bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 93
Trong tuần: 790
Lượt truy cập: 770767

ANH Ở ĐÂU VỚI LỜI BÌNH


CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ANH Ở ĐÂU?
của nhà giáo, nhà thơ Lê Hà
- Người viết: Lưu Bá Thịnh

Mở trang thơ MIỀN CỔ TÍCH trên fb. gần
đây tôi đọc được bài thơ “ANH Ở ĐÂU ? “ của
nhà giáo, nhà thơ, nhà nghệ sỹ dương cầm Lê
Hà, tôi vô cùng xúc động, không thể không viết
nên đôi điều cảm nhận của lòng mình sẻ chia
cùng bạn đọc.
Toàn bài thơ gồm 4 khổ thơ tự do chân
thực, mượt mà, lay đông tâm can con người.
Là một nhà giáo mẫu mực, một nghệ sĩ
đương cầm tinh tế, một nhà thơ chỉn chu, một
người yêu say đắm.Trong bài thơ nữ sỹ đã gửi
mọi cung bậc tình cảm sâu lắng nhất của lòng
mình qua cách tả cảnh thiên nhiên sinh động .
Ngay từ khổ thơ đầu tiên tác giả đã đặc tả
Thành cổ Quảng trị rất chân thực, nhưng lại thể
hiện rõ xúc cảm của mình: “Thành cổ trong


em ngổn ngang dấu tích / Nơi các anh nằm
thay áo mấy mùa trăng /Miền Trung chiều mây
bay em đến / Ngẩn ngơ bóng liễu đứng giăng
hàng.”
Chúng ta đều biết rằng trong những ngày
đánh MỸ thành cổ Quảng Trị là một địa danh
nổi tiêng về sự khôc liệt của chiến tranh, sự tàn
bạo của giắc Mỹ: Với 81 ngày đêm trong mùa
hè năm 1972 nơi đây là nơi đấu chí quyết liệt
của bộ đội, nhân dân Việt Nam anh hùng với đế
quôc Mỹ xâm lược. Chúng ta quyết giữ bằng
được từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Bọn
Mỹ tàn bạo, với mọi âm mưu và thủ đoạn độc
ác, chúng huy động mọi loại vũ khí chúng có
trong tay, các loại bom đạn, hòng huỷ diệt
chúng ta. Nhưng kết quả cuối cùng chúng phải
nhượng bộ, chấp nhận ký vào các văn bản trên
bàn đàm phán tại hội nghị Pari: phải rút quân
Mỹ ra khỏi Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng
phải hy sinh đến trên hai mươi vạn chiến sỹ, mà
thân thể họ đã hoà vào đất mẹ Quảng Trị anh


hùng, hay dòng sông Thạch Hãn chảy ra biển
Đông.
Khi nhà thơ đến Quảng Trị, đất nước đã
được thông nhất, thành cổ đã được chúng ta xây
dựng lại. Nhưng biết bao mất mát, đau thương
do chiến tranh gây ra vẫn còn in vết trong tâm
khảm mọi người nên nhà thơ đã viết: “Thành cổ
trong em ngổn ngang dấu tích /Nơi các anh
nằm thay áo mấy mùa trăng.”
Thời gian đã qua đi “ mấy mùa trăng”, mọi
cảnh vật đã biến đổi, làm cho tâm hồn nhà thơ
cứ ngẩn ngơ: “Ngẩn ngơ bóng liếu đúng giăng
hàng”
Tiếp đến khổ thơ hai tình cảm của nhà thơ
không chỉ ngẩn ngơ nữa mà nâng lên cung bậc
xót thương cho các anh hùng liệt sỹ. Nhà thơ
hiểu rằng mắc dù nhà nước đã quan tâm, nhân
dân đã tri ân các anh hùng liệt sỹ, ghi nhớ công
ơn các anh biết bao nhiêu chăng nữa, cũng
không thể bù đắp được sự hy sinh dũng cảm,sự


công hiến của các anh. Ngay từ khi lên đừơng”
xếp bút nghiên xông ra chiến trường” các anh
đã không một mảy may, so đo tính toán:
” Bóng liễu giăng hàng sau mùa trận mạc /
Chẳng che nổi nắng mưa cho các anh nằm”.
Trong thực tế, các liệt sỹ đã hy sinh có
người đã có gia đình, nhưng không ít những
chàng trai chưa vơ, mới có người yêu, hoặc có
ngươi chỉ mới có bạn gái. Họ mãi mãi sống với
tuổi hai mươi, nhưng được mọi người quan tâm
yêu quý, ngay cả những người vợ liệt sỹ, đi
bươc nữa họ vẫn đến thăm mộ các anh, thắp lên
những nén tâm nhang thương nhớ. Nhưng vẫn
còn nhiều người đẫu chỉ là một lời hẹn ước, họ
vẫn sắt son thuỷ chung đơi chờ và mối tình của
họ thành niềm thương nhớ trăm năm, như chính
nỗi lòng và tình yêu của tác giả:
“ Khói nhang ai thắp về nẻo khác /
nhớ thương nào hoá kiếp trăm năm? “


Đến khổ thơ thứ ba nỗi lòng của nữ sỹ càng
dâng lên mãnh liệt. Tình yêu của nhà thơ với
anh chiên sỹ đồng thời sinh viên hồn nhiên và
trẻ đẹp biết bao nhiêu. Nếu không có chiến
tranh thì tình yêu ấy hạnh phúc và tươi đẹp biết
mấy! Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Mặc
dù giữa họ chỉ mới là lời hẹn ước, đối với nữ thi
sỹ xinh tươi, có tương lai là một nhà giáo vững
vàng, một tâm hồn nhạc sỹ dương cầm tinh tế,
không có gì ràng buộc, xung quanh lại có biết
bao người mơ ước. Nhưng nhà thơ vẫn chỉ một
lòng thuỷ chung son sắt, giữ trọn tình yêu với
người chiến sỹ đã quên mình vì tổ quốc thân
yêu. Qua hàng nghìn ngày chờ đợi, những kỷ
niệm thân thương cứ tràn về…nhưng bây giờ
hai người đã trở thành âm dương cách biệt. Sự
thực phũ phàng như những cơn mưa xé gió,
những cơn gió vô tình xé lòng thi sỹ, đó là
những nỗi lòng tái tê, đau khổ, trăn trở mà tác
giả phài chập chờn hết đêm dến ngày (ngoài
đêm). Nhà thơ dùng hình tương giông tố của


thiên nhiên, dể diễn tả bão tố của đời mình
thất sáng tạo và rõ ràng:
“Trời vần vũ cơn mưa xé gió / Gió lạnh
lùng, gió xé lòng em / Anh ở đâu nghìn ngày em
đợi /Chập chơn đêm, giấc ngủ ngoài đêm.”
Đọc đến đây tôi tin là không ai không thông
cảm và đều muốn sẻ chia cùng tác giả. Từ tình
yêu sát son ấy. Từ tình cảm mãnh liệt ây. Tôi có
thể khẳng định rằng tác giả phải là người yêu tổ
quốc Việt Nam biết nhường nào. Chỉ có tình
yêu nước kiên trinh như thế nào đó, tác giả mới
cảm phục và yêu người chiên sỹ đến như vậy.
Tôi tin là dù bây giờ tác giả đã nghỉ hưu, nhưng
sẽ có biết bao nhiêu thế hệ học trò được nghe
nhà giáo Lê Hà mẫu mực giảng day thật chân
tình, thật đạo lý, các em sẽ trưởng thành và
đóng góp nhiều cho tổ quốc, luôn tự hào về cô
giáo của mình.
Đến khổ thơ cuối cùng tác giả càng thêm
khắc khoải gọi hồn anh: “ Anh ở đâu , anh ở


đâu rồi ?“ Bầu trời Quảng Trị là cả một trời
thương nhớ. Nhà thơ dù vẫn sống trên đời,
nhưng đã khẳng định chôn chặt hồn mình trong
mộ người chiến sỹ dấu yêu.:
“Vạt gió vàng đang xao xác lá / Anh ở đâu
, anh ở đâu rồi ?/ Ôi Quarng Trị một trời
thương nhớ / Mồ anh nằm chôn cả hồn em”./.

Bình Minh ngày 12/12/2024
Người viết : Lưu Bá Thịnh

anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)