bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 249
Trong tuần: 1509
Lượt truy cập: 775115

VĨNH BIỆT PGS.TS. NHÀ THƠ VŨ DUY THÔNG !

 VĨNH BIỆT PGS.TS. NHÀ THƠ VŨ DUY THÔNG!

Thông tin từ một số nhà văn, nhà báo cho biết, PGS.TS. nhà thơ Vũ Duy Thông đã rời cõi tạm trưa 28 tháng 5 năm 2021 (ngày 17 tháng Tư năm Tân Sửu), hưởng thọ 77 tuổi (1944-2021). sau một thời gian lâm bệnh nặng.

vu-duy-thong-pgsts-1622191676

Xin chia buồn  sâu sắc với gia đình nhà thơ!

Cầu chúc cho linh hồn ông  siêu thoát miền Cực lạc! 

Xin đăng lại bài thơ "Bè xuôi sông La"  của ông với lời bình  như một nén nhang thơm vĩnh biệt!

TÁC PHẨM & BẠN ĐỌC

 

BÈ XUÔI SÔNG LA

 Vũ Duy Thông

 

Bè ta xuôi sông La

Dẻ cau cùng táu mật

Muồng đen và trai đất

Lát chun rồi lát hoa

 

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

 

Bè chiều đi thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đằm mình trong yên ả

Sóng long lanh vẩy cá

Chim hót trên bờ đê

 

Ta nằm nghe nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cưa ngọt mát

 

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoe lúa trổ

Khói nở xòa như bông

(…)

Sông La ơi sông La

Trôi mềm như lá lúa

Có nghe gỗ vặn mình

Đổ ầm lưng vách đá

(…)

Nghe sức ta lòng ta

Chở Trường Sơn cao ngất

Gỗ khép lòng sông chật

Sào vít ngang trăng ngà

Bè ta xuôi sông La…

 

Lời bình của Vũ Nho

NẾU BẠN ĐỌC CÓ TRONG TAY CUỐN “ THƠ GIẢI THƯỞNG BÁO VĂN NGHỆ 1969” CỦA NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC THÌ HẲN LÀ SẼ HƠI NGẠC NHIÊN. CON SÔNG LA Ở ĐÂY CÓ MỘT VẺ GÌ HƠI KHANG KHÁC. ĐÚNG NHƯ VẬY. NÓ KHÔNG DÀI NHƯ HỒI ẤY. MÀ LẠI THÊM MỘT KHÚC Ở CHỖ THƯỢNG NGUỒN. ẤY LÀ ĐOẠN “SÔNG” NÀY:

    Sông La ơi sông La

    Trong veo như ánh mắt

    Bờ tre xanh im mát

    Mươn mướt đôi hàng mi

Con sông trong, con sông mát, con sông tre mươn mướt đôi bờ ấy quả là gợi cảm. Ngày trước Lưu Trọng Lư từng ví von:

    Mắt em là một dòng sông

    Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em

                                 Đôi mắt

Đấy chỉ là cuộc đi chơi tưởng tượng bằng con thuyền “sầu mộng” mà thôi. Còn dòng sông La có đôi hàng mi mươn mướt và trong veo này thì thỏa sức cho ta, cho những bè gỗ quý đằm mình trong yên ả. Ngồi trên bè gỗ gồm đủ các loại Dẻ, Táu, Muồng,Trai, Lát ấy êm xuôi dòng sông La thì quả là một cuộc du lịch kì thú và bằng một phương tiện cũng chưa từng thấy giới thiệu ở “tua” nào. Anh tha hồ mà nghe chiều thầm thì rất mơ hồ trong tiếng bè đi, tha hồ mà nghe chim hót trên bờ đê, cá quẫy trên sóng nước. Nhìn ngắm cảnh vật ư? Này nước trong, này tre xanh mươn mướt, này bè gỗ anh đi "như bầy trâu lim dim”, này mái ngói tươi hồng, này đồng vàng lúa trổ…Không chỉ cảm nhận bằng tai, bằng mắt, anh còn ngây ngất bởi “ Mùi vôi xây rất say. Mùi lán cưa ngọt mát”…

Và còn cảm nghe được sức sống vô cùng bền bỉ của những người thợ sơn tràng bất chấp đạn bom, chở gỗ về để xây dựng những công trình bền chắc nguy nga cho đất nước.

    Nghe sức ta lòng ta

    Chở Trường Sơn cao ngất

    Gỗ khép lòng sông chật

    Sào vít ngang trăng ngà

    Bè ta xuôi sông La

Hình ảnh người chở bè tạc vào trời đêm sững sững, con sào vít ngang trăng ngà là một tư thế cao vời, mạnh mẽ của người đang làm chủ núi rừng, sông nước. Và trên bè, một lần nữa anh lại có dịp thưởng thức cảnh trăng mát trên sông.

Biết đâu sau này, công ty du lịch nào đó lại chẳng nghĩ đến chuyện cho khách đi “tua” theo gợi ý của Vũ Duy Thông trên dòng sông La hay một con sông nào khác. Còn riêng tôi, dù chỉ đi một chuyến bè tưởng tượng trong thơ tưởng cũng đủ cho mình ngây ngất.

                                                                    Hà Nội, 1998

 

 

                       

              

                   

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)