bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 50
Trong ngày: 272
Trong tuần: 1070
Lượt truy cập: 773595

TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM KHẮC MÃ

NĂM HỔ, NGHE MẸ KỂ CHUYỆN HỔ

                                                                                   PHẠM KHẮC Mà    

Tết năm nay buồn, không được đi chơi, không được đi xem các anh các chị múa khèn, hát lượn, ném còn… Sáng mùng một tết, Hoa thấy mẹ đang dán mắt vào Tivi xem chương trình Gala cười. Em không thích những hình ảnh đóng giả những con vật trên màn hình. Em ngả đầu vào lòng mẹ, … “sao lại gọi là năm con Hổ hả mẹ”.

Chị Én tắt Tivi, xoa đầu con gái, Hoa đã hơn 6 tuổi, vừa vào học lớp 1 được thời gian ngắn thì dịch dã, phải ở nhà học online, tuổi của em đang cần khám phá. Ôm con trong lòng, hai mẹ con nằm trên sopha, giọng chị thanh gọn, cố bắt chước giọng một nghệ sỹ nào đó trong “đọc chuyện đêm khuya”:

Không biết từ bao giờ, các cụ đã đặt lịch gọi là “Lịch âm”, mỗi năm ứng với một con vật nào đó, mẹ chỉ biết rằng các cụ chọn 12 con vật tượng trưng, gọi là con giáp để đặt cho mỗi năm, và mỗi năm có 12 tháng ứng với mỗi tháng là một con vật. Các con vật các cụ chọn đó là: Tý - ứng với con Chuột; Sửu - ứng với con Trâu; Dần - ứng với con Hổ; Mão - ứng với con Mèo; Thìn - ứng với con Rồng; Tỵ - ứng với con Rắn; Ngọ - ứng với con Ngựa; Mùi - ứng với con Dê; Thân - ứng với con Khỉ; Dậu - ứng với con Gà; Tuất - ứng với con Chó; Hợi - ứng với con Lợn. Năm nay là năm Dần…. ứng với con Hổ. Mẹ sẽ kể cho con nghe câu chuyện Hổ, Muỗi và Nhện.

Ngây thơ khám phá, Hoa hỏi Mẹ: “không có năm Muỗi và năm Nhện hả mẹ?”

Không muốn trả lời con thêm, chị Én biết rằng trong độ tuổi mới lớn của trẻ sẽ không thể giải thích tận cùng của các câu hỏi, như “gà và trứng cái nào có trước”, chị tập trung vào câu chuyện:

Mùa xuân ấm áp, cỏ cây vươn chồi nảy lộc; hoa lá đua chen, cũng là lúc Muỗi trưởng thành, người ta vẫn gọi là “Muỗi hoa xoan”, phát triển đúng mùa hoa xoan nở, hình ảnh và màu sắc của con Muỗi cũng tựa hình hoa xoan. Con Muỗi đang vo ve bay trong khoảng không gian nắng ấm buổi sáng, Muỗi phát hiện một mùi hôi như mùi xác thối kèm theo tiếng “ngáp” dài gầm gừ nơi cửa hang núi đá. Một con Hổ sau một đêm ngủ dài bước ra cửa hang, hướng về phía ánh mặt trời, vươn hai chân về phía trước dáng vẻ khoan khoái, Hổ há cái miệng rộng ngoác, ngáp một cái, thở dải…, phả mùi thức ăn là phần thịt chú Hoẵng dính ở răng đã qua đêm, lên men, bốc mùi. Hổ gào lên tự giương oai “Ta là Chúa sơn lâm, chúa của muôn loài”, rồi từ từ hạ cái bụng đã ngót thức ăn xuống nệm cỏ non vàng rộm phủ sương, dáng vẻ khoan khoái. Một ý nghĩ “nếu thắng được kẻ xưng danh anh hùng, thì mình là anh hùng” đã lóe lên trong cái đầu bé như mũi kim của Muỗi. Nghĩ là làm, Muỗi bay thẳng vào mặt Hổ, nhằm các vị trí kẽ lông thưa ở khóe mắt của Hổ mà châm ngòi, cái ngòi của “muỗi đói” sắc hơn mũi kim, Muỗi ẩn mình trong kẽ lông tua tủa cứng như hàng cây không cành của Hổ, lách cái vòi theo lỗ chân lông, vừa nhả độc, vừa hút máu. Đang hưởng ngoạn nắng xuân ấm áp, Hổ thấy nhói ở mi mắt, chớp, ….chớp… chớp…, mắt Hổ mở ra, nhắm vào liên tục, nước mắt ứa ra hồi lâu vẫn không thấy điều gì, chỉ thấy nhói thêm. Bực mình Hổ vung tay vuốt lên khuôn mặt theo động tác bài học “rửa mặt” của thầy mèo… thì một cánh hoa xoan bay ra khỏi mắt, kèm theo tiếng reo “vo ve…vo ve... cái con Hổ kia, đừng giương oai nữa, hôm nay ta hứa, xé nát mặt mi, làm chúa loài gì, đố mi thắng cuộc… vo ve… vo ve”. Vừa đọc như bài học thuộc lòng, Muỗi lại lao vào châm nọc. Cuộc giao tranh giữa Hổ và Muỗi trên chiến trường là “khuôn mặt của Hổ” không phân thắng bại. Muỗi cũng đã no, hát đã khản giọng, bụng căng tròn máu Hổ, cánh bay chậm chạp.

Hổ ra sức dùng móng nhọn cào cấu trên khuôn mặt nhằm bóp nát kẻ đã khinh thường, chọc tức “Chúa sơn lâm”…Cả một vùng đất trước của hang bị Hổ vùng vẫy, hai chân sau Hổ cày xuống làm nát hết một vạt cỏ vừa vươn ngọn; hai tay hổ vung lên, hạ xuống, cào cấu, bới tìm trong những chòm lông, râu… chẳng mấy chốc khuôn mặt Hổ đã bị xé nát, tóe máu, máu chảy ra đọng lại trong các sợi râu cứng cựa… Hổ cố tìm trong những mảng đỏ của máu trộn nước mắt kia xác của kẻ giám giễu mặt kẻ anh hùng, nhưng mọi cố gắng đều vô ích. Tiếng vo ve cũng không thấy phát ra nữa, cả khuôn mặt Hổ tê dại, phần vì nọc độc của Muỗi, phần vì bị thương từ hai bàn tay mang những móng sắc nhọn…. vũ khí lợi hại của ác thú săn mồi. Hổ lẳng lặng chui vào hang và tự ngẫm “Ta vẫn là Chúa sơn lâm”.

***

Chứng kiến cảnh giao tranh không cân sức, chẳng cân tài của Hổ và Muỗi, Nhện chằng ngả về phương nào, Nhện căm tức Hổ bởi mỗi sáng mai khi Nhện giăng tơ làm mùng săn mồi, lưới của Nhện bị Hổ xé toang sau những cú tập nhảy vờn mồi, Nhện lại phải chuyển chỗ, vét những sợi tơ cuối cùng chăng mùng hi vọng một chú côn trùng nào đó sa bẫy để tự thưởng công lao động của mình.  Nhện cũng từng căm tức Muỗi vì quá khôn ngoan, chỉ la đà nơi khe rãnh, tìm những con vật to, béo căng da như lợn, trâu, bò… để hút máu nhả độc, hơn nữa Muỗi quá nhỏ bé, nếu có vô tình mắc vào bẫy của Nhện cũng chỉ là món tráng miệng lúc nhỡ nhàng. Nhện muốn những con vật lớn hơn muỗi, như ong đất, bướm, những chú sâu béo mầm lạc vào mê cung của Nhện, nếu ăn không hết Nhện tiêm một chút nọc, con mồi tê liệt không thể giãy dụa được, kèm theo nhả thêm chút tơ bao bọc là con mồi như được ướp xác tươi sống nhưng không còn đủ lực trốn chạy, đó là một cách bảo quản, dự trữ thức ăn cho gia đình nhà Nhện. Vừa giăng mùng làm bẫy, vừa quan sát cuộc chiến giữa Hổ và Muỗi, Nhện vừa thể hiện vũ điệu đu dây rất điệu nghệ, bỗng …. “kịch”…, một tiếng động nhẹ phía góc mùng, nhìn lại Nhện thấy Muỗi bụng to kềnh đã mắc vào lưới. Dưới ánh bình minh chiếu, bụng Muỗi còn ánh lên màu đỏ hồng, màu của máu tươi vừa rút từ thân Hổ. Chẳng vội vàng, vì Nhện biết chẳng cần bủa vây thêm tơ vào con mồi nhỏ bé kia, cũng không thể thoát được bởi với thân hình bé nhỏ lại mang một bụng bự thức ăn, những đốt chân mảnh mai đầy gai góc lại dính vào những sợi tơ còn đầy keo mới nhả thì làm sao có thể thoát được. Hơn nữa Nhện không ưa món ăn tươi sống, món ăn phải được ướp bằng nọc của Nhện, khi lên men mới là khoái khẩu của Nhện. Nhện uyển chuyển đu trên đường tơ mềm mại tiến lại phía con mồi, Muỗi giãy dụa, miệng không ngớt lời chửi bới, tiếng không còn lanh lảnh như lúc trêu tức Hổ, Nhện có nghe rõ câu “è… è… è… con Nhện kia, nghe tao nói, mau cởi trói, tao là Chúa muôn loài…”. Chẳng thèm nghe lời khuếch khoác của kẻ bại trận, Nhện tới sát con mồi: “chỉ khi gần tới cái chết, mới biết mình là kẻ bại trận…”.  Nói rồi như một tia chớp, Nhện phóng vòi nọc vào cái bụng to kềnh, toàn thân Muỗi tê dại, miệng không cất thành lời, đầu vẫn còn tỉnh táo, mắt vẫn còn nhìn thấy kẻ thắng cuộc nhả thêm mấy vòng tơ trói chặt thêm thân Muỗi vào góc mùng, rồi chậm rãi đi về tổ ấm. Lúc này Muỗi mới hiểu rằng tính mạng của nó đang nằm trong mấy sợi tơ của kẻ mạnh. Kẻ đó thắng mình băng mưu kế, bằng trí thông minh, không tốn sức.

***

Thấy Hoa liu diu ngủ, câu chuyện cũng đã đến hồi kết, chị Én đỡ đầu Hoa đặt xuống chiếc gối mềm và đắp thêm chiếc chăn mỏng; Hoa bỗng mở choàng mắt và nói với mẹ “Hổ có sức mạnh, tự cho mình là Chúa muôn loài cuối cùng cũng bị con Muỗi nhỏ bé làm cho nát mặt mẹ nhỉ”. Chị Én cười hiền, âu yếm nói với con “Đó là bài học cuộc sống con ạ”!.

                                 Mùa Xuân Nhâm Dần 2022

tay-bac7

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)