bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 164
Trong tuần: 1481
Lượt truy cập: 774938

TIẾU LÂM GABROVO 26

TIẾU LÂM GABROVO 26 ( TIẾP)

 tiu_lm

BÀI HỌC

Một anh thợ nướng bánh ở Gabrovo thích ngồi ở quán với bạn bè. Anh ta thết đãi các bạn một cách hào phóng và không ít lần uống sạch tất cả tiền thu được trong ngày. Một lần, thậm chí anh ta uống sạch cả số tiền người ta gửi mua bột. Anh ta ngượng khi phải đi nói với lái buôn bột xin ghi nợ, nhưng không làm gì được, đành đi thẳng. Anh ta đi tới, người lái buôn bột đứng cạnh kho đang nhằn hạt hướng dương. Sau khi nghe yêu cầu của người thợ nướng bánh, ông ta không vội trả lời. Ông ta ngắm nghía anh thợ, sau đó chìa bàn tay có ba hạt hướng dương ra và nói:

  • Xin mời!

Người thợ nướng bánh định  lấy thì lái buôn đã dùng tay kia chặn lên hai hạt và chỉ cho lấy hạt thứ ba.

          - Đấy, cần phải đãi bạn bè như thế để sống đầy đủ - Nhà buôn nói bằng giọng dạy bảo và bỏ vào miệng hai hạt hướng dương…

 

NHÀ BUÔN, CÁ, MUỐI VÀ TIỀN

Chuyện xảy ra đã lâu. Một thương gia đến Gabrovo từ thành phố ven sông Đa-nuýp mang theo hai xe chở cá. Một chủ quán lấy của ông ta một  tạ cá để bán lẻ, người khác hai tạ, người khác nữa lấy năm tạ... Tất cả đều mua chịu. Sau một thời gian dài, thương gia quay lại các quán để thu tiền. Một chủ quán trả, người thứ hai trả, nhưng người thứ ba thì...Người thứ ba thì chớp chớp mắt, gãi gáy và hỏi:

          - Ông đòi tiền gì nhỉ?

          - Thế là thế nào? – Tiền gì à? Tiền cá ! Tôi chở cho ông một tạ !

          - Ai chà, tiền cá !...Ông biết không, tôi đã tiêu chúng- tôi mua muối…

          - Muối nào ?

          - Muối ướp cá. Thời tiết xấu, rất nóng. Tôi sợ cá bị ươn, thế là rắc muối vào…

          - Thế cá đâu ?

          - Tôi đã bán !

          - A ha, nghĩa là anh đã bán. Nào, vậy thì đưa tiền ra !

          - Ông chậm hiểu quá ! Tôi đã nói rằng tôi đã mua muối ướp cá !

          - Thế muối đâu ?

          - Tôi ướp vào cá rồi !

          - Cá đâu?

          - Tôi đã bán!

          - Tiền đâu?

          - Tôi đã mua muối!

          - Muối đâu?

          - Tôi ướp cá rồi!

          Thương gia phẩy tay vì phải nói chuyện với một tay ngốc và cù nhầy như thế, đành rời khỏi quán...

          Người ta nói rằng từ đó trở đi, các thương gia Gabrovo tự mình đến Đa nuýp mua cá, tự mình bán cá – tội gì mà chia lời với thương lái khác!

 

CHỈ CÓ CỦ CẢI

Một nông dân vùng núi Gabrovo đi vào chợ thành phố dắt theo con lừa chở các bao củ cải. Trên cầu, bỗng con lừa bướng bỉnh đứng ì ra, không tiến, không lùi. Người ấy bực quá, lấy roi quất nó túi bụi,

- Ông chú, nghe này – một khách qua đường phẫn nộ trước cảnh đó kêu lên – Ông có lương tâm không hả?

          - Không có, ông bạn ạ, chỉ toàn củ cải thôi! – Người nông dân đáp.

 

TIỆN DỤNG

Một bác sĩ Gabrovo qua đời, Vợ ông ta là một người Gabrovo chính hiệu. Để không tốn tiền khắc bia,  bà đã lấy tấm biển treo ở cửa nhà buộc vào cây thánh giá bên mộ:

 “ Bác sĩ Gavanicov. Tiếp nhận khám từ 9 đến 11 giờ”

 

TÚI THỨC ĂN

Những người dân làng vùng núi Gabrovo trong quá khứ nổi tiếng là những lái buôn lang thang cha truyền con nối. Họ cưỡi ngựa hoặc đi xe khắp các làng và các trại ấp. Họ bán các thứ hàng khác nhau mua được của những người thợ thủ công Gabrovo hoặc là đổi chúng lấy thứ gì đó – vải lanh thô, lông thú, da cừu. Nay chỗ này, mai chỗ khác. Cứ thế ngày tiếp ngày. Nếu đường đi quá dốc, họ cho vào túi thức ăn một vốc lúa mạch rồi cho ngựa ngửi thấy mùi. Rồi họ giấu túi lúa mạch ra sau lưng hoặc lên phía trước. Sau khi đánh hơi thấy lúa mạch, con ngựa sẽ rán hết sức để kiếm thức ăn và nhờ thế vượt qua được sườn dốc.

 

ĐỀ PHÒNG

Ông Mi nhiu đặt những mẩu que diêm còn lại vào lọ gốm. Khi người ta hỏi ông cần cái đó làm gì, ông trả lời:

          - Những chiếc que đã sẵn sàng, được chuốt kĩ, may ra hữu ích cho việc gì đó!

 

Vũ Nho dịch

Còn tiếp

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)