bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 103
Trong tuần: 959
Lượt truy cập: 748446

VŨ NHO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN VOV TV

 

                           Trả lời phỏng vấn về cuốn NGUYÊN KHÍ NGÀN ĐỜI của LỤC HƯỜNG, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2021

 

 Phóng viên Bùi Huyền Phương thực hiện

nh_quay_lh

Câu hỏi 1: Cuốn sách gây ấn tượng với tiêu đề “ Nguyên khí ngàn đời” – một tiêu đề khiến không ít độc giả phải e dè, ngần ngại bởi nghĩ đây sẽ là một tác phẩm mang nhiều vấn đề “đao to búa lớn”, ông có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Vũ Nho : -  Nhan đề NGUYÊN KHÍ NGÀN ĐỜI quả có gây cho bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ sự e dè. Bởi lẽ đầu tiên là vấp bởi từ ngữ. Trong Từ điển  Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ năm 1992 không có từ nguyên khí. Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh ( in lần thứ ba năm 1957) giải thích sơ lược Tinh khí của người ta thuộc về phần tiên thiên. Nhưng  bạn đọc chúng ta  cũng đã biết câu văn nổi tiếng của  cụ Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (trích bài Kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, thế kỉ XV). Nguyên khí là  tinh khí, là khí lớn,  của mỗi con người hoặc mỗi quốc gia. Vậy thì nguyên khí ngàn đời chắc là nói đến chuyện  to lớn về con người và quốc gia.  Đúng  thế!  Có gây e ngại! Nhưng không thể không đặt tên như vậy. Vì theo tác giả Lục Hường, đây là gợi ý của cụ Phạm Thọ Khảo khi tác giả muốn viết về cuộc đời cụ. Song ngoài việc gây e ngại, nhan đề lại gây tò mò. Người ưa tìm hiểu sẽ  bị dẫn dụ xem nguyên khí ngàn đời là cái gì, tác giả thể hiện nó sa sao?

          Do đó theo ý tôi, nhan đề rất phù hợp với nội dung cuốn sách, nó gây e ngại nhưng cũng khơi gợi, kích thích sự tò mò  ở người đọc.

 

 

Câu hỏi 2: Thay vì sử dụng bút pháp nghệ thuật đặc biệt, lối kể chuyện hùng tráng…tác giả lại lựa chọn một lối viết vô cùng giản dị, nhẩn nha, chậm rãi…Điều này liệu có vô tình làm cuốn sách trở nên nặng nề, lê thê hay đây là một dụng ý đặc biệt của tác giả, thưa ông?

Vũ Nho: -  Cuốn tiểu thuyết này tác giả kể chuyện giản dị, nhẩn nha, chậm rãi. Điều quan trong nhất là câu chuyện xảy ra từ triều Mạc, cách nay mấy thế kỉ, nhưng tác giả không đi sâu vào ngôn ngữ của  quá khứ, cũng không dựng lại trang phục người xưa và cách sinh hoạt của họ. Đó là một cách tiếp cận thông minh. Câu chuyện  được thể hiện qua lời kể của nhân vật chính Phạm Thọ Khảo  liên quan đến cận vệ Vũ Túc, đến Vương gia, Bùi tướng quân, công chúa Dạ Vũ và vua Mạc Mậu Hợp. Không nhiều nhân vật, nhưng tính cách mỗi nhân vật rõ nét. Câu chuyện được kể với ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ.  Ví dụ như đoạn nói về cách chuẩn bị trà cụ, pha và thưởng trà của hai cha con. Đoạn tả  người mẹ tặng kỉ vật trong túi thêu là chiếc vòng “bình an”. Nhà văn Kiều Bích Hậu nhận xét rằng ngôn ngữ  đậm chất thiền. Một số bạn đọc đã nói  cảm tưởng rằng đọc rất cuốn hút. Tôi cũng  thấy thế. Đấy là thành công của tác giả.

 

Câu hỏi 3: Lấy nhân vật trung tâm là Lễ bộ thượng thư Tả thị lang Phạm Thọ Khảo – ông có nhận xét gì về nhân vật này?

Vũ Nho: - Trong bài viết về cuốn tiểu thuyết này, tôi đã đánh giá cao việc chọn nhân vật chính của tác giả Lục Hường. Về các vị vua nhà Mạc, chính sử không có nhiều tư liệu. Về Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo thì tư liệu càng ít ỏi. Chỉ có một trang tư liệu rất vắn tắt về cụ có ở Viện Hán Nôm. Chính sự ít ỏi về tư liệu một mặt làm khó cho tác giả. Nhưng mặt khác, vô cùng quan trọng,  lại tạo thuận lợi cho trí tưởng tượng của tác giả bay bổng, không bị ràng buộc hay chi phối bởi tư liệu. Tác giả để cho  nhân vật Phạm Thọ Khảo phải tự tìm hiểu và giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến vị trí  Lễ Bộ thượng thư Tả thị lang của ông:

          -Ai ra tay với Dạ phi, mẹ công chúa Dạ Vũ?

          - Bùi tướng quân muốn gì?

          - Vì sao Vương gia lại cố ép con trai mình thành thân với công chúa Dạ Vũ?

          - Vương gia bắt cóc con trai của Bùi tướng quân nhằm mục đích gì?

          - Làm thế nào để giao những mảnh gốm của cuốn sách “kho báu” cho Vương gia mà vẫn đảm bảo được an toàn cho mình và cho Hoàng thượng?

          -Vì sao Vương gia và Bùi tướng quân lại đầu độc ông ( Phạm Thọ Khảo)?

          - Bị đầu độc, làm thế nào lấy được thuốc giải mà không bị nguy hiểm đến tính mạng?

          Nhưng câu hỏi này là những đầu mối cuốn hút người đọc, làm cho họ say sưa theo dõi nhân vật. Mối tình của  Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo với công chúa Dạ Vũ, mối tình của Hậu duệ Phạm Thọ Quang với Hoàng Oanh cũng tăng thêm sự tươi trẻ và lãng mạn cho cuốn sách.

          Tôi cho rằng tác giả đã rất thành công với nhân vật Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo.

 

Câu hỏi 4: Là cuốn tiểu thiểu thuyết lịch sử nhưng tác giả đã liên tục cho nhân vật “dịch chuyển” giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, thực – hư, ảo mộng quyện vào nhau. Đây phải chăng cũng là một nét mới lạ cuốn tiểu thuyết, giúp thu hút độc giả?

Vũ Nho : - Đúng như nhận xét của bạn! Cái lạ của tiểu thuyết này chính là tác giả để cho nhân vật chính Phạm Thọ Khảo có khả năng dịch chuyển  trong không gian hiện tại, đến phủ Vương gia, phủ  Bùi tướng quân. Đồng thời lại có thể dịch chuyển đến  không gian tương lai để gặp gỡ chứng kiến hậu duệ Phạm Thọ Quang và đồng đội của anh trên chiến trường chống Mĩ. Tiểu thuyết lịch sử  của nhà văn Vũ Ngọc Tiến gồm 2 tiểu thuyết lịch sử và  tiểu thuyết hiện tại đan cài ( Quỷ Vương và Kẻ sĩ thời loạn). Tiểu thuyết “Huyệt cát” của nhà văn Bùi Thanh Minh và tiểu thuyết “Cuộc đời xa khuất” của nhà văn Lê Hoài Nam có nhân vật người dương đối thoại, hành động cùng  các nhân vật người âm. Cách xử lí của Lục Hường khác hẳn các tiểu thuyết trên, càng khác xa với các tiểu thuyết “thuần lịch sử” trước đó. Đúng là tiểu thuyết “Nguyên khí ngàn đời” có  thực, có hư, có những điều hư ảo quyện với chi tiết thực tế.  Trong khi nhà văn Bùi Thanh Minh sử dụng yếu tố tâm linh như một thủ pháp nghệ thuật, thì chuyện tâm linh trong tiểu thuyết của Lục Hường là một phần của hiện thực có những bí ẩn khó cắt nghĩa rạch ròi.  Vấn đề tâm linh, vấn đề sự sống sau cái chết hiện vẫn là một bí ẩn thách thức các nhà khoa học.

          Tất cả đã góp phần làm nên sức cuốn hút của cuốn sách.

 

Câu hỏi 5: Thông qua hành trình của nhân vật chính độc giả đã có cơ hội được nhìn thấy dòng chảy lịch sử nối tiếp qua nhiều thế hệ rõ nét ra sao và những bài học, thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn nhắn gửi đó là gì?

Vũ Nho: -  Nhân vật chính là một người hết lòng vì sự nghiệp của vương triều. Ông muốn viết sách trên gốm để tổng kết lịch sử, cảnh báo sự sụp đổ của triều đại và đưa giải pháp để giữ gìn danh tiếng của vương triều, cũng là của quốc gia. Ông đã cùng với hậu duệ của mình, theo dõi và phù trợ để họ  chiến đấu vì độc lập tự do. Điều mà ông coi là kho báu, là nguyên khí ngàn đời của mỗi con người và mỗi triều đại chính là minh tâm, lòng sáng. Tấm lòng trong sáng sẽ sinh ra sự  chân thành. “Nguyên khí ngàn đời  nằm ở sự chân thành, xã tắc thịnh vượng khi vua chân thành với quan với dân; quan chân thành với vua, với các quan và với dân. Dân chân thành với nhau và đoàn kết”.  Con người sống ở thời đại nào cũng vậy. Phạm Thọ Khảo cùng công chúa Dạ Vũ chân thành phụng  sự triều Mạc. Phạm Thọ Quang  và Hoàng Oanh chân thành yêu thương nhau, cùng  với đồng đội chiến đấu hi sinh cho độc lập tự do. Tâm sáng và chân thành ở mỗi con người, mỗi thời đại. Đây chính là thông điệp quan trọng mà nhà văn trẻ Lục Hường thông qua  nhân vật nhắn gửi đến bạn đọc hiện tại và các thế hệ tương lai.

Câu hỏi 6: Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng “viết tiểu thuyết cũng là làm sử”, là góp thêm một góc nhìn, một phiên bản về điều có thể đã diễn ra. Vậy theo ông, cuốn sách Nguyên khí ngàn đời đã góp phần truyền cảm hứng tìm hiểu lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay ra sao?

Vũ Nho: -  Ở góc nhìn của nhà sử học, Giáo sư quan niệm như thế. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết:

          Dân ta phải biết sử ta

          Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc là tấm gương, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua gian khó, chiến thắng kẻ thù. Công dân Việt Nam càng phải biết Lịch sử của dân tộc  để có thể tự tin hòa nhập vào cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư (4.0).

       Tác phẩm “Nguyên khí ngàn đời” đã khắc họa nhân vật Lịch Sử triều Mạc. một triều đại tiến bộ coi trọng văn hóa, coi trọng phụ nữ. Đồng thời đã viết về hậu duệ của vị Tiến sĩ, cùng đồng đội chiến đấu  chống Mĩ trong Lịch sử hiện đại mới cách nay gần nửa thể kỉ. Họ đã quên mình cống hiến cho đất nước.  Đó là những con người  giản dị mà cao quý.  Khám phá Lịch sử, biết  những hành động của họ vì lợi ích quốc gia dân tộc là trách nhiệm và cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của chúng ta hôm nay.

          Tôi tin tưởng sau khi xem chương trình này, mọi người sẽ có thêm cảm hứng tìm hiểu những trang sử vẻ vang của đất nước qua các bộ sách Sử và qua  tiểu thuyết Lịch Sử!

                                Tháng 5 năm 2021

       dao  

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)