bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 58
Trong tuần: 1100
Lượt truy cập: 788205

ĐỪNG QUÊN ĐƯỜNG VỀ

Cầm Sơn
 
ĐỪNG GIỐNG NHƯ TÔI - QUÊN MẤT ĐƯỜNG VỀ.
 
  Hơn năm mươi năm sinh sống trên mảnh đất huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, trong đó có 40 năm công tác trong ngành Lâm nghiệp nên tôi có điều kiện đặt chân đến tất cả 39 xã trong huyện Thanh Sơn cũ (Thanh Sơn cũ gồm Thanh Sơn và Tân Sơn ngày nay). Chi ly cụ thể đến ngõ ngách thì không dám chứ về mặt tổng thể thì có thể nói là tôi nắm khá chắc địa hình, địa vật và cảnh quan của từng xã. Ấy vậy mà có những cảnh quan ở ngay trước mắt đẹp đến mê hồn thì tôi lại không nhìn thấy. Chỉ mãi đến khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Út Mười (Nguyễn Văn Mười) phát hiện góc ngắm máy tung lên mạng interenet làm cho làng Nhiếp ảnh bắt đầu từ ngẩn ngơ, nửa tin nửa ngợ để rồi đi đến rung chuyển kéo nhau ầm ầm lên Đồi Bông xã Long Cốc kiếm tìm những khoảng khắc quý hiếm thể hiện sắc màu đồi chè và con người nơi đây trong bình minh, nắng sớm, khói lam chiều…
 
  Tất nhiên không phải chuyến đi nào cũng có thể bấm máy chụp được những hình ảnh vừa ý vì còn phụ thuộc vào thời tiết thất thường, vì có phải ngày nào cũng nhìn thấy bình minh, vì có phải ngày nào trời cũng xanh trong không có sương mù…Nhưng hễ bắt gặp được những phút giấy quý hiếm ấy, lữ khách có thể hướng ống kính về nhiều phía để thể hiện từ trên đỉnh cao của Đồi Bông toàn cảnh những mui rùa bát úp, to nhỏ khác nhau trùng trùng lớp lớp dưới ánh mặt trời đỏ hồng, sáng tối khác nhau tùy thuộc vào thời điểm chọn phút giây bấm máy.
 
 Đến lúc mặt trời lên cao, sau khi đã thỏa thích đưa phong cảnh hoặc tạo dáng chụp hình chứa đầy thẻ nhớ, xin mời lữ khách xuống đồi, lên xe di chuyển về hướng Nam khoảng trên 10 cây số đến Bản Hắm, Bản Chuôi của xã Khả Cửu và kiểm tra thẻ nhớ để tiếp tục ngắm hàng dây những cọn nước chạy dọc theo bờ suối đang nhẫn nại quay không kể ngày đêm kéo nước từ con suối xanh trong lên tưới mát ruộng đồng. Cũng trên những con suối này, các tay “Phó nháy” còn có thể say sưa và mê mải với cảnh sinh hoạt của các sơn nữ trong trang phục của người dân tộc thiểu số Mường, Dao, và nếu về chiều còn có thể gặp may để ghi thêm vào thẻ nhớ dáng hình các cô  sơn nữ ấy trong trang phục của bà mẹ sinh ra nhân loại Eva sau một ngày lao động xuống đằm mình dưới dòng nước mát của quê hương. 
 
 Quay về bản, dưới sân nhà hoặc trên sàn nhà gác, lữ khách lại được thưởng thức những điệu dân ca, dân vũ đặc trưng của dân tộc Mường, dân tộc Dao của các trai làng gái bản sinh hoạt trong các Câu lạc bộ Văn hóa, Văn nghệ do Nhóm Tri thức Bản địa cùng chính quyền các xã miền núi trong toàn tỉnh Phú Thọ thành lập nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc Văn hóa các dân tộc thiểu số.
  Tiếp theo, đến giờ cái bụng cần nạp năng lượng, lữ khách sẽ được khám phá hương vị của đặc sản xứ Mường nơi đây trên mâm cỗ lá, có măng chua nấu cá, có rêu đá suối trong, có rượu ngô ngâm mật ong và thơm nồng xôi ngũ sắc…Để tả tập tục sinh hoạt cơ bản của người Mường, ngạn ngữ dân tộc có câu: “Cơm đồ, nước vác, nhà gác, lợn thui”. Ngày nay, không còn cảnh “nước vác” nữa bởi nước sinh hoạt đã được dẫn tới tận sàn nhà; “nhà gác” tức là những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá cũng đang có nguy cơ mất dần để thay thế bằng nhà xây, văn hóa ẩm thực cũng đã hòa trộn với các dân tộc khác nên “lợn thui” cũng không còn là đặc trưng nữa. Duy chỉ có “cơm đồ” thì vẫn là món ăn thường xuyên và chiếc ninh xôi hầu như lúc nào cũng có mặt trên bếp lửa của người Mường. Chính vì thế mà trong mâm cỗ lá bao giờ cũng có món xôi ngũ sắc là vậy.
 
  Khi màn đêm bắt đầu nhuộm tím núi đồi là lúc lửa trại được nhóm lên, lữ khách cùng nhau nắm tay các nàng sơn nữ nhảy múa vòng quanh ngọn lửa rồi cùng các nàng vít cong cần rượu thưởng thức hương vị cay ngọt, thơm nồng của nếp nương ủ bằng men lá cây rừng. Yên tâm rằng rượu cần có vít mấy hơi liền cũng không sợ say vì lá cây men toàn là những dược thảo quý của núi rừng Tây Bắc, nó chỉ làm cho bạn ngất ngây, lâng lâng bay bổng, nhẹ nhàng đưa bạn tới chốn Bồng Lai. Có điều bạn cần cảnh giác bởi không sợ say rượu nhưng lại có thể bị say do những ánh mắt long lanh rực lửa bập bùng của các sơn nữ vừa nắm tay bạn múa nhảy, vừa cùng bạn vít cong cần rượu có thể sẽ bỏ bùa vào mắt bạn làm bạn lú lẫn quên mất đường về giống như tôi đã mắc phải hơn bốn mươi năm trước.
Đêm lửa trại bập bùng
Ai trao ai vòng bạc
Để đi đâu cũng lạc
Về quê em Mường Tằn
 
  Qua một đêm lữ khách nghỉ lại tại bản trên những ngôi nhà sàn có dịch vụ homestay, lữ khách chia tay bản Chuôi, bản Hắm chạy ngược lên phía Bắc chừng 30 cây số sẽ vào địa phận Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Trước khi vào đến Khu du lịch sinh thái của Vườn, nếu vào thời điểm cuối năm âm lịch, lữ khách sẽ được ngắm con đường hoa Trạng nguyên chạy dài năm, sáu cây số giống như những bó đuốc rực cháy bên đường. Hoa Trạng nguyên ở đây là một loài cây phổ biến. Do nó rất dễ sống nên được dân bản chặt cành cắm làm bờ rào vườn rồi cứ thế nó phát triển nên không chỉ có đường hoa mà trong mọi ngõ ngách bản làng cũng đỏ rực sắc hoa Trạng nguyên. Có thể nói nếu như loài hoa đặc trưng ở Đà Lạt là cúc quỳ vàng thì ở Xuân Sơn cũng có một loài đặc trưng ấy là hoa trạng nguyên sắc đỏ.
Dằng dặc con đường hoa thắp lửa
Chẳng thi thố với ai mà khoa bảng đứng đầu
Ừ thì Cúc Quỳ nhuộm vàng chiều Đà Lạt
Còn ở Xuân Sơn mình rực đỏ sắc Trạng Nguyên
 
  Vườn Quốc gia Xuân Sơn hiện tại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Khu du lịch cấp Quốc gia. Tiềm năng phát triển du lịch của Vườn rất lớn, không thể kể hết những cảnh quan trong rừng nguyên sinh như thác nước, sông suối, hang động…và với khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn chuyển tải tới bạn đọc cảnh quan Đồi chè Long Cốc và cảnh sinh hoạt của bản làng Khả Cửu. Địa chỉ Vườn Quốc gia Xuân Sơn chỉ là một trong những điểm thuộc chuỗi hành trình du lãm của quý khách trên Đất Tổ vua Hùng tính từ Việt Trì lên Đền Hùng vòng qua Đảo Ngọc tắm nước nóng Thanh Thủy rồi chạy lên Đồi Bông, Khả Cửu, Xuân Sơn.
 
  Từ Hà Nội hoặc từ Việt Trì, chỉ cần hai ngày cuối tuần, các bạn cũng có thể lập hành trình cho một chuyến picnic gọn, nhẹ, rẻ tiền. Yên chí rằng chuyến đi sẽ rất vui vẻ, thú vị, an toàn tuyệt đối. Đảm bảo rằng các bạn sẽ đi đến nơi, về đến chốn chứ không sợ lạc đường và cũng sẽ không giống như tôi - Quên mất đường về.
 
                                                                   C.S

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)