bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 509
Trong tuần: 1130
Lượt truy cập: 634109

TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

CÁI SỰ NGƯỢC ĐỜI

 

 TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 

 
  

nh_v_thin_khi_1

 


    Ngày xưa… quen miệng nói thế, chứ cách nay mới ba bốn chục năm, mỗi lần các chú tôi phạm lỗi, bà tôi chỉ một câu mắng: “Các con làm thế thì ra đường kiếm cái khăn mà che mặt”. Tức là giấu cái mặt đi kẻo xấu hổ với mọi người.

Ngày nay ra đường gặp toàn người che mặt. Giấu mặt bây giờ là một sự thường. Có kẻ phải che mặt thật để trốn nợ, trốn tránh luật pháp. Nhưng với nhiều người che mặt là một sự cần thiết. Đơn giản chỉ vì bụi bặm. Bụi mất vệ sinh, bụi hóa chất độc hại. Người còn lo xa tầng ô zôn bị thủng, sợ tia phóng xạ mặt trời. Tuy vậy trên đường ta vẫn gặp nhiều người không che mặt. Họ chỉ có thể là một trong ba loại: Một loại biết hại đấy mà bất cần, chẳng sợ. Một loại chẳng biết hại nên chẳng chú ý đề phòng. Còn một loại rất nên che mặt theo cái nghĩa cổ điển, nhưng lại chẳng biết xấu hổ, chẳng còn một chút lương tâm, liêm sỉ cứ nhơn nhơn chường cái mặt đen trần ra giữa thanh thiên. Cho hay một sự che mặt tưởng đơn giản mà không đơn giản chút nào. Nhìn trước nghĩ sau, xưa - nay mới vài ba chục năm, đã có sự ngược nhau rồi. Ngày trước nhìn trang phục đã biết chính xác sang hèn đến 90%. Còn bây giờ hàng hiệu thật, hàng hiệu giả bề ngoài na ná như nhau, nhưng loại cực đắt, loại cực rẻ, hạng người nào cũng mua được. Thành thử giữa đám đông, giầu nghèo thoáng nhìn qua cái bề ngoài khó bề phân biệt. Con gái nhà lành đi làm công sở, đi đến giảng đường, cô gái gọi đến điểm hành nghề nhăng nhít, bộ đồ mặc trên người, cái xe ngồi bẻ lái chẳng khác gì nhau. Mắt thường thật giả khó phân. Người kỹ càng, cẩn thận thì cứ xin hai chữ cảnh giác. Kẻ chửa hiểu đời (phần đông) dễ bị gạt lừa. Bọn bất lương thường lừa thiên hạ bằng cái vỏ bề ngoài, cái mồm phỉnh phờ như thật. Các vụ lừa gạt qui mô hàng tỉnh, đến cỡ liên tỉnh, cho chí tép riu hàng xóm xẩy ra hàng ngày. Lâu dần thành ra chẳng là sự lạ. Có biết cũng ít chú ý, lăn tăn. Trừ phi trúng ngay anh em cháu con mình. Căn bệnh vô cảm mackêno có nguy cơ lan thành dịch trong xã hội ta, có lẽ từ đấy mà ra chăng? Nói vậy chẳng phải tôi cổ súy cho cái thời bao cấp tem phiếu, cái vỏ người nông dân ở đâu cũng na ná như nhau, cái lốt anh cán bộ công nhân viên, từ thành phố đến tỉnh huyện cứ y sì một kiểu. Dở nhưng nó có cái thật, dễ nhìn người. Khó bị bé cái nhầm. Năm rồi tôi có dịp về quê, sau nhiều năm xa cách. Vào chơi nhà người bạn. Anh này vài chục năm trước, vào loại vụng tính nên nghèo sát ván. Nay tiếp tôi, gặp buổi trời se se lạnh, anh vận com lê ra dáng lắm. Về hỏi thằng cháu, nó bảo: “Vỏ cả thôi chú ơi. Vẫn còn mướp lắm. Tám chục ngàn một bộ vét Tầu, chưa đầy năm chục ký thóc, nhịn ăn để lòe thiên hạ đấy.” A!... cái sự nhìn nhận đánh giá một vấn đề cỏn con thế, bây giờ cũng phải ngược đời mà xem xét lại, cái kinh nghiệm thông thường xưa với nay chăng? Lại lấy cái sự xe cộ mà thử lạm bàn. Không so với thời phong kiến xa xôi, xe tứ mã, xe tam, nhị mã nhất nhất phải tùy theo phẩm trật mà sử dụng. So với gần hơn, thời cận đổi mới cách nay vài chục năm, thôi thì cũng thấy sự ngược đời rồi. Này nhé, xe con hiệu Von ga, hiệu Mốt cô vích, xe com măng ca đít vịt, đít bằng buổi đó qui định mỗi hiệu xe là một tiêu chuẩn. Nghiêm ngặt không một chút du di. Cứ nhìn vào xe gì, đã chắc người ngồi trong ấy là thứ bậc thủ trưởng gì. Còn bây giờ hễ ai có tiền, bất kể hạng nào nếu muốn cũng đều có thể chễm chệ vi vu bất kể loại xe nào. Thời mở cửa tự do bình đẳng ngẫm cũng hay hay. Ông Chủ tịch tỉnh đi công tác, ngồi xe hơi đời mới bóng loáng. Thằng tội phạm đang đào tẩu cũng phóng ào ào xe đắt tiền. Nhí nhố chẳng biết đâu lần. Lại lấy ngay bản thân cái con người thời nay, cũng thấy lắm sự mù mờ nhân ảnh. Địa vị xã hội thì thật, bổng lộc do cương vị đem về cũng vô cùng thật. Nhưng bản thân in ít vị đang ngất nghểu ngự trên cái ghế ấy, thì thật vô cùng giả. Giả bằng cấp, giả đức hạnh, giả nốt cả cái tâm phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Cho nên hễ hé ra một chút cơ hội, là họ thẳng thừng ra tay đục khoét, khiến dân bị hại, nước bị hại. Do vậy mấy năm rồi, bàn dân mới phải thất vọng mục sở thị nhiều vị ở tít trên cao, sáng còn quyền uy thét ra lửa, chiều đã cụp đuôi thân phận thằng tù. Thoát tù thì dưới mắt chúng thảo dân bọn họ cũng còn danh giá phẩm hạnh gì. Tim gan phèo phổi trong bụng, các vị họ đã biết hư nẫu lâu rồi. Có điều chỉ nói với nhau thôi. Đem nói vói lên trên, ngộ nhỡ gặp phải vị cùng hội, cùng thuyền với đương sự thì rầy rà to. Nhớ lại vài mươi năm trước, những chức danh tương tự như vậy, dân nể phục tự trong lòng. Không ai nỡ, không ai dám nói ra lời bất kính. Bởi từ đời tư cho chí việc công, họ xứng đáng được tôn kính. Còn bây giờ, thử thi thoảng ghé ngồi vỉa hè, nghe các sắc dân đường phố bé miệng bàn loạn xì ngầu, xem họ nói những gì. Cứ là cá mè một lứa tuốt. Thấy vậy đừng vội kết tội tinh thần yêu nước của dân ta nay kém ngày xưa. Cái đáng để tâm là cái sự ngược của lòng người. Còn hỏi làm sao có sự ngược ấy? Cũng xin thưa rằng có lẽ do cái mắt thấy sự gần, cái tai nghe chuyện xa xa rồi động đến cái lòng chăng? Người viết bài này xin kể thêm một chuyện ghi nhận được nhân chuyến về quê, gặp đúng lúc hợp tác xã đang bầu Ban chủ nhiệm khóa mới. Nghe bàn tán đầy tai chủ nhiệm đương chức, kế toán đương vị ăn to, ăn dầy. Bị trượt là cái chắc. Vậy mà bầu cử xong, ban bệ cũ đâu vẫn hoàn đấy, đắc cử tuốt luột. Hỏi, nhiều người chép miệng: “Để bọn cũ ăn no rồi, đỡ ăn tạp. Bầu bọn mới, đang đói ngấu nó ăn còn phũ hơn bọn cũ!!!” Lại một sự hiển nhiên ngược đời. Nghe như có mầu sắc tiếu lâm. Nhưng buồn thay nó đang là một sự thật hiện diện hẳn hòi, trong một phần đời sống xã hội ta rồi.

Buồn tình phiếm bàn mấy sự ngược đời. Biết là cũng chẳng ích gì. Tốn giấy mực, hư hao tâm huyết. Bạn thương thì bảo đồ gàn, chẳng thương thì chê rằng nhiễu sự. Cũng xin bái bái tạ ơn. Miễn đừng đổ cho cái tội ý này, ý nọ. Có tuổi rồi, đòn đánh dẫu nhẹ cũng là sợ lắm.

unnamedmn

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)