bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 24
Trong tuần: 703
Lượt truy cập: 670026

VU LAN MÙA DỊCH

La Giang

VU LAN MÙA DỊCH (Tản văn)
 
  Gần đến rằm tháng Bảy, trời sắp sáng, mọi ngày giờ này ông An đã dậy chuẩn bị đạp xe cho khoẻ khoắn và hít thở không khí trong lành, tham gia vài câu chuyện thường nhật với mấy ông bạn lúc thư giãn trong công viên bờ sông. Do dịch bệnh nên ông không đạp xe, có ý ngủ nướng, vì buổi sáng nhà ông không có việc gì hệ trọng. Ông không ngủ được thêm, nằm cạnh ông: bà An mơ màng nói mấy câu vô nghĩa. Bà An bị tai biến nên sức khoẻ không bình thường, giấc ngủ không sâu, thường nói mê và hay giật mình trong khi ngủ.
  Dịp này mọi năm, ông An chỉ chọn lựa ngày cuối tuần tầm từ ngoài mùng mười âm lịch để các con, cháu tập trung làm lễ Vu Lan; một phần là có sự tập trung đông đủ ăn bữa cơm thân mật, cũng có tính giáo dục ƠN NGHĨA SINH THÀNH cho các thế hệ trong gia đình ông.
Ông bà An có ba người con, hai cô lớn lấy chồng xa, cậu út cùng ở với bố mẹ, âu cũng là tiếp nối gia phong vì ông bà An coi nơi ở là quê hương thứ 2, nơi ông bà trưởng thành, lập nghiệp và báo hiếu và gần gũi chỗ an nghỉ vĩnh hằng của song thân sinh ra ông.
Cậu út cũng đã gần 40 tuổi “tứ thập như thiên định”; ông An định dần chuyển giao nhiệm vụ duy trì thực hiện lễ giáo, gia phong cho cậu, nhưng rồi một biến cố lớn ập đến, vợ chồng cậu “đường ai, người ấy đi”, hai đứa cháu nội, một theo mẹ, một theo bố, ông An phải lại gánh thêm nhiệm vụ “phụ huynh học sinh” cho đứa cháu đích tôn.
  Lễ Vu Lan năm nay, cô gái cả tham gia đoàn thiện nguyện cứu trợ vùng dịch, cô thứ cai quản gia đình trong vùng cách ly; hai cậu con rể công tác gần nhà ông bà ngoại, là địa phương chưa ảnh hưởng nhiều đến phòng tránh dịch nên có thể cùng gia đình ông bà tổ chức làm lễ.
Là người thừa hưởng phong tục tập quán, đất lề quê thói, hơn nữa ông An là người đọc và viết nhiều, ông luôn kì vọng một thuần phong mỹ tục văn hoá có trước có sau trong gia đình ông, nên ông nhẩm tính chọn ngày 14/7 âm lịch, cũng là thứ 7, ngày nghỉ cuối tuần của hai cậu con rể cà cậu út. Còn 3 ngày nữa, ông liệt kê các thứ cần thiết để mua sắm.
Ông An đã thay vợ việc chợ búa, sắm sửa bếp núc hơn mười năm rồi, nên cũng không có gì bỡ ngỡ, ông chỉ sắp xếp trong tư duy, không phải kê ra giấy như năm đầu tiên bà An trọng bệnh.
Sáng 12/7 ông An đi chợ, vàng mã cho 4 cụ ông, 4 cụ bà, hương, nến, trầm, nhang, nước ngũ vị, lễ gia tiên, lễ chúng sinh... đã đủ. Chiều 13/7 ông An tiếp tục đi chợ, hoa quả, ... thực phẩm chay, mặn ... có vẻ ổn.
d3108hn3-1598883014332
   Trên đường về nhà ông rẽ qua nghĩa trang (nơi hai cụ song sinh an nghỉ), ông thắp hương phần mộ và lẩm nhẩm mấy câu, còn các cụ ở xa ông chỉ vái vọng. Tối 13/7 ông kiểm lại các thứ, thấy đã ổn, ông vào ban thờ gia tiên, lau chùi và sắp xếp lễ vật lên bàn thờ, thắp nén nhang và đốt 2 thỏi trầm, nhìn di ảnh các cụ quá cố, bức đại tự “UỐNG NƯỚC NHƠ NGUỒN” và đôi câu đối (một bên cha, một bên mẹ)... lòng ông nhói lên tình MẪU TỬ. Không biết do tuổi cao, bệnh nền hay quá xúc động... ông lả đi, nhà cửa chao đảo, ông cố lê bước vào giường rồi mê man, không rõ việc gì nữa.
 Sáng 14/7 ông An mơ màng nghe có người gọi, ông cố gượng dậy, miệng đắng ngắt, môi khô, đầu óc đỡ choáng, cậu con trai đỡ ông dậy và từ tốn “bố cố dậy ăn chút đỉnh, uống thuốc... con đã cơ bản lễ phẩm, nếu gượng được thì bố khấn cụ, nhược bằng mệt quá con khấn theo văn mẫu”.
  Ông An thấy sức khoẻ khá hơn, ông nói với vợ: “bà xem lễ nghĩa, con cháu nó sắp thế nào? Cần cái trọng, không cần sang, cốt ở lòng hiếu thảo”. Bà An cố vịn bám vào mép bàn thờ, bà vui vì con cháu đã có thể thay bố mẹ tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên, bà nhìn di ảnh của cụ bà, chợt nhớ cụ nghiện trầu cau, mà trên bàn thờ thiếu “cơi trầu”, bà bảo đứa cháu nội đi mua ngay, bà còn dặn kĩ loại cau, trầu phải tươi, hình dáng phải đẹp tinh khôi. Ông bà An hài lòng với việc y thức lễ nghi và bài khấn nôm của cậu con trai đọc từ văn mẫu.
   Về phòng nghỉ, ông An loáng thoáng việc cháu nội đi hoá vàng... Một thói quen bản năng “tay vắt qua trán” ông An nghĩ xa xôi, nghĩ tới những nơi trong tâm dịch: mọi người đang oằn vai chống đỡ với dịch bệnh, cận kề với hiểm nguy và cái chết, nơi đó có con gái ông tham gia đoàn cứu trợ vùng dịch. Ông  tự vấn: “một phong tục tập quán có tính giáo dục... không biết ở cõi niết bàn, tổ tiên có nhận được vàng mã hay không, những vong linh lưu lạc của chúng sinh có nhận được của bố thí hay không... chẳng ai biết! Nhưng người thực tại là con ông, cháu ông trước bàn thờ tổ tiên biết lễ nghi, biết sự uống nước nhớ nguồn, biết tôn kính tổ tiên... ông thấy vui, đoán nhận viễn cảnh ngày không xa khi vợ chồng ông cũng theo tổ tiên, rồi tới tiết Vu Lan sẽ được đón nhận những món quà từ con cháu thảo hiền”./.

                                                                                          L.G
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)