bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 177
Trong tuần: 1490
Lượt truy cập: 642832

VŨ NHO NÓI VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC

TRẢ LỜI PV NGUYỄN VŨ HÀ  ĐÀI VOV

Về bản sắc vh dân tộc

                                                                                           VŨ NHO

vu_nho_2

  1. Thưa ông, thế giới phẳng, càng hội nhập thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều đặt vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu?

 

Vũ Nho (VN) : - Đúng như vậy. bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là nét riêng, là truyền thống, là niềm tự hào của mỗi dân tộc, quốc gia đó. Đảng và nhà nước ta chủ trương “hòa nhập không hòa tan” chính là nói đến phải gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc . Văn hóa và Kinh tế quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta hội nhập Kinh tế, càng phải giữ Văn hóa, có như vậy Kinh tế mới phát triển BỀN VỮNG!  Có nhà văn  có uy tín từng  ví von văn hóa là “chân phanh” giữ thăng bằng cho chiếc xe đất nước khi “chân ga” Kinh tế tăng tốc phát triển. Nghe qua thì có lí, nhưng thực chất không phải như vậy. Văn hóa không chỉ là “chân phanh” để HÃM, để giữ thăng bằng, mà Văn hóa cũng là “chân ga”, là động lực phát triển KInh tế.  Đảng ta chủ trương “ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” ( Nghị quyết 33 của ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam – Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước). Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là đảm bảo cho đất nước PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG!

 

 

  1. Trong quá trình nghiên cứu hẳn ông nhận thấy những bài học lớn  về giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mà cha ông chúng ta đã để lại trước khi chúng ta tham gia hội nhập?

 

VN: - Cha ông chúng ta luôn ý thức về giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bài thơ Nam quốc Sơn hà khẳng định nước ta độc lập, do vua ta làm chủ. Đến Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi viết:

          Như nước Đại việt ta từ trước

          Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

          Núi sông bờ cõi đã chia

          Phong tục Bắc nam cũng khác

Khi Quang Trung đánh quân xâm lược Mãn Thanh, ngài khẳng định:

          Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,  đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

          Vì chúng ta giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, nên hàng ngàn năm Bắc thuộc, Phong kiến Trung Hoa không thể đồng hóa được nước ta!

Chúng ta giữ bản sắc, giữ truyền thống. Nhưng không có nghĩa là khư khư không chịu du nhập những tiến bộ của nhân loại từ nước ngoài. Trong trào lưu phát triển, chúng ta đã từng  bỏ tục nhuộm răng đen, bỏ búi tó củ hành như cắt bỏ một cục “hủ lậu”, rồi phụ nữ bỏ yếm, dùng áo nịt ngực,… Nhà văn Hoài Thanh từ viết rằng chúng ta dùng đồ Tây  chính là để dẫn đường cho những tư tưởng mới, thay cho tư tưởng phong kiến đã lỗi thời. Bây giờ việc giao lưu văn hóa rộng mở, chúng ta càng có cơ hội tiếp thu cái hay, cái tốt của thiên hạ để bổ sung, làm giàu vốn văn hóa của mình.

 

  1. Vấn đề đặt ra là trong thời kì hội nhập khu vực và toàn cầu về kinh tế, văn hóa và tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta cần xác định những gì là bản sắc, là nét riêng của mình để giữ gìn, phát huy và góp mặt cùng với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại?

 

VN: - Đúng như thế! Kiểm kê lại di sản văn hóa của mình, cái gì tốt đẹp thì giữ lại, bảo tòn và phát huy. Cái gì lỗi thời, không thích hợp thì loại bỏ, không băn khoăn, tiếc nuối. Trong lĩnh vực thời trang chúng ta đã thấy rất rõ điều này. Không còn tóc  búi tó củ hành, dĩ nhiên, khăn xếp cũng không còn vị trí. Không còn yếm, không áo mớ bảy mớ ba. Chúng ta ăn mặc hiện đại với quần áo thuận tiện cho công việc và cho lễ hội. Áo dài là một  sản phẩm độc đáo, chúng ta bảo tồn và phát triển. Nhiều bộ sưu tập áo dài thật đặc sắc và đẹp của các nhà thiết kế thời trang. “The ao dai” vào từ vựng tiếng Anh. Phở, bánh mì đường phố, nem rán,… là món ăn được bạn bè quốc tế ưa thích. Tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm,… là sản phẩm độc đáo góp vào kho tàng kịch hát nhân loại. Thật vui mừng trong những năm gần đây, nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa hế giới. Nhiều nhà thơ, nhà văn Việt Nam được vinh danh vì có đóng góp cho văn hóa nhân loại.

 

  1. Với lĩnh vực văn học nghệ thuật thì các nhà văn nhà thơ cần ý thức hơn điều này khi sáng tác, có đúng không thưa ông?

 

VN: - Đúng thế! Điều đầu tiên, các nhà văn, nhà thơ cần làm là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt đủ phong phú để diễn tả mọi cung bậc tình cảm của người Việt. Không tùy tiện  chen tiếng nước ngoài vào tác phẩm của mình, vô hình trung, biến mình thành “Ông tây An Nam” như các cụ đã chế diễu. Mặt khác, người làm thơ sử dụng các thể tài thơ dân tộc truyền thống để viết. Cũng có thể tìm tòi , thử nghiệm thơ 123, hay thơ namkau như có người đã làm. Hoặc là du nhập Haiku của nhật Bản, nhưng biến thành HAIKU Việt, theo cách Việt Nam. Đó là ví dụ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc!

 

                                               Hà Nội, 15/1/2024

vna_potal_phu_tho_lien_hoan_hat_xoan_thanh_thieu_nhi_thanh_pho_viet_tri_lan_thu_vi_nam_2019_stand

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)