bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI VIẾT CÔNG PHU, THÚ VỊ!CHÚC BÁC VUI KHỎE!TRÂN TRỌNG!VŨ NHO

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 26
Trong tuần: 769
Lượt truy cập: 740988

CÂU CHUYỆN BÌNH THƠ

di_nga_28-_5_10-6_-2010_518

NHÀ VĂN VŨ NHO

 

Chuyện thứ tư

PHỤC NHÀ THƠ TỐ HỮU BIẾT LẮNG NGHE

          Chuyện rằng nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ  Xuân sớm  đăng báo, trong đó có hai câu:

          Nghé con mày đứng cho ngoan

          Chớ ăn mất lá hàng xoan mới trồng

Tôi cũng dân nhà quê chăn nghé từng tranh luận với nhà thơ Huy Cận, nhưng lại không để ý chi tiết này.

          Một lần về Thái Bình công tác, tôi được các đồng nghiệp cho biết một nhà giáo Thái Bình đã cảm thán và viết:

          Lá xoan đắng lắm bác ơi

          Nghé không xơi được, vậy thời bác SAI!

Chà, ông (bà) này cũng tinh tường chứ bộ! Dám phê và dám chịu trách nhiệm về lời phê của mình.

          Chẳng rõ có ai thông tin cho nhà thơ Tố Hữu hay không. Tôi tin là có. Hoặc bằng cách nào đó mà hai câu này đến tai nhà thơ. Sau đó nhà thơ đã lẳng lặng chữa câu thơ trên thành:

          Nghé con mày đứng cho ngoan

          Chớ xô hàng chuối hàng xoan mới trồng

( Xem bài Xuân sớm, trong  Tố Hữu thơ, nxb Giáo Dục, 1994, trang 419)

Chữa rất khéo! Mà cái chính, vô cùng khâm phục là nhà thơ rất phục thiện!

 

 

Chuyện thứ năm

MẤY ĐIỀU TRAO ĐỔI LẠI VỚI NHÀ THƠ Vũ Quần Phương

Tôi họ Vũ, nhưng chắc không có dây mơ rễ má gì với bác Vũ Quần Phương. Chỉ là tình cờ trùng họ thôi. Nhưng tôi viết về nhà thơ Vũ Quần Phương hơi bị nhiều. Từ bình bài thơ, giới thiệu tập thơ đến viết về tập bình thơ, viết tiểu luận “Vũ Quần Phương với thơ hay”…

Tôi học được nhiều điều ở nhà thơ, người bình thơ nổi tiếng này. Dĩ nhiên tôi cũng có những trao đổi lại với anh Phương trên tinh thần thẳng thắn và thân ái.

 Chỉ kể ra đây mấy điểm để thấy không phải lúc nào nhà bình thơ cũng thành công.

Chẳng hạn bình bài thơ Sao không về vàng ơi của Trần Đăng Khoa, anh cho rằng mất của khó làm thơ. Rồi lại nhận định mất chó thì chỉ “buồn cái tay” ( Mày không bắt tay tao, tay tao buồn làm sao). Trong khi đó con chó Vàng, với chú Khoa là một người bạn, bạn khác loài nhưng vô cùng quan trọng.

Với Tố Hữu, người bình đã không thật cận nhân tình khi chê rằng nhà thơ Tố Hữu làm tuyên huấn “Công việc tuyên huấn đôi lúc lấn vào cảm xúc thơ. Anh bộ đội trong bài  Bầm ơi chào mẹ lúc ra đi có một ngôn ngữ rất tuyên huấn :

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm”

( Bầm  ơi)

Không có người con nào lúc xa mẹ lại nói thế (Xa mẹ con có khối mẹ khác!). Đây là Tố Hữu  đã mượn để vun đắp tình quân dân, xây dựng phong trào  “mẹ chiến sĩ” ( 30 tác giả văn chương, sđ d, trang 188).

Chỗ này nghe qua thì đúng, nhưng ngẫm lại thì  không phải. Nhà phê bình đã quên rằng, đây là  anh con trai đang an ủi mẹ, làm cho mẹ đừng lo lắng. Anh nói thế để yên lòng mẹ chứ không có  tuyên huấn tuyên truyền  quân dân gì ở đây. Cái việc này, người con thường rất hay làm. Đi ra trận, Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi, nhưng bao người con đều nói một câu chắc nịch: “Bao giờ giặc xong/ Lại về Việt Bắc” ( Tố Hữu - Bà mẹ Việt Bắc) và trong Bầm ơi cũng vậy : “Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm”. Chả lẽ đây cũng là tuyên huấn nói?

Một ví dụ khác về trường hợp câu thơ  của Bác “ Quân vụ nhưng mang vị tố  thi – Việc quân bận rộn chưa làm thơ được). Vị bác sĩ đã cố gắng hiểu những chữ  Hán (vốn không dành cho thầy thuốc). Nhưng ở đây, anh quá nệ vào câu dịch không chuẩn : Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Có đến hơn ba lần anh dẫn câu thơ dịch này với ý   “xin khất”, với ý “chờ”. Khất, chờ đi liền với ví dụ khác: (Chờ  cho kháng chiến thành công đã/ Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta). Thực chất Bác không hứa hẹn gì mà chỉ nói rằng : Việc quân bận rộn chưa làm thơ được.

Vũ Quần Phương đã hiểu không chính xác từ “dã kê”, gà đồng, tức là loại gà hoang chứ không phải là gà trong xóm. Vì vậy bình bài thơ của Phù Thúc Hoành, tác giả viết: “giữa hiu quạnh hoang vu gặp ấm áp làng mạc : tiếng gà đồng” (tr. 87) là không thuyết phục.  Gà hoang ( dã kê) càng làm nổi rõ sự hoang vắng, làm gì có làng nào ở đây! Cũng vì không rành tiếng Hán, nên câu thơ của Nguyễn Hạ Huệ “Băng ki nguyên tự hương”, Nguyễn Vinh Phúc dịch: “Hương bay từ tấm thân ngà”; nhưng người bình thơ lại bình “gió vờn tóc và gió mang hương ướp da”. Da tự tỏa hương khác xa với gió mang hương để ướp da. (Mà chữ ướp da nghe cũng không nhã vì gợi sự ướp xác!).

anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)