bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 36
Trong ngày: 327
Trong tuần: 1375
Lượt truy cập: 638148

2 CÂY BÚT NỮ TRẦN THỊ TRÂM VÀ NGUYỄN THỊ MINH BẮC

Trần Thị Trâm và Nguyễn Thị Minh Bắc

HỘI ĐỒNG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH, HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI

Thực hiện chương trình công tác của Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, hai năm qua, hoạt động về Lý luận, phê bình nhiệm kì này đã từng bước đi vào hoạt động chuyên sâu, có nề nếp và đạt được một số thành tựu, rất đáng được ghi nhận. Chúng ta đã tổ chức thành công 2 cuộc Tọa đàm khoa học: Tọa đàm về Hoạt động Lý luận, phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (tháng 11/2022); Tọa đàm về tiểu thuyết Sóng độc của nhà văn Trần Gia Thái (ngày 10/03/2023). Lần này, Hội đồng tổ chức Tọa đàm khoa học về công trình: Văn học dân gian Việt Nam sau 1986 (Chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn) của Trần Thị Trâm; và công trình Nhớ người cầm lá diêu bông (Chuyên luận, phê bình) của Nguyễn Thị Minh Bắc

  1.Từ khá lâu, tên tuổi của PGS, TS Trần Thị Trâm đã quen thuộc với những người làm công tác nghiên cứu, phê bình văn học, trên phạm vi cả nước. Nhiều người đã đọc những bài viết của chị trên các báo, tạp chí trung ương. Đó là một cây bút năng động, nhạy cảm với cái mới, có sức đọc và sức viết dồi dào. Thế mạnh của chị là hiểu biết rộng, vừa có chuyên môn sâu về lĩnh vực báo chí, vừa có sự am hiểu về văn học; nhiều công trình nghiên cứu của chị đã kết hợp được hai thế mạnh đó.  Với khoảng hơn 20 năm cầm bút, PGS, TS Trần Thị Trâm đã đóng góp cho  nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, tiêu biểu là những công trình: Văn học và báo chí từ một góc nhìn (Tiểu luận, Phê bình), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003; Hoàng Ngọc Phách – Người đổi mới tiểu thuyết (Chuyên luận), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003; Từ  nguồn cội văn chương (Tiểu luận, Phê bình), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2006; Phát huy ưu thế văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí (Chủ biên), NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2008; Giáo trình văn học dân gian Việt Nam (Giáo trình), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010; Văn học dân gian trong xã hội hiện đại (Chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn), NXB Văn học, Hà Nội, 2012; Ẩn sau từng con chữ, (Tiểu luận, Phê bình), NXB Văn học, Hà Nội, 2014; Giáo trình văn học Việt Nam (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2017, Tài hoa Việt từ một điểm  nhìn(Tiểu luận – phê bình, NXB Văn học, Hà Nội, 2021, Văn học dân gian Việt Nam sau 1986 (Chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn), NXB Văn học, Hà Nội, 2022. Nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu nói trên đã được tái bản nhiều lần. Những ai có hiểu biết về ngành giáo dục, đều có thể nhận ra rằng, cùng với hàng ngàn giờ lên lớp cho sinh viên, tham gia vào việc hướng dẫn và chấm các luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ, với 10 tập sách, công trình nghiên cứu như thế, quả là một đóng góp rất đáng trân trọng của nhà nghiên cứu, phê bình văn học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Trâm. Đằng sau  những công trình đó là công sức, tâm huyết, là tài năng của nhà nghiên cứu văn học; qua đó diện mạo, chân dung của nhà nghiên cứu văn học đã hiện ra. 

Hôm nay, chúng ta tổ chức Tọa đàm về công trình Văn học dân gian Việt Nam sau 1986 – một tập chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn – của  PGS, TS Trần Thị Trâm vừa mới được NXB Văn học ấn hành năm 2022. Công trình này không phải tự nhiên mà có. Tác giả Trần Thị Trâm là người am hiểu, đào sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và đã được nhận giải thưởng của Hộị Văn nghệ  Dân Gian Việt Nam năm 2022. Trước đó, tác giả đã từng công bố những cuốn sách: Văn học và báo chí từ một cách nhìn; Giáo trình văn học dân gian Việt Nam; Văn học dân gian trong xã hội hiện đại… Công trình nghiên cứu mới này là một nỗ lực lớn suốt 20 năm qua của tác giả, sẽ góp phần đáng kể vào việc lấp đi một khoảng dường như còn trống trong nghiên cứu văn học dân gian đương đại. Chắc chắn rằng, những người nghiên cứu văn học dân gian, nhất là giai đoạn sau 1986 đều không thể bỏ qua.Trong buổi Tọa đàm này, chúng ta sẽ nghe những tham luận của nhà thơ Nguyễn Thị Mai, nhà văn Phùng Văn Khai, TS Đỗ Anh Vũ, nhà báo – nhà thơ Hải Đường, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, nhà báo - nhà văn Trần Quốc Toàn, TS Nguyễn Thị Huệ, PGS, TS Vũ Nho.

  1. Những ai quan tâm đến văn học, văn hóa Kinh Bắc, từ khá lâu đã biết đến tên tuổi, những bài viết, công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Bắc - một nhà nghiên cứu văn học, văn hóa gắn bó sâu sắc với quê hương Kinh Bắc của mình. Chị đã từng kinh qua các công tác: Giáo viên trường phổ thông trung học, Giản g viên trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự (tỉnh Bắc Giang), Chuyên viên chính Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang. Chị là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang, Hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Mấy năm gần đây, chị về sống ở Hà Nội, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, và nhanh chóng hội nhập vào những hoạt động của Hội chúng ta. 

Xuất phát từ yêu cầu của công việc và do niềm đam mê của bản thân, tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc đến với công việc phê bình, nghiên cứu văn học, văn hóa như một lẽ thường tình, tất yếu. Với hơn 15 năm cầm bút, Nguyễn Minh Bắc đã công bố 6 tập sách, công trình in riêng, công phu và đầy tâm huyết về nghiên cứu phê bình văn học và văn hóa: Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc (Chuyên luận), NXB Hội Nhà văn, 2008; 36 Búp nụ không hoa (Tiểu luận, Phê bình),NXB Hội Nhà văn, 2010; Văn hóa Kinh Bắc qua hình ảnh cổng làng (Nghiên cứu), NXB Hội Nhà văn, 2017; Khoảnh khắc đam mê (Tiểu luận, Phê bình), NXB Hội Nhà văn, 2020; Lễ hội làng Thổ Hà (Nghiên cứu), NXB Hội Nhà văn, năm 2022; Nhớ người cầm Lá Diêu Bông (Chuyên luận, Phê bình), NXB Văn học, 2023. Ngoài những cuốn sách in riêng nói trên, Nguyễn Minh Bắc còn có 5 cuốn sách in chung với các tác giả khác. Tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc đã 3 lần được Tặng thưởng của Tạp chí Sông Thương vào các năm 2007, năm 2017, năm 2019. Tác giả 4 lần được Giải thưởng: năm 2008, năm 2009 được tặng Giải thưởng của cuộc thi do Bộ Văn Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức; năm 2019 được Giải thưởng Văn học nghệ thuật Sông Thương lần thứ tư; năm 2022 được Giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Một cây bút ở địa phương đạt được những thành tựu như thế thật đáng trân trọng. 

Thế mạnh của tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc là nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa và nghiên cứu văn hóa. Qua những tập sách, những công trình nghiên cứu của chị, người ta có thể thấy được tấm lòng, tâm huyết, tình cảm gắn bó sâu nặng của chị với quê hương – vùng quê Kinh Bắc thân yêu của chị. Lần này, chúng ta tổ chức Hội thảo về tác phẩm Nhớ người cầm Lá Diêu Bông – tập Chuyên luận, Phê bình – của chị vừa được Nhà xuất bản Văn học in năm 2023. Đây là một đề tài nghiên cứu mà chị đã đeo bám nó suốt một thời gian dài, từ những năm chị học Thạc sĩ ở khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chuyên luận Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2008 là một công trình nghiên cứu có giá trị, là kết quả nghiên cứu đầy tâm huyết của chị.

Từ công trình này, tác giả đã tiếp tục đào sâu nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm. “Để tri ân nhà thơ và đáp ứng sự yêu mến thơ ông của nhiều độc giả - Nguyễn Thị Minh Bắc viết trong Lời giới thiệu của tập sách -, tôi xin tái bản lại cuốn Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc bằng cái tên gọi mới: Nhớ người cầm Lá Diêu Bông. Ở lần tái bản này, cuốn sách đã được chỉnh sửa, bổ sung, đi sâu bình giải một số bài thơ hay của Hoàng Cầm. Giúp bạn đọc dễ hiểu và dễ nắm bắt hơn về cái hay, cái mới lạ của thơ ông” (tr. 13).

Nguyễn Thị Minh Bắc qua chuyên luận này đã vận dụng thành công một hướng nghiên cứu đầy triển vọng: Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa. Công trình sẽ gợi ra nhiều vấn đề thú vị và bổ ích cho nghiên cứu, phê bình văn học. Chúng ta sẽ được nghe tham luận của: GS. TS- Nhà Lý luận phê bình Trần Đăng Suyền, PGS.TS- Nhà văn Nguyễn Thị Bích Thu, Nhà thơ Nguyễn Thị Mai, PGS.TS- Nhà văn Nguyễn Thj Bích Hồng.

  1. Như vậy, lần này Hội đồng Lý luận, phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Tọa đàm về 2 công trình: 1, Văn học dân gian Việt Nam sau 1986 (Chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn) của tác giả Trần Thị Trâm. 2, Nhớ người cầm Lá Diêu Bông (Chuyên luận, Phê bình) của tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc. Chúng ta sẽ tập trung bàn luận về 2 công trình này, nhằm chỉ ra những cái mới, những đóng góp của mỗi công trình và góp ý cho các tác giả để khi có điều kiện tái bản, công trình hoàn thiện hơn. Buổi Tọa đàm này, cũng là một dịp để những cây bút sáng tác hiểu thêm những khó khăn, công phu và tâm huyết của những cây bút thuộc chuyên ngành Lý luận, phê bình văn học; để đoàn kết, gắn bó với nhau hơn trong ngôi nhà chung là Hội Nhà văn Hà Nội.

 HĐLLPB.HN,7/2023

 

 

     vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

  

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)