bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 143
Trong tuần: 798
Lượt truy cập: 747220

XÃ HỘI VĂN HÓA

Nguyễn Trác

XÃ HỘI VĂN HÓA - NÊN CẨN TRỌNG

   Vừa qua trong chuyến dã ngoại tôi có dịp về Quỳnh Phụ Thái Bình , môt chuyến dã ngoại đã để lại nhiều suy nghĩ nhất là sau khi ghé thăm đình Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, một công trình điêu khắc gỗ khá đẹp tại địa phương.

   Đình Sơn Đồng là một ngôi đình cổ thờ Đức Quang diện thiền sư hộ quốc Đại vương, được sắc phong thượng đẳng thần và đã từng được trùng tu năm Thành Thái thứ 17 (1906). Tại đây còn lưu giữ  9 bia đá cùng nhiều di vật, đồ tế khí có giá trị. Đình thờ Đức Quang diện thiền sư hộ quốc Đại vương được sắc phong thượng đẳng thần, được Nhà nước cấp bằng di tích quốc gia vào tháng 8/2013.

  Mới đây, đình Sơn Đồng được tu bổ thêm lần nữa. Nhưng sau lần tu bổ này, ngôi đình đã mang một diện mạo mới khác lạ hẳn. Có lẽ sự “khác lạ” nằm ở phần ốp gạch men bóng có mầu sắc rất tươi. Sự thâm trầm trang nghiêm không còn nữa.

  Ngoài ra, tại sân đình, cạnh hai cây hương là đôi sư tử đá được chế tác theo  kiểu sư tử đá Trung Quốc. Chắc chúng mới được đưa vào. Tấm đá khắc tên các vị cung tiến đôi sư tử này đều là  tên họ người Việt .

   Trong đình, bên trái ban thờ chính đặt chiếc trống cỡ trung hơi chếch lên. Trên mặt trống có dòng chữ in đậm xếp theo vòng tròn lượn sát tang trống. Nửa vòng là dòng chữ Made in China đã được phiên âm ra tiếng Việt, nửa vòng còn lại là dòng chữ  Văn hóa Việt. Giữa hai dòng chữ này được nối với nhau bằng hai chữ Vạn. Sự phản cảm không chỉ ở dòng chữ Made in China phiên âm ra tiếng Việt trên chiếc trống đặt trước ban chính thờ thần hoàng một làng người Việt mà lạ hơn, là ở sự kết nối giữa hai dòng chữ. Tại sao Ma-de-in chi-na lại nối kết với Văn hóa Việt một cách khó hiểu thế nhỉ? Ai kết nối? Mà chữ Vạn trong Phật giáo lại là biểu tượng cho sự may mắn !

   Theo TS Đinh Hồng Hải (Viên nghiên cứu văn hóa) thì ngay khi vừa giành được độc lập sau nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại Ngô Đinh Tiền Lê đã tìm nhiều cách để “thoát” khỏi ảnh hưởng văn hóa Hán. Tuy vậy ở giai đoạn đầu mới giới hạn ở mức độ “phòng thủ”. Chỉ đến Lý Công Uẩn và từ triều đại của ông tư duy phòng thủ này mới được thay đổi. Với tầm nhìn thiên niên kỉ Lý Công Uẩn đã tạo “đối trọng văn hóa”  với Trung Hoa mà đầu tiên là việc ông đã Việt hóa một vị thần tài có nguồn gốc Ấn Độ trở thành vị thần hộ quốc Thánh Gióng.(*) Vị thần hoàng làng được thờ ở đình Sơn Đồng cũng là một vị thần hộ quốc.

   Trở lại với hai con sư tử đá kiểu Trung Quốc ở sân đình Sơn Đồng. Những con vật này, theo PGS-TS Tống Trung Tín là linh vật canh mộ ở Trung Hoa. Đặc điểm chung của sư tử đá canh mộ Trung Quốc là gân guốc, dữ dằn và đầy hăm dọa hoàn toàn không phù hợp với không gian đình chùa Việt Nam vốn hiền hòa thanh tịnh. Nhưng chúng hiện không chỉ đang lấn át không gian văn hóa công cộng, chễm chệ trước cửa không ít những cơ quan công quyền, nhà dân  mà còn “xông” tới cả chốn tâm linh và những nơi thờ cúng của người Việt. Trong khi những linh vật “canh gác cửa “đã định hình” trong văn hóa Việt  là con nghê, con sấu đá thì lại gần như bị quên! Trong Phật giáo nước ta cũng có sư tử đá biểu tượng cho sự oai linh nhưng đều được tạo hình nuột nà, mềm mại mang dáng tuân phục trợ giúp và nhiều nét dân gian Đại Việt.

   Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” và xu hướng xã hội hóa việc trùng tu các di tích, việc công đức, cung tiến đóng góp của những người có lòng và có điều kiện là rất đáng tôn vinh và cổ vũ, Nhưng đi đôi với điều ấy phải có sự quan tâm hướng dẫn cụ thể chứ không nên khoán trắng hoặc nể nang. Sau nữa phải có kiểm tra thẩm định đánh giá, nhất là ở những nơi thuộc quản lý của Nhà nước. Mà các cán bộ được giao quản lý kiểm tra đánh giá thẩm định ấy phải có trình độ có chuyên môn chuyên nghiệp chuyên sâu. Nhất là ở các địa phương. Có thế mới có thể “sửa sai “ thậm chí là dẹp bỏ những lệch lạc. Đúng như ý kiến của nhiều nhà quản lý nhà chuyên môn thời gian qua là “toàn cầu hóa không có nghĩa là Tây phương hóa ,và càng không phải là Hán hóa.” Dẫu rằng có khi những cái sai cái phản cảm hay “Hán hóa” ấy nhiều khi không phải cố ý mà chỉ là do sự dễ dãi hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết. .

   Nhân nói chuyện đình Sơn Đồng, thiết nghĩ cũng nên nói thêm câu chuyện ở chùa Ái Mộ thuộc quận Long Biên Hà Nội. Trong dịp tu sửa đón lễ Vu Lan vừa rồi tôi thấy nhà chùa đã thỉnh về hay ai cung tiến cũng một đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc như ở Sơn Đồng và đươc nhà chùa đặt tạm trước cổng tam quan mới xây. Không có điều kiện gặp sư trụ trì nhưng tôi đã nói những băn khoăn của mình về đôi sư tử đá với một đệ tử trong Chùa. Và thật mừng khi mấy hôm sau qua chùa tôi đã  không còn thấy đôi sư tử ấy trước cổng  nữa. Nói phải củ cải cũng nghe. Đệ tử tôi quen nói sư trụ trì chùa Aí Mộ còn khá trẻ và là người rất tâm huyết với Phật giáo nước nhà…

    Sự phát triển của xã hội nói chung đang làm cho chúng ta ngày càng giầu lên trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng đang nghèo đi nhiều thứ. Cái hồn quê của người Việt, bản sắc văn hóa của dân tộc, đời sống tâm linh của cộng đồng đang đứng trước những thách thức của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường và của cả những  bành trướng âm thầm bằng “quyền lực mềm” của nước lớn

  Ý kiến ngắn của một người ngoại đạo rất mong nhận được sự quan tâm của các nhà văn nhà thơ, nhà quản lý văn hóa và bạn đọc                                                                 

                                         N.T

__________________

(*) Lý Thái Tổ và vị thần hộ quốc.Bài của Trinh Nguyên ,báo Thanh Niên số 232 ngày 20.8.2014.

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)