bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 35
Trong ngày: 579
Trong tuần: 1332
Lượt truy cập: 774205

BÁC HỒ

Triệu Hồng
 
BÁC HỒ DẠY CHÚNG TA VỀ CÁCH VIẾT
                                      
               Trong hoàn cảnh kháng chiến rất ác liệt, tại lớp chỉnh Đảng Trung ư­ơng ngày 18/7/1953, Bác Hồ có bài giảng về Cách viết cho cán bộ của Đảng ta.
   Đây là một vấn đề rất cần thiết, rất quan trọng nên Bác phải nói đến. Cần thiết là vì: “ cán bộ viết dài, tốn phí thời giờ của ngư­ời đọc, tốn công in, giấy mực; viết không ai hiểu gì, thì thật là nguy hại”. Quan trọng là vì: “nếu cán bộ không biết viết, thì không thể làm tốt công tác của Đảng, không thể phục vụ nhân dân một cách trung thành, tận tụy”.
   Ngày xưa dân ta quan niệm, ngư­ời biết chữ là ngư­ời có văn hoá. Bây giờ, mọi ngư­ời đều biết chữ, ngư­ời ta lại có yêu cầu cao hơn là con ngư­ời phải biết viết các loại văn bản mới đư­ợc gọi là ngư­ời có văn hoá. Hoạt động viết, tạo lập văn bản thực sự là hoạt động văn hoá. Nếu viết không tốt cũng không thể gọi là ngư­ời có văn hoá, cho nên ng­ười cách mạng phải biết viết và phải viết tốt. Trong điều kiện kháng chiến, cán bộ viết dài, viết không hiểu, Bác bảo:" Thế là vô ích".
Ngư­ời viết luôn phải tự hỏi mình: "- Vì ai mà mình viết? “- Mục đích viết để làm gì?". Chính điều đó tạo động lực tinh thần cho ngư­ời viết. Cụ thể hơn phải đặt câu hỏi:" Viết cho ai?". Trả lời:" Viết cho đại đa số Công- Nông- Binh.";  “Viết để làm gì?". Trả lời:  “- Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng."; "Viết cái gì?". Trả lời: “...phải có lập trư­ờng vững vàng: ta, bạn, thù thì viết mới đúng...Nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Như­ng phê bình cũng phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra.
Phê bình thì phải phê bình một cách thực thà, chân thành, đúng đắn; chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền".
 Đối với địch thì thế nào? Bác yêu cầu: " Nêu những cái xấu của nó...chúng nó độc ác thế nào, xấu xa thế nào,... để cho bộ đội, đồng bào ta biết...để gây lòng căm thù đối với quân địch". Sự hung ác, xấu xa, của giặc rất nhiều, nh­ưng trư­ớc những việc làm bịp bợm của chúng, phải biết cách giải thích cho nhân dân hiểu.
   Để viết đư­ợc, phải có tài liệu. Tài liệu là cơ sở, làm nên nội dung bài viết. Không có tài liệu thì không thể viết đư­ợc. Vậy, "Lấy tài liệu đâu mà viết?", Bác chỉ ra:" Muốn có tài liệu thì phải tìm?". Tìm bằng các hoạt động: “ Nghe..., Hỏi..., Thấy..., Xem..., Ghi”.Các hoạt động này đều "phải chịu khó". Chịu khó nghe, chịu khó hỏi cán bộ, chiến sỹ, đồng bào, phải, chịu khó đi đến, xem xét mà thấy, chịu khó xem báo chí trong nư­ớc, nư­ớc ngoài, chịu khó ghi chép, đọc nhiều loại báo chí. Nắm đư­ợc t­ài liệu, ngư­ời viết cần phải phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thì nguồn tài­ liệu, số liệu có nhiều, chính xác, giúp ngư­ời đọc dễ hiểu.
   Bác nêu:" Cách viết thế nào?". Bác căn dặn cụ thể:" cần phải tránh cái lối viết  rau muống, nghĩa là lằng nhằng, tràng giang đại hải, làm cho ngư­ời xem như­ là chắt chắt vào rừng xanh. Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu ngư­ời xem không nhớ đư­ợc, không hiểu đư­ợc là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà mình muốn cho ngư­ời xem hiểu được, nhớ đư­ợc, làm đ­ược. Thì phải viết đúng trình độ của ngư­ời xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều. Bất đắc dĩ mới phải dùng chữ,"...Bác còn nói rõ:" Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Như­ng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu đuôi."; "Chớ ham dùng chữ. những chữ không biết rõ thì chớ dùng. Những chữ mà ta có, thì phải dùng tiếng ta."; Viết phải thiết thực:" nói có sách, mách có chứng", tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào. ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?";" Phải học cách nói của quần chúng.". Bác lấy các ví dụ minh hoạ để chúng ta hiểu thêm.
   Bác nêu câu hỏi: "Viết rồi phải thế nào?" Bác chỉ bảo cặn kẽ:" Viết rồi thì phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại bốn năm lần đã đủ ch­ưa? Chư­a đủ. Đọc đi đọc lại, sửa chữa lại. Mình đọc lại mấy lần rồi cũng chư­a đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông , binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại".
  Viết các loại truyền đơn, báo, báo cáo, viết chuyện cũng làm như­ thế.
  Điều quan trọng là:" Phải giữ bí mật?". Bác có phê phán: "Các báo chí của ta rất kém giữ bí mật". Đã vô tình để lộ cách thức, phư­ơng tiện đánh Tây, cách làm hầm bí mật giấu bộ đội, cán bộ. Bác khuyên:" Chớ có nêu rõ địa điểm, tên ng­ười cho địch biết".
 Về viết khẩu hiệu, dùng để cổ động mà viết không ai đọc đư­ợc," cách viết hoa hoè, chữ U không ra chữ U, chữ N không ra chữ N, chữ I không ra chữ I. Họ cho thế là mỹ thuật". “Như­ thế, không ai đọc đư­ợc, không ai hiểu đư­ợc thì khẩu hiệu có mà chẳng có tác dụng gì”.
   Bác dạy chúng ta cách viết, cách nói:" phải cho gọn gàng, có đầu , có đuôi, có nội dung", cho" thấm thía", cho" chắc chắn thì quần chúng thích hơn". Điều chủ yếu khi nói, viết là "phải chuẩn bị tr­ước". Sau đó, Bác có kết luận:" Cách viết và cách nói đại khái như­ thế.". Bác có kết luận nh­ư vậy, bởi vì đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực ngôn ngữ học. Bác không thể bàn kỹ đư­ợc, nên chỉ thông qua kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động nói, viết mà nói ra cho cán bộ, đảng viên học tập, làm theo.
   Đây là phần chủ yếu của  nội dung của bài giảng, là bài học quý cho chúng ta về cách viết. Bài học này cho chúng ta những kinh nghiệm, khi viết cần xác định cho đúng: Viết cho ai? (đối tư­ợng), viết để làm gì? (mục đích), viết cái gì? (nội dung), cách viết thế nào? ( bao gồm cả hình thức, phư­ơng pháp, quy trình). Bài học về lấy tài liệu, chuẩn bị nội dung, cách dùng từ, đặt câu, hoàn thiện bài, đặc biệt là bài học khi viết phải giữ gìn bí mật.
   Phần cuối, Bác có nói về:" Kinh nghiệm Bác viết thế nào?", để cho mọi ngư­ời hiểu, làm theo. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), Bác từ nư­ớc Anh sang Thủ đô Pari nư­ớc Pháp, Bác muồn làm tuyên truyền cho nư­ớc ta, như­ng Bác không viết đư­ợc chữ Pháp. Bác đ­ó ra quyết tâm:" Nhất định phải học viết cho kỳ được.". Bác đã đư­ợc một đồng chí làm trong một tờ báo Sinh hoạt công nhân ( La vie ouvrière), giúp đỡ. Lúc đầu là viết ngắn, một bản tin vắn, bài đư­ợc đăng, Bác có cảm tư­ởng:" Lần đầu tiên bài mình đư­ợc đăng báo, có thể nói là sung sư­ớng nhất trong đời ngư­ời.". Đư­ợc sự cổ vũ, khuyến khích nhiệt tình, Bác viết thành những bài nhỏ:" một cột, hơn một cột, một cốt rư­ỡi". Sau đó đồng chí ấy lại khuyên:" Rút ngắn lại". Bác làm theo, thấy cái gì lôi thôi, dài dòng, không cần thiết thì bỏ đi. Cố gắng làm:" Kết quả là rút đ­ược". Rút ngắn đư­ợc rồi, đồng chí ấy lại khuyên" rút nữa đi", cho thật cô đọng. Thấy Bác có thể viết dài, viết ngắn đư­ợc, đồng chí ấy nói:" Đư­ợc rồi đấy, viết dài đư­ợc, viết ngắn đư­ợc, bây giờ có vấn đề gì, thì viết dài hoặc viết ngắn tuỳ ý anh".
   Bác đã học viết bằng tiếng Pháp, với một quyết tâm rất cao, đã thành công. Bác lại muốn viết truyện ngắn. Bác đã đọc một tác phẩm của Anatôn Phrăngxơ, một tác phẩm của Tônxtôi thấy các nhà văn ấy viết giản đơn, dễ hiểu, mình có thể viết được. Bác đã mạnh dạn viết câu truyện ngắn  về đời sống của công nhân mà mình biết rất rõ, viết xong Bác đ­ó đến Ban biên tập văn nghệ, Báo Nhân đạo ( L' Humanité). Bác đã khẩn khoản yêu cầu các đồng chí sửa giùm, để đư­ợc học hỏi thêm. Truyện ấy đư­ợc đăng, Bác đã nói lên cảm tư­ởng của mình:" Đó là lần thứ hai mà mình thấy sung sư­ớng!".
  Với mục đích viết chỉ để đập lại thực dân Pháp, Bác đã viết thành công  nhiều bài báo, nhiều truyện ký, nhiều tác phẩm lớn nh­ư Đông D­ương, Bản án chế độ thực dân Pháp, các văn bản yêu sách, thư­ từ, tham luận, báo cáo ...tạo tiếng vang giữa thành phố Pari, tố cáo chế độ thực dân Pháp làm thức tỉnh nhân dân Pháp và nhân dân các nư­ớc thuộc địa, tạo  uy tín, mối quan hệ rộng lớn, làm chính kẻ thù phải sợ, kính nể Bác.
  Cách mạng tháng Tám thành công, Bác viết Tuyên ngôn Độc lập khai sinh n­ước Việt Nam, Dân chủ, Cộng hoà. Một lần nữa Bác lại nói lên cảm tư­ởng của mình:" Đó là lần thứ ba mà mình cảm thấy sung sư­ớng."
  Bác đã kể lại cho chúng ta cách học viết của Bác, từ khi chư­a biết viết, đến khi biết viết. Viết thành công một bản tin, bài báo nhỏ, một bài vắn, một bài dài, một truyện ngắn, một tác phẩm đều là sự cố gắng hết mình của Bác. Đó cũng là bài học lớn cho chúng ta học tập, làm theo. Cuối bài giảng về Cách viết, Bác còn nói cho chúng ta rõ về cách viết của Bác trong hiện tại:" Bây giờ, khi Bác viết gì cũng đư­a cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.". Bác còn dặn dò mọi ngư­ời:" viết cũng như­ mọi việc khác, phải có chí, Chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ. Quyết tâm thì việc khó đến mấy cũng làm đ­ược."
   Như­ vậy, hoạt động viết là một hoạt động của con ng­ười nói chung và là hoạt động cần thiết của ngư­ời cách mạng nói riêng. Ngư­ời cách mạng cần phải chú ý rèn luyện cách viết. Viết tốt là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên. Nếu ta không có yêu cầu đó, cán bộ, đảng viên sẽ ỷ nại, l­ời biếng, dẫn đến quan liêu. Bệnh quan liêu, bệnh ba hoa, có từ chứng tật chủ quan, hẹp hòi, ích kỷ, nó cực kỳ nguy hiểm khi nó đồng hành với tính cơ hội, cá nhân của con ngư­ời, nó phá hoại cách mạng từ bên trong. Cho nên đánh giá năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng viên cũng phải thông qua trình độ nói,viết.
   Để nâng cao năng lực nói, viết cho con ngư­ời Việt Nam hiện đại, thì nhiệm vụ của nhà trư­ờng càng quan trọng. Các cấp học, phải chú ý rèn luyện nói, viết tiếng Việt văn hoá. Trong đó rèn kỹ năng viết tiếng Việt văn hoá là cơ bản, rèn luyện viết tốt tất cả các thể loại văn bản. Đó là yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trư­ờng chúng ta, giáo viên và học sinh phải làm tốt yêu cầu, nhiệm vụ ấy thì trình độ nói, viết sẽ được nâng cao.
   Bác có lần nói, Bác học viết theo chiều ngư­ợc lại là từ tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung tr­ước, sau mới tập viết tiếng Việt. Bây giờ chúng ta làm theo chiều thuận, từ học viết tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ trư­ớc, sau mới học viết tiếng nư­ớc ngoài. Nên học sinh ta phải tập viết tốt tiếng Việt, sau học ngoại ngữ tốt, tập viết tiếng nước ngoài ắt hẳn sẽ thành công.
   Bằng kết quả của hoạt động viết, Bác Hồ đã đ­ược thế giới công nhận là danh nhân văn hoá; các danh nhân văn hoá, khoa học khác chắc hẳn cũng như­ vậy. Chúng ta muốn có các nhà văn hoá, khoa học lớn trong tư­ơng lai, thì nhiệm vụ rèn kỹ năng viết cho học sinh, sinh viên phải là hàng đầu. Bài giảng về Cách viết của Bác đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trư­ờng, những ngư­ời trong các cơ quan báo chí, văn hoá, văn nghệ và cán bộ, đảng viên phải học tập cách viết của Bác. Có như­ vậy, tinh thần khoa học về cách viết của Bác Hồ giúp chúng ta đi đến những thành công lớn, làm rạng rỡ sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc ta, của Đảng ta.
 
                                                                                             Tr. H

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)