng vui lắm, thầy đưa chúng tôi về thăm trường, rồi thăm nhà thầy. Thầy chỉ từng người trong chúng tôi, nhắc lại những kỷ niệm riêng, đáng nhớ, kể cả các lần kiểm tra toán không đạt điểm cao.

  

Cựu học sinh khóa I, II thăm trường, thăm thầy Trần Chi năm 2013

Thầy trò chúng tôi còn hẹn nhau 60 năm lại trở về trường, về nhà thầy. Nhưng giờ đây thầy Trần Chi đã đi xa. Bỗng dưng, ký ức về các thầy cô từ thuở ban đầu lại hiện về sống động. thầy Trần Văn Chiêm dạy môn toán, thầy Nguyễn Văn Mưa, quê ở Bạc Liêu dạy môn vật lý, các thầy Lại Hữu Mạch, Lương Văn Canh dạy môn hóa, thầy Nguyễn Hữu Trạch và Nguyễn Văn Hởn dạy môn sinh vật. Các thầy Nguyễn Hữu Khuê, Nguyễn Xuân Nhan dạy môn văn, cô giáo Mỹ Dung người Nam Bộ, cùng các cô Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Thị Dậu và thầy Thiều Sỹ Thao dạy môn Lịch sử, thầy Quang Túy người Hải Phòng dạy môn Địa và nhiều thầy, cô giáo khác.

Trong số các thầy cô mà chúng tôi còn nhớ cả họ tên, nhiều thầy cô giờ đã đi xa, chưa kịp về họp trường. Nhưng hình ảnh các thầy, cô vẫn mãi sâu đậm, tôn kính, thiêng liêng trong mỗi chúng ta. Mấy hôm nay, chúng tôi biết tin thầy Lại Hữu Mạnh vẫn đang nghỉ hưu ở Thái Bình. Anh Vũ Nho còn gửi tặng thầy cuốn sách viết về Hồ Xuân Hương: đời và thơ. Trong ảnh, Thầy còn rất khỏe và nhắn chúng tôi sẽ về họp trường. Chúng tôi ao ước gặp thầy, một trong những người thầy đặt viên gạch trồng người đầu tiên trong lịch sử 60 năm của Trường Nho Quan A.

Thầy Lại Hữu Mạch, giáo viên dạy hóa đầu tiên của Trường

Đi xa mỗi lần tở về trường cũ, chúng tôi cùng nhau tìm về dấu vết lớp học thời chiến năm xưa, chụp chung với nhau tấm hình kỷ niệm. Hình ảnh người dân Làng Đồi, Làng Sải ngày ấy như vẫn còn đây. Những ngày ấy họ nghèo lắm, hà tranh vách nứa. Ruộng đất đều nhập vào hợp tác xã để cấy lúa. Mỗi nhà có một mảnh vườn nhỏ trên đồi đất sỏi, trồng củ sắn, củ khoai, chủ từ để lo những ngày giáp hạt. Nhưng tấm lòng người dân nơi đây vô cùng rộng mở. Nhiều nhà dân Làng Đồi, Làng Sải đã nhường nhà, nhường đất cho dựng lớp. Những năm học ở đây, chúng tôi được người dân bán cho củ sắn, củ khoai, tặng cho bát nước chè xanh Làng Đồi ấm bụng. Có lần gặp máy bay Mỹ nèm bon đánh phá, bà con nhường hầm cho chúng tôi. Ông Dự làng Đồi ngày ấy, nhường cả nhà làm văn phòng trường. Giờ ông đã đi xa, nhưng hình ảnh về ông, về người dân chiến khu Cách mạng Quỳnh Lưu còn đi mãi trong mỗi chúng ta.

Các bạn học sinh khóa I và II trường Nho Quan A đông lắm, không sao có thể nhớ được. Ước gì có một danh sách lớp tôi lúc đó thì thật tuyệt vời, chỉ đọc tên thôi là chúng tôi nhớ hết nét mặt, nụ cười và đặc tính riêng của từng bạn học. Trong  lớp chúng tôi có nhiều bạn tạm xếp bút nghiêm ra trận, có người như liệt sĩ Nguyễn Văn Lai mai mãi không về họp lớp. Nhiều cựu học sinh lứa chúng tôi đã tốt nghiệp đại học tình nguyện ra trận. Họ là những bác sĩ quân y, những phi công lái máy bay Mic của Nga, những pháo binh điều khiển ra đa, tên lửa, có mặt  trên khắp các mặt trận. Một số khác có điều kiện học lên, trở thành các các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, tham gia gia đào tạo sau đại học. Có lần hội lớp, chúng tôi cùng các đồng nghiệp ở Liên Xô (cũ) trao đổi về những ngày học tập bên nước bạn, về cuộc chiến đã đi qua, về dự định trong hợp tác khoa học.

  
  

Cựu học sinh khóa I, II Nho Quan A giao lưu với các bạn Nga đang công tác tại Việt Nam, thăm di tích danh thắng Tràng An, Ninh Bình

   

Trong mỗi lần về trường, khóa I và II chúng tôi lại có dịp cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa, tri ân công lao to lớn của thầy cô, tri ân người dân Làng Sải, Làng Đồi đã cưu mang thầy trò chúng tôi những ngày bom đạn. Đây cũng là dịp chúng tôi lại đi thăm các di tích và danh thẳng nổi tiếng của Ninh Bình. Ở đó, chúng tôi giới thiệu cho nhau nghe những giá trị lịch sử văn hóa nổi bật toàn cầu của khu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, nơi mà cựu học sinh của trường đã dày công nghiên cứu, xây dựng hồ sơ cho di sản. Và giờ đây, những cựu học sinh khác của trường đang giữa trọng trách ở huyện, ở tỉnh, đảm đương tốt sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, biến di sản thành động lực phát triển kinh tế-xã hội, nhanh và bền vững. Thế hệ cựu học sinh chúng tôi vô cùng tự hào về bức tranh tổng thể lịch sử 60 năm vẻ vang của Trường, và mong rằng, các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau, hãy tự tin, vươn lên trong học tập, rèn luyện và trở thành những công dân tốt, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của trường THPT Nho Quan A, làm rạng danh quê hương, đất nước./.

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)