bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 139
Trong tuần: 1186
Lượt truy cập: 634440

VỀ CUỐN TẢN MẠN SỰ ĐỜI...

MẤY ĐIỀU GHI NHẬN VỀ “TẢN MẠN SỰ ĐỜI” CỦA GS.TSKH. MAI THANH TÂN

                         PGS.TS. VŨ NHO

do_nghe

NHÓM "ĐỒ NGHỆ" TRONG NGÀY 14 THÁNG 4. GS.TÂN CẦM ẢNH.

                        Tôi có duyên quen biết GS.TSKH. Mai Thanh Tân qua người bạn cấp ba Nguyễn Phú Cương và nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Từng đến nhà mặt đất ở phố Thái Hà của ông mấy lần. Rồi khi ông chuyển lên căn hộ chung cư cao cấp ở Nguyễn Tuân, tôi cũng có mặt nhiều lần trong các cuộc tụ tập  bạn bè văn nghệ sĩ. GS. Đã tặng tôi cuốn “ Mạch sống” rất đồ sộ và thú vị. Ông còn viết một bài về tôi “ Ông bạn Vũ Nho” ( in trong cuốn sách của tôi  “Trên sóng và trong lòng bè bạn”, nxb Thanh Niên, 2021, tr. 170-174).

            Đầu năm 2024, tôi nhận được bản mềm 2 cuốn sách cũng rất thú vị của vị GS. khoa học tự nhiên nhưng rất yêu thích văn chương. Đó là tập tản văn “ TẢN MẠN SỰ ĐỜI”  hơn 460 trang và tập thơ “DÒNG ĐỜI NGẪU HỨNG” gồm 200 bài thơ tứ tuyệt với rất nhiều hình ảnh. Một sức làm việc rất đáng kính trọng và khâm phục. Hiện tôi đang là Tổng biên tập trang Website “clbvanchuong.com” của câu lạc bộ văn chương thuộc Hội nhà văn Việt Nam. Tôi đã trích đăng 2 tác phẩm này của GS. lên trang Web và được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.

            Được biết trong buổi giới thiệu này, nhà thơ cao niên Nguyễn Khôi sẽ giới thiệu tập thơ. Còn tôi xin được nói đôi điều về tập tản văn “TẢN MẠN SỰ ĐỜI”.

            Là một nhà khoa học tự nhiên, GS Mai Thanh Tân   phân chia khá mạch lạc  cuốn sách của mình thành 4 phần:

  1. Thế thái nhân tình
  2. Thiên nhiên – đất nước
  3. Khoa học & xã hội
  4. Trải nghiệm

Tất cả những gì ông trừng trải, từng biết, từng quan tâm đều được ghi lại một cách  tường minh, với những suy ngẫm thấu đáo và không kém phần thú vị, hấp dẫn bởi một trí tuệ minh mẫn và một tâm hồn phóng khoáng, rộng mở. Những suy ngẫm ấy không hề xa lạ, mà nó gần gũi, quen thuộc với mỗi con người. Chẳng hạn như quan niệm sống chết, nhục vinh, chức sắc và phẩm hàm,  đức tin, công lí, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như Phật hoàng Trần nhân Tông, Ức Trai, Trạng Trình, , Tố Như, Nguyễn Công Trứ…

Đây là những suy ngẫm về “sống và chết” :

“Những người tài năng và tâm đức thì bao giờ cũng chọn cuộc sống khiêm nhường và giản dị vì họ nghĩ những việc làm của họ là trách nhiệm với cuộc đời. Trong khi đó những người kiến thức thì nông cạn lại luôn muốn phô trương, nhân cách quá tầm thường nhưng cố làm ra mình tài giỏi, thích dạy dỗ người khác.

Trong muôn kiếp nhân sinh, t bc đế vương đến tho dân ai ri cũng đến lúc ri cõi tm để v chn thiên thu. Có nhng cái chết để li nim thương tiếc cho nhiu người và hình nh v s nhân ái ca h luôn sng trong lòng nhân thế. Ngược li có nhng người sng trong s chán ghét ca nhiu người thì dù đang sng trong giàu cóxa hoa cũng coi như đã chết.”

            Tất cả đều được viết với giọng văn chân thành, khách quan, giàu suy tưởng. Chỉ lấy ví dụ về chuyện  Vinh và Nhục, người viết đã có những kiến giải sâu sắc nhờ những hiểu biết lịch sử  Trung Hoa:

“Miếu thờ Nhạc Phi tọa lạc ở
dưới núi Thê Hà, cạnh Tây Hồ, phía trên bức tượng ông có

dòng chữ “Hoàn ngã hà sơn” (
山河我還) (hãy trả sông núi
cho ta), và trên cây trụ đá có đôi câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần

(Núi xanh may được làm nơi chôn cất người trung
nghĩa. Sắt trắng uổng thay đúc tượng tên nịnh thần)
Người đời xem Tần Cối là kẻ tiểu nhân, gian thần,
nên đã đúc tượng Tần Cối và vợ bắt quỳ, còng tay ngược
phía sau để người đời nghìn năm phỉ nhổ. Để nguyền rủa
vợ chồng Tần Cối, người ta bèn làm hai viên bột mì hình
người dính vào nhau đem rán trong dầu gọi là “Dầu chá
kuảy” hàm ý kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa
ngục. Âm “kuảy” có nghĩa là “quỷ”, mà cũng trùng âm là
“Cối”, tức dầu chiên Tần Cối.
Tôi cứ suy ngẫm về cái vinh và cái nhục trong cuộc
đời và cả sau khi đã về thế giới bên kia của những kẻ đầy
quyền uy một thuở không chỉ có ở xứ Tàu.”

                                         (Vinh & Nhục)

Với bài “Không được lãng quên”, GS. nhắc lại mùa xuân 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh với những chi tiết hào hùng và 190 năm sau, Lịch sử lặp lại:

“Vào dịp Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung Nguyễn Huệ đã dẫn đại quân tiến vào Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược và ngày mồng 5 Tết đã tổ chức lễ mừng chiến thắng với lời “Dụ tướng sĩ” đầy khí phách:

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Sau 190 năm, vào Tết năm Kỷ Dậu 1979, quân Trung Quốc đã bất ngờ huy động 60 vạn quân tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía bắc, tàn sát rất dã man và gây thiệt hại nặng nề cho đất nước ta. Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, quân Trung Quốc đã giết 43 người gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai ném xuống giếng hoặc bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối. Trước kẻ thù hung bạo, các chiến sĩ ta dũng cảm hy sinh giành lại từng gốc cây, mô đất, mỏm đá từ tay quân thù đánh tan 60 vạn quân xâm lược, làm thất bại mưu đồ bành trướng của kẻ thù. Họ khắc lên báng súng lời thề “Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử”.

Bàn về con số 13 và bức tranh “ Bữa tiệc cuối cùng”  của Leonardo da Vinci , tác giả  Mai Thanh Tân thông tin:

Trong hàng trăm người, ông chỉ chọn được một người để làm hình tượng Chúa Jesus. Bức tranh không chỉ nổi tiếng vì giá trị nghệ thuật mà còn vì nhiều bí ẩn. Phải mất hơn 6 năm tìm kiếm, ông mới chọn được một kẻ tử tù bỉ ổi, đê tiện, để làm hình mẫu cho kẻ phản bội Judas. Tuy nhiên điều không ngờ đó lại chính là người mà 7 năm trước đã được ông chọn làm hình mẫu hoàn hảo của Chúa Jesus! Qua việc chọn hình tượng để vẽ 12 tông đồ của bức tranh cho thấy khoảng cách giữa thần tượng và kẻ tội đồ cũng chỉ là gang tấc tùy vào thời điểm, cách nhìn nhận và việc nhận ra ai là kẻ phản bội, kể cả trong tranh và ngoài đời, thật không đơn giản. 

Phần Thiên nhiên – Đất nước có rất nhiều mảnh đất GS đã đặt chân tới vì làm nghề địa chất. Xin dẫn một vài  địa điểm:

“Khi đến Gòi Gà, chúng tôi nhận ra một nơi có phong cảnh núi rừng hùng vĩ và được nghe kể lại câu chuyện mà 44 năm trước chính nơi đây cả một đại đội lính sơn cước Trung Quốc bị quân dân ta bao vây truy lùng cuối cùng đã phải họp chi bộ để quán triệt sự lãnh đạo của đảng là ra nghị quyết đầu hàng “Tuân theo lời dạy của lãnh tụ Lenin phải làm việc cụ thể trong điều kiện cụ thể. Vậy nay quyết nghị ra hàng…”. Thật là một sự nhục nhã và nên lưu lại trong lịch sử.

Nhà báo Alexei Syunnerberg (Nga) có nhận xét: “Lịch sử các cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại”.

Còn ở Mộc Châu, trong chuyến đi với con em Tây Tiến, GS. ghi lại:

“Trong đoàn chúng tôi có cô giáo Bùi Thảo - con gái nhà thơ Quang Dũng, các cô giáo Hồng Giang, Nguyễn Mai,… họ là thế hệ nối tiếp các bậc cha anh đã chiến đấu trong những năm tháng hào hùng. Ngoài ra còn có nhà đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh, nhà phê bình văn học Vũ Nho.

Đến đây, trong khung cảnh núi non hùng vĩ mỗi chúng tôi rất xúc động và có cảm nhận như vẫn vang vọng những vần thơ sống mãi trong lòng hậu thế:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Đây là cảnh Ba Khan ở Hòa Bình trong con mắt giàu chất thơ của vị GS. địa chất:

Cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp ẩn hiện dưới những áng mây mờ ảo, những khối đá nhấp nhô trong làn nước trong xanh của hồ trên núi thật thú vị. Một bên là vách núi hùng vĩ, một bên là dòng sông Đà xanh biếc như dài vô tận chảy qua những hòn đảo nhỏ nhấp nhô, tất cả hòa quyện vào thành một bức tranh sơn thủy hữu tình ngay trên vùng núi rừng Tây Bắc.

Buổi sáng sớm ở Ba Khan có một không gian huyền ảo với mây trời giăng mờ khắp thung lũng, len lỏi trắng xóa hết các đồi núi trùng điệp. Đến buổi chiều, khi sương tan hết và mây cũng cao hơn, toàn bộ khung cảnh non nước Ba Khan được hiện ra trước mắt. Dường như tạo hóa cũng đã thật ưu đãi ban cho nơi đây một khung cảnh huyền ảo và nên thơ đến vậy.

Tương tự như hồ Tà Đùng ở Đắk Nông trên vùng cao Tây Nguyên, hồ Ba Khan ở Hòa Bình trên vùng núi rừng Tây Bắc là những thắng cảnh tuyệt vời vàđược ví von là “Hạ Long trên núi”. Cái tên Ba Khan luôn đọng lại trong tâm trí của nhiều người với hình ảnh về một vùng đất còn nguyên vẻ hoang sơ và những bản Mường yên bình... Trên sườn núi của xóm Khan Hạ có thể nhìn xuống thung lũng xanh và lòng hồ sông Đà của thủy điện Hòa Bình

 

Phần thứ 3 Khoa học & Xã hội

GS nói đến những vấn đề liên quan như:  Đại học Tổng hợp, Học viện luyện kim Ba lan, Đại học Ha vớt, Đại học Mỏ địa chất, Trung tâm di sản các nhà khoa học, Tiềm năng dầu khí Việt Nam. Văn hóa nghệ thuật,

GS.đã rất đúng đắn khi cho rằng:

 

“Nếu quan chc đi đến đâu cũng phô trương chc danh vi nhng pano rình rang, trng my cái cây cũng phi gn bia tên tuổi cho thiên h nhìn vào, đón khách trên thảm đỏ thì dành phần chính cho mình để khách đi ngoài rìa, gặp thầy giáo cũ thì ngạo nghễ chỉ dùng một tay, tiếp khách quốc tế thì tay chân khuềnh khoàng… thì sao tránh khi sự đàm tiếu. Trong các bui tang l“nghĩa t là nghĩa tn” nếu để tên tui chc tước ca mình ln át c tên người được viếng thì tht bt nhã vi người đã khut. Thế mi biết văn hóa vi nhiu quan nim khác nhau nhưng không phi cái gì cao xa mà rt đời thường. Đạo làm người t tế tưởng đơn gin mà lại không hẳn thế.”

Trong bài Tản mạn nhà văn, GS Mai Thanh Tân nói đến những người ông gặp, ông quen như Nguyên Ngọc, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Khôi, Vũ Nho, Nguyễn Huy Thắng,  Phạm Xuân Nguyên, Trương Văn Dân,…

GS.viết về giới tinh hoa, về Âm nhac, Tuồng, Quốc ngữ, về sách Biển Đông, Sách xã hội, sách thế sự, sách phi hư cấu, Hiệp hội tác giả phi hư cấu,…Mới biết sức đọc ghê gớm của nhà khoa học tự nhiên.

Một điều thú vị là GS. sưu tầm 50  truyện cười đủ loại. Chứng tỏ ông thích hài hước, thích vui cười.

Trong phần Trải nghiệm, GS viết về  địa phương Xuân Đỉnh,  ngày Quốc Khánh, Giang hồ, Kỉ niệm khảo sát, Ra biển, Dưới bom, An cư…

     Vị GS hơn 80 xuân hài hước:

     “Có lần trong chuyến khảo sát ở Nam Trung Bộ, khi leo lên lưng chừng núi, cố giơ tay vẫy chào, tình cờ có anh bạn đứng dưới chân núi chụp cho cái ảnh về xem lại chỉ thấy mình là một đốm trắng nhỏ xíu […]Những lần đi thực địa với mấy ông địa chất, khi leo trèo trên vách núi có các thớ đá uốn nếp kiến tạo cũng đứng hiên ngang nhưng hóa ra có khi làm mọi người tưởng là con hóa thạch thời tiền Cambri”.

“Mắt mờ tìm mãi mới ra

Bé teo bé to đấy là...thân tôi”.

Vâng! Thân GS thì nhỏ bé. Nhưng những điều ông làm cho ngành Địa chất và  dầu khi của Việt Nam thì không nhỏ bé chút nào!

Cuốn sách này  với những hình ảnh cũng là một tài liệu vô giá về sức làm việc và phấn đấu của một vị GS.TSKH đáng kính!

                                           Hà Nội, 11 tháng 4 năm 2024

Ghi  chú: Cuốn  sách dày và có một số bài đụng chạm đến cuốn sách, truyện ngắn, bài thơ,… hoặc tác giả,  có những vấn đề nhạy cảm, vì vậy  cần biên tập kĩ, cho nên không ra mắt đúng ngày dự định.

     Tôi cũng không hoàn toàn nhất trí với tác giả một vài điều, nhưng tôi tôn trọng những cảm nhận riêng, rất riêng. Tất cả đều xuất phát từ sự chân thành, thẳng thắn. Khi cuốn sách được xuất bản, mọi người sẽ tự mình kiểm chứng!

vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)