bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 2
Trong ngày: 2
Trong tuần: 2
Lượt truy cập: 885639

UY LỰC CỦA NÚI

Phạm Thị Phương Thảo
 
UY LỰC CỦA NÚI

   Nếu bạn yêu núi và thích trải nghiệm chút mạo hiểm thì hãy đến với những cung đường Tây Bắc và đặc biệt hơn là đến với Hà Giang. Khi bạn đặt chân đến với cao nguyên đá tai mèo nổi tiếng ở nơi địa đầu phía Bắc của Tổ quốc  thì sẽ gặp cơ man là núi. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vô số ngọn núi đá với bao nhiêu dáng hình kỳ thú khác nhau. Đấy là món qùa tặng vô giá của thiên nhiên cho mảnh đất này, cho xứ sở này và cho những con người nghèo khó ở đây. Thứ  tài sản thiêng liêng của núi rừng nơi phía Bắc của Tổ quốc ta mà thiên nhiên ban tặng chính là núi đá. Chúng đứng đang hàng vững chãi và vô  cùng linh thiêng, làm nên nét độc  đáo hiếm thấy, đặc biệt là ở  Hà Giang.

    Hình như ở đâu những ngọn núi cũng linh thiêng, bí hiểm, cao lớn, cứng  cỏi  và hiểm trở nhưng núi ở nơi đây còn bí hiểm hơn, cao lớn  hơn và cứng cỏi hơn  nhiều. Chúng cao lênh khênh  đến chọc trời, đôi khi  có vài bóng dáng đồ sộ và vạm vỡ khác thường. Có những ngọn núi  đứng vươn cao dáng  kiêu kỳ nhọn hoắt. Có ngọn thì vững chãi và thật an nhiên. Đi liền với núi luôn là sự hiểm trở và mạo  hiểm chết người. Dường như sự hiểm trở đã là điều cố hữu tất nhiên và khó có thể  thay đổi. Đôi khi có một ngọn núi nào đó hiên ngang đứng tách ra khỏi công đồng  với dáng vẻ một mình trông khá cô độc và  lẻ loi nhưng đầy thâm trầm. Chúng làm ta tò mò muốn khám phá vẻ đẹp bí ẩn ấy.

    Núi nghênh ngang đứng dăng hàng trước gió lạnh vì cậy mình được đất  trời cuốn cho nhiều lớp khăn mây phấp phới. Dẫu lầm  lì, chúng vẫn tin chắc rằng vùng đất này là của mình và chúng muốn tỏ rõ uy lực ngàn đời và không thể chia sẻ chủ quyền cho bất kỳ kẻ  thù xâm lược nào . Chúng dăng lũy thành như một hàng rào chắn che đầy uy lực và sự bền vững như thách đố những kẻ tham lam cho  đến muôn đời. 

    Đôi khi ta bắt gặp những ngọn núi lặng lẽ đang soi bóng mình xuống vực sâu, mặc dù bên dưới kia chỉ là những thung lũng đầy cỏ dại và có con suối rất nhỏ đang rì rầm hát ca hay than vãn nỗi khổ của muôn đời . Những ngọn núi này có thể trầm ngâm nhìn ngắm thế gian không biết mệt hết ngày này qua ngày khác. Chúng thích được một mình  suy ngẫm, thích quan sát và lắng nghe nỗi buồn trong nhân thế.
img_5360
   Núi giống như nghệ sỹ biểu diễn đang đứng chênh vênh nơi lưng đèo cho tóc lá tung bay...Cứ thế mà cống hiến cho đời những bản nhạc đầy  gió và nụ  cười đầy nắng cùng giọng ca trầm khàn của rừng già vang vọng vào vách đá hay cao  vút trời mây  rồi rơi xuống âm u và  thăm thẳm. Đôi khi ta có cảm giác ngọn núi mẹ cao hơn, bao bọc hơn khi đứng che chở và chắn che bão gió cho những ngọn núi con. Núi Mẹ như người đàn bà bao dung lúc nào cũng đẹp !

   Núi vươn mình hứng gió, hứng mưa, hứng bão. Chúng  biết mình cao hơn và cứng rắn hơn biết bao những thứ loài hiền lành và mềm  yếu khác nên chúng sẵn sàng hy sinh. Tạo hóa đã sinh ra những ngọn núi hiên ngang và dũng mãnh như những anh hùng của vũ trụ này, của thế gian này. Ngạo nghễ và hào phóng. Che chở và độ lượng, chúng đứng giữa trời mà chẳng sợ mưa dông hay bão tố tiềm ẩn đầy những sự  hung bạo có  thể giận dữ trút xuống bất cứ lúc nào. Chúng có thể bị sạt lở, nguy cơ vỡ rời tan tành sau những cơn bão lũ kinh hoàng nhưng vẫn cứ hiên ngang và kiêu hãnh  giữa trời.

   Núi chồng lớp lớp lên núi. Chúng muôn khoe sức mạnh điệp trùng và vẻ  đẹp  nhấp nhô như sóng  của cộng đồng núi đá đa dạng và phong phú ở đây. Sự  điệp trùng bao giờ cũng cho ta thấy sức mạnh về hình ảnh và cả trong ý nghĩ về số đông, dẫu đôi khi số đông cũng chưa nói lên được điều gì. Đằng sau những lớp  sóng rất đẹp kia có thể tiềm ẩn bao nguy hiểm và sự rình rập khôn nguôi. Sẽ có  những ngọn núi nhỏ hon  và bé hơn bị chìm khuất và xâm lấn nhưng dẫu sao chúng vẫn cứ sát cánh bên nhau.

    Cũng có những ngọn núi thản nhiên ngồi chễm chệ và an nhiên nhìn ngắm  cuộc đời. Hẳn là chúng đã trải qua bao cuộc kinh thiên động địa từ thuở  hồng hoang đến mức  bây giờ chẳng còn biết sợ  là gì nữa chăng? Chúng  có thể ngồi thiền  trầm ngâm trước vũ trụ bao la , hoặc đang suy ngẫm chiêm nghiệm thế gian này, hoặc thậm chỉ vẫn mỉm cười chờ đợi cả  những cơn lốc khủng khiêp nhất đang đến. Núi có hồn, núi có vía và núi cũng có tình, núi có nghĩa, có khi còn hơn cả con người.

    Những con đường mòn nhấp nhô ở đây đã  in dấu bước chân loài  người từ bao đời . Dẫu xa xôi, hẻo lánh, dẫu hiểm trở và gian nan thì  những con đường đầy nhọc nhằn ấy  vẫn luôn mở ra những chân trời mơ ước. Dẫu ngoằn ngoèo là thế, ngang ngạnh và gấp khúc là thế mà  những con đường đau khổ ấy cũng chỉ còn biết uốn cong mình một cách mềm mại nhất, uyển chuyển nhất  theo dáng hình của núi. Có lẽ  chúng không  có sự lựa chọn nào khác mà chỉ còn cách để tồn tại bền  vững  bên  núi là lặng lẽ lắng nghe và ráng đi theo những  bước chân chắc nịch và đầy uy lực của  núi  đá mà thôi.

                                 Kỷ niệm chuyến đi Hà Giang tháng 10/2015
                                                                        P.T.P.T

Tranh vẽ : Sóng Núi ! tôi mới vẽ cùng 3 bức khác sau chuyến đi 6 tỉnh Tây Bắc  

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com