bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 111
Trong tuần: 1398
Lượt truy cập: 650061

PHƯỢNG ƠI!

Cầm Sơn
 
PHƯỢNG ƠI!
 
  Tôi đang là đội trưởng đội 202 của xã thì được gọi đi thanh niên xung phong. Những tưởng được xông pha vào tuyến lửa để thể hiện trí trai,tung hoành cùng cuộc chiến tranh giữ nước oanh liệt của dân tộc thì người ta lại đưa tôi về cái miền  thâm sơn cùng cốc này để xây dựng khu kinh tế mới. Những ngày đầu, công việc là chặt cây, đào gốc, xây dựng lán trại. Không khí chẳng có chút gì là chiến tranh, trừ khi thỉnh thoảng có mấy cái máy bay phản lực bay rít qua đầu. Phần thì buồn vì không đúng nguyện vọng, phần đất lạ chưa quen. Đã nghe thấy có mấy tay ở đại đội bên bỏ về. May mà tiểu đội còn có ba cô con gái làm cho không khí dịu đi, trong số đó có Phượng - cô gái đến từ thành phố cảng Hải Phòng. Lúc nào Phượng cũng phơi phới, nhộn nhịp và vô tư. Em vừa tốt nghiệp lớp mười ( bấy giờ phổ thông học có mười năm ) thì xung phong tình nguyện và cũng được đưa về đây. Hình như chả thấy lúc nào em buồn. Cái vui vẻ, hồn nhiên của em đã cuốn hút  làm cho chúng tôi  yên tâm làm việc. Những chiều hè vào ngày nghỉ, em thường rủ và nhờ tôi đi hái hoa phượng, hoa đem về được cắm vào ống nứa đỏ rực căn lán. Em bảo, em thích hoa phượng không phải chỉ vì thành phố quê em có nhiều cây phượng mà còn là vì hoa phượng gợi nhớ một thời tuổi thơ trong sáng, gợi nhớ sân trường, gợi nhớ những lưu bút của bạn bè giờ đã ở muôn phương. Em bảo tôi:
- Em không biết làm thơ nhưng lại rất thích đọc thơ, có thể anh có năng khiếu làm thơ, hãy thử làm đi để em đọc.
   Chiều em, tôi cũng thử làm thơ, lúc đầu là thơ “con cóc”, sau được anh em cùng xúm vào góp ý, có một vài bài được lãnh đạo khen, thế là đâm ra “nghiện” làm thơ. Những buổi liên hoan văn nghệ, thế nào cũng có tiết mục em đọc thơ tôi, giọng đọc của em rất truyền cảm, nghe  em đọc, tự nhiên thấy bài thơ hay hơn lên rất nhiều.
Rồi tôi cũng biết được hoàn cảnh của em: cha chết từ nhỏ, mẹ đi lấy chồng. Mặc dù cha dượng rất tốt với em, cha và mẹ nuôi em ăn học, khôn lớn cùng với hai đứa em cùng mẹ khác cha. Nhưng hai đứa em thì luôn khục khặc, bài xích em nhiều khi cũng làm cho cha dượng và mẹ khó xử. Vì vậy, được thay đổi môi trường sống, em coi tiểu đội như ngôi nhà của em, và dĩ nhiên tôi được coi là người anh cả.
  Ở với nhau mấy tháng, tôi được điều đi làm đội trưởng một đội trồng chuối, còn em thì lên khu bộ làm văn thư. Thế là cách xa nhau có đến mười cây số. Những ngày nghỉ, chúng tôi đi bộ đến thăm nhau. Có khi ăn một bữa cơm tập thể với nhau, cũng có khi chỉ gặp nhau một lúc, trao đổi , đọc cho nhau nghe những bài thơ mới viết rồi về. Có một lần tôi bị  sốt rét đến mức đi tiểu ra cả máu. Tôi phải về bệnh xá truyền nước có pha thuốc chống sốt rét 3 ngày liền. Những lúc hết giờ làm việc là em lại luôn ở bên tôi. Em không nhí nhảnh, vô tư mà dịu dàng, trìu mến. Nhiều lúc tôi thấy lúng túng khi bất chợt nhìn đúng vào mắt em.
img_7775
   Nửa năm sau, tôi cùng một số anh em được bổ xung vào quân ngũ. Trước khi nhập ngũ, được nghỉ phép mười ngày thì tôi dành năm ngày về quê chào cha mẹ, gia đình và họ hàng, còn năm ngày tôi quay lên đơn vị chào bạn bè nhưng chủ yếu là được ở gần em. Tôi và em đi đến hầu hết các đội của Khu, đến đâu bạn bè cũng vun chúng tôi vào nhau và khen đẹp đôi. Em không hề bối rối mà em còn rất vui vẻ, tự hào. Em còn rủ tôi ra phố huyện chụp chung một bức ảnh, em dặn ông  chủ nhiệm hiệu ảnh in phóng to cỡ 9 x12 và làm ảnh mầu nâu hai cái cho mỗi người một cái. Một buổi chiều tà, em rủ tôi xuống gốc phượng bên dòng suối Bòng, ở đây có nhiều tảng đá lớn, nếu là mùa hè thì rất mát, có thể ngồi hàng giờ để ngắm núi Thiếp dát vàng dưới ánh nắng chiều, nghe âm thanh réo rắt của nước dòng suối Bòng lách luồn qua kẽ đá. Chúng tôi ngồi bên nhau im lặng rất lâu, rất lâu. Rồi em cũng nói, em bảo:
- Thế anh không nói gì đi à?
- Biết nói gì nhỉ?
- Nói gì cũng được!
Nói gì đây, tôi biết là tôi yêu em và em cũng rất yêu tôi. Đối với tôi, việc thổ lộ và nói một lời là: “Anh yêu em” thực ra không đến nỗi khó khăn, lúng túng gì vì tình cảm của chúng tôi đã gắn kết đồng thời tính cách của tôi và em đều mạnh mẽ như nhau. Nhưng tôi nghĩ chiến tranh còn ác liệt, đã xông pha vào nơi bom lửa thì một đi chưa biết đường về. Tôi không thể đi xa hơn với em. Không thể ràng buộc đời em vào tôi được. Bỗng em  đặt tay lên hai vai tôi, xoay hẳn người tôi đối diện với em
- Sao thế, sao anh không nói gì thế?
Rồi em ôm chặt lấy tôi, em hôn liên tiếp và cuối cùng em cắn vào má rất lâu và rất đau. Tôi lặng người, tận hưởng giây phút êm ái mà trong đời tôi chưa từng được thấy sung sướng, đê mê đến như thế bao giờ. Rồi bất ngờ em buông tôi ra, em đứng dậy và bỏ chạy. Sau phút bần thần, tôi gọi theo em: Phượng, Phượng ơi! đợi anh!!!
  Buổi liên hoan chia tay, em lại đọc thơ tôi và em hát, em hát say sưa, tất cả tâm linh của mình em  dồn vào bài hát "...như rực cháy xa xa bao cánh phượng  gợi ta lại nhớ, những ngày hằng mơ cuộc đời..." Đôi mắt em đăm đắm nhìn tôi, quanh bờ mi đọng đầy nước mắt.
   Giải phóng Miền Nam, tôi ở lại làm quân quản rồi đi mặt trận Tây-Nam. Ở đây, tôi bị thương phải nằm viện khá lâu. Ra viện, vì cha mẹ tôi cũng đã mất  nên tôi tiếp tục ở lại quân ngũ và làm việc ở văn phòng quân khu 9, mãi tận miền Nam. Lúc ấy, tôi biết mình đã bị nhiễm chất độc màu da cam nên tuy không nói ra nhưng luôn có ý tránh xa phụ nữ. Những lúc sao lòng, tôi lại nhớ đến em, nhớ mầu hoa phượng đỏ, đôi mắt đọng đầy nước mắt cứ da diết nhìn tôi trong những đêm trăn trở...
    Đơn vị liên hoan cho tôi xuất ngũ, tôi hăm hở khoác ba lô quay trở về miền Bắc. Vì cha mẹ tôi không còn nên địa chỉ đến của tôi là Khu Kinh tế Thanh Niên Minh Đài. Tôi vui mừng vì lần này về sẽ được gặp em. Tôi gọi 1080 hỏi số điện thoại và liên lạc được với Khu bộ. Trả lời đầu dây là một giọng con gái. Chúng tôi mừng rỡ nhận ngay ra nhau, bây giờ em đã làm chánh văn phòng Khu bộ. Em bảo em sẽ đánh xe về tận sân bay Nội Bài đón tôi. Ngồi trên máy bay, tôi cứ khấp khởi hình dung đến phút giây gặp mặt. Máy bay hạ cánh xuống sân bay vào buổi tối. Mới ra gần đến cửa nhà ga tôi đã  thấy một chiếc xe xịch đỗ. Bật tung cửa xe, em chạy ra lao về phía tôi. Bỗng phía sau có một chiếc xe khác lao tới. Tôi nhào đến và hét to: Phượng! Phượng! dừng lại...Má tôi vập vào cánh cửa nhà ga đau nhói...
    Tôi bị rơi khỏi giường, mồ hôi vã ướt từ đầu đến sống lưng. Tôi trở dậy, vào toilet rửa mặt, bàng hoàng vì giấc mơ quái gở, sờ tay lên má không thấy xây sát gì. Tôi xoa nhẹ vào nơi ấy, vết em cắn ngày xưa...Sau khi uống một cốc nước lạnh, tôi đến bên bàn làm việc cầm tấm ảnh của em chụp chung với tôi lên ngắm. Đôi mắt em đắm đuối nhìn tôi, hình như vòng quanh bờ mi đọng đầy nước mắt...Phượng ơi! tôi sẽ  giữ mãi trong lòng những kỷ niệm đẹp của chúng ta, nó là nguồn động lực nuôi dưỡng cho tôi tiếp tục vui sống và làm viêc. Em có hiểu cho tôi không?
   Hôm vừa rồi, tôi bỗng xem được vài dòng quảng cáo trên ti vi về việc Công ty chè Thanh Niên mời các cựu Thanh niên xung phong của Khu kinh tế Thanh Niên ngày ấy đến dự lễ truy điệu 45 cố cựu Thanh niên xung phong  hy sinh ngày 20 tháng 9 năm 1972, sau ba mươi năm vừa mới được công nhận là liệt sỹ. Tôi bàng hoàng cả người. Tôi chưa biết những ai đã hy sinh, nhưng chắc chắn đấy là những người mà tôi đã từng gắn bó. Tôi cũng không thể ngờ rằng ở hậu phương tưởng như bình yên ấy cũng có người đổ máu, hy sinh.
     Chuyến đi lần này, ngoài việc dự lễ viếng các liệt sỹ, tôi còn khấp khởi vì có lý do để trở lại chốn xưa, gặp bạn bè, đồng đội và ...Phượng. Tôi hình dung ra một người đàn bà trung niên trắng trẻo, dịu dàng, vui vẻ và hạnh phúc với một gia đình đầm ấm. Chắc thể nào sân nhà em cũng sẽ trồng ít nhất một cây hoa phượng.
   Đến sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm , tôi bảo chú lái taxi đưa tôi lên khu Kinh tế thanh niên ở Thanh Sơn, Phú Thọ. May mà gặp được người am hiểu vùng này, chú lái taxi bảo tôi:” chắc bác đi lâu nên không biết, bây giờ người ta gọi là Công ty chè Thanh Niên” . Thời gian trôi đi, cảnh sắc thay đổi, rừng núi thâm u xưa kia  giờ đã là một thị tứ sầm uất, nhà nối nhà san sát, nơi Khu bộ ở xưa bây giờ là nhà máy chế biến chè có công suất lớn nhất Đông Dương.Việc đầu tiên của tôi là đến Đài tưởng niệm xem danh sách những liệt sĩ đã hy sinh trong trận bom ngày ấy.
    Tôi  quỵ xuống khi đọc đến tên em. Phượng ơi!... và tôi khóc, khóc như một đứa trẻ. Không phải chỉ do xúc động vì thương em, mà còn vì cái lỗi của tôi đã vô tâm tới mức cho đến tận bây giờ mới biết em hy sinh. Xin tạ lỗi với em, Phượng ơi!
   ongtantainghiatranvanhieungoui                                                                                                                                                                                        
Đoạn vĩ thanh:
   Mùa hè năm sau, tôi lại quay ra viếng em cùng các liệt sỹ xã Minh Đài. Nghĩa trang các liệt sỹ được tọa lạc trên đồi cao, giữa bạt ngàn chè xanh ngút ngát. Riêng trên mộ em, tôi  đặt một nhành hoa phượng và một bài thơ tôi viết tặng em. Trong làn khói hương mờ ảo, tôi như nghe thủ thỉ bên tai tiếng đọc thơ dịu ngọt, bổng trầm, to nhỏ của em – cô liệt sỹ Thanh niên xung phong yêu quý của tôi.
 
PHƯỢNG  ĐỎ

 "...Như rực cháy xa xa
Bao cánh phượng gợi ta ..."
Dã từ hoa phượng đỏ
Em như là cơn gió
Cuốn từ miền quê xa
Cứ tươi rói sắc hoa
Cháy rực mầu phượng đỏ

Đâu ngờ cánh chim nhỏ
Bỗng gẫy giữa lưng trời
Tháng chín , ngày hai mươi
Năm bẩy hai khốc liệt
Xăm tím lịm lòng tôi

Đi khắp bốn phương trời
Vẫn tưởng về nơi ấy
Những ngày đông run rẩy
Những ngày hè nắng nung
Nỗi nhớ, nhớ khôn cùng
Trinh nguyên miền ký ức

Suốt đêm nay thao thức
Xe sắp đến bến rồi
Ba mươi sáu năm trôi
Phượng mùa nào cũng đỏ

Về thăm em - nằm đó
Cùng các chị, các anh
Giữa bạt ngàn chè xanh
Trên kia là nhà máy
Em ơi ! có nghe thấy
Lời tạ lỗi cùng em

Thôi nhé ! hãy ngủ yên
Ngày sắp sang rồi đấy
Phía xa xa bừng dậy
Vừng sáng nối đất trời .

                       C.S
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)