bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 72
Trong tuần: 1107
Lượt truy cập: 788225

MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

 Cầm Sơn
 
MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
 
  Gia đình, một tổ chức đơn vị cấu thành nên xã hội. Việc tổ chức một gia đình sao cho ấm cúng, hạnh phúc là tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý thức xây dựng của các thành viên trong gia đình. Theo thời gian, gia đình cứ lớn dần lên trở thành gia đình lớn có ba, bốn thế hệ thì người ta sẽ lại tách nó nhỏ ra. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn nói đến một gia đình nhỏ chỉ gồm có bố mẹ và con cái. Trải dài theo quãng thời gian của một gia đình thì gia đình ở thời kỳ sinh nở là thời kỳ có hoạt động mạnh mẽ nhất, khó khăn nhất và cũng là thời kỳ đáng ghi nhớ nhất. Một mặt vừa phải lao động bằng tất cả trí tuệ và sức lực của cả hai vợ chồng để có thu nhập đảm bảo yêu cầu chi tiêu rất lớn, phấn đấu đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về sinh hoạt, nuôi dạy con cái trong khi mỗi lần sinh nở người vợ ít nhất phải vài tháng không thể tham gia lao động để tạo ra thu nhập đã là khó khăn, ngoài ra còn nhiều chi tiêu khác đáp ứng nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần của mọi thành viên trong gia đình lại còn tiếp tục phải cố gắng để có chút tích lũy lo mua được đất, làm được nhà. Nói chung là quay như chong chóng.
  Tất nhiên, mỗi một gia đình cũng có những hoàn cảnh riêng, những điểm xuất phát khác nhau không ai giống ai, nhưng những gia đình có lực sẵn từ cha ông để lại không nhiều, phần lớn là phải trông chờ vào chình đôi bàn tay của mình. Thời kỳ nuôi con nhỏ còn biết bao nhiêu bận bịu phải lo cho con từ việc chăm sóc, tắm rửa, thay tã lót, cho ăn, ru ngủ, đau ốm sài đẹn. Khổ nhất là những lúc chúng hắt hơi sổ mũi, quấy khóc suốt ngày suốt đêm, mất ăn mất ngủ đôi khi vợ chồng cãi nhau vì con ốm…Nhiều cặp vợ chồng có bà nội hay bà ngoại giúp đỡ hoặc nhà có điều kiện thuê thêm người giúp việc nhưng nhiều gia đình không có điều kiện như vậy, hai vợ chồng phải tự lo.
  Ngày 24 tháng 11 năm 2021. Tôi được nhà văn Lã Thanh Tùng mời đi lên Lương Sơn Hòa Bình. Cùng đi còn có nhà văn Lương Ky và bác Nguyễn Hồng Quân. Đoàn chúng tôi đến Lương Sơn vào thăm nhà cụ thân sinh nhà văn Lã Thanh Tùng, cụ sinh năm 1927 năm nay 94 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tinh tường chỉ có chút hơi nặng tai. Trước đây nhà cụ cũng ở Hà Nội nhưng khi tuổi cao cụ mua miếng đất rộng trên một ngàn mét vuông ở vùng nông thôn về ở cho yên tĩnh. Chúng tôi tiếp tục xuống Thị trấn Xuân Mai vào thăm khu trang trại của bác Nguyễn Hồng Quân. Cũng là một mảnh đất rộng một ngàn sáu trăm mét vuông, bằng phẳng, có nhiều cây cối râm mát nhưng không có ai ở, phải thuê hàng xóm trông coi. Tại đây, chúng tôi được vợ chồng anh cháu bác Nguyễn Hồng Quân đến đón mời về nhà dùng cơm trưa.
  Trường Sĩ quan Đặc công ở thị trấn Xuân Mai có một khu chung cư dành cho các gia đình giảng viên, cán bộ công nhân viên của trường. Vợ chồng cháu bác Quân cũng hiện đang cư trú tại đây. Mỗi gia đình được sử dụng hai gian nhà rộng khoảng 45 mét vuông có một phòng sinh hoạt chung, hai phòng ngủ nhỏ và một toilet.
  Thiếu tá, giảng viên khoa Đặc công nước Bạch Đình Thông và vợ là Ngô Thị Hòa có con gái đầu Bạch Xuân My sinh năm 2014 đang học lớp 2 và mới sinh thêm một cặp song sinh con trai là các cháu Bạch Đình Phong, Bạch Đình Bảo. Chúng tôi được chứng kiến cảnh sinh hoạt của gia đình Thông – Hòa vài giờ đồng hồ.   Không kể những ngày đi công tác xa, Bạch Đình Thông thường ngày phải lên giảng đường và về nhà vào buổi trưa, buổi tối. Ngô Thị Hòa có một ki ốt bán hàng hải sản ngoài đường phố thị trấn may là điểm bán hàng cũng không xa nhà, có thể di chuyển bằng xe máy thuận tiện nên cứ sau hai giờ đồng hồ thì cô lại về kiểm tra con cái. Cháu lớn Xuân My 7 tuổi học bài online ở một phòng còn hai cháu song sinh 10 tháng tuổi được nhốt trong phòng tự chơi hoặc ngủ. Ngoài cửa có một cái lỗ khóa, cháu Xuân My thỉnh thoảng ngó qua cái lỗ khóa ấy xem hai em đang làm gì. Các cháu được rèn trong hoàn cảnh ấy từ nhỏ nên tính tự lập đã được hình thành, mấy tiếng đồng hồ ở nhà Thông – Hòa, chúng tôi thấy các cháu rất ngoan, không hề mè nheo quấy khóc. Mẹ đi chợ lâu mới về nhưng nhìn thấy mẹ chúng vẫn tỏ ra bình thường chứ không theo đòi mẹ như nhiều cháu nhỏ khác. Khi cho trẻ ăn, nhiều người phải bế chúng đi dạo khắp sân vườn, dụ dỗ, dọa dẫm đủ kiểu với thời gian hàng giờ đồng hồ mới xong. Riêng hai cháu Phong – Bảo được đặt ngồi vào ghế cạnh nhau, mỗi cháu một bát cháo, bố cháu bón thìa nào các cháu ăn gọn thìa ấy chỉ trong mươi phút là các cháu ăn xong.
   Không chỉ hai cháu nhỏ, cô chị 7 tuổi cũng rất được việc. Cháu đã có thể giúp đỡ bố mẹ những việc lặt vặt như bế em, chơi với hai em, dọn mâm bát…
 “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” Nhưng có một gia đình như gia đình Thông – Hòa tuy có vất vả, tất bật một chút, các cháu có thể thiệt thòi một chút nhưng lớn lên, các cháu đã được trang bị một tính cách tự lập từ nhỏ, sẽ vững vàng hơn trong những bước đi vào đời kể từ những bước đầu tiên.
  Gia đình Bạch Đình Thông – Ngô Thị Hòa còn nhiều khó khăn về vật chất, hai vợ chồng còn đang phải căng mình làm việc để nuôi dạy con cái, đời sống còn nhiều thiếu thốn. Có thể có nhiều quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Riêng với tôi, tôi cho rằng: Có một gia đình như vợ chồng Bạch Đình Thông – Ngô Thị Hòa  thật là đầm ấm, hạnh phúc.
                                                                                 C.S
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)