bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI VIẾT CÔNG PHU, THÚ VỊ!CHÚC BÁC VUI KHỎE!TRÂN TRỌNG!VŨ NHO

 

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 35
Trong ngày: 64
Trong tuần: 1082
Lượt truy cập: 723919

CÂU CHUYỆN BÌNH THƠ

v_nho_tc_bch_kim

VŨ NHO     Ảnh        HOÀNG XUÂN TUYỀN

Chuyện thứ sáu

Bàn thêm với Nguyễn Thế Kiên

CÂY ĐIẾC LÁ VÀ…

Cây điếc lá trên vòm cây tĩnh lặng/ nắng hực lên, nắng muốn lột da cả mặt đường/ chim rời cây đi ship gió bờ sông/ …/ Người qua ngõ khăn trùm kín mặt/ Bao tấm lưng còn chăn lửa trên đồng! (Tháng 5).Thơ Trần Quang Quý

Này những “cây điếc lá”(bởi tiếng ve ra rả), những “nắng lột da mặt đường”, “những tấm lưng (của người nông dân) còn chăn lửa trên đồng”, là những tìm tòi rất riêng của Trần thi sỹ!

 

Hoan nghênh nhà thơ Nguyễn Thế Kiên! Có nên xem xét lại câu thơ "cây điếc lá..." chăng? vì "cây điếc lá trên vòm cây tĩnh lặng". Nếu không có vòm cây tĩnh lặng thì có thể cảm nhận như tác giả. Nhưng có nó thì làm gì còn có "tiếng ve ra rả" như người viết bài tưởng tượng ra? Văn bản thơ không có tiếng ve. Do đó tiếng ve không làm cho lá “điếc”. Hơn thế, nhà thơ viết “ VÒM CÂY TĨNH LẶNG” kia mà! Tôi đồ rằng vì  cái buổi trưa ấy nắng hực lên và không sợi gió nào, ( chứng cứ là chim rời cây đi ship gió bờ sông!). Vì không có gió, nên lá không rì rào trò chuyện. Lá như cũng bị “điếc”. Điếc lá hay lá điếc đều có thể hiểu là lá lặng phắc! Như vậy có lẽ  hợp lí hơn chăng?

Thôi em ơi

Tan bọt sóng, còn gì để nói

Tôi cầm năm tháng

Ném thia lia…

( Ném thia lia, MS T17b – Đ. V. C.)

 

Ở bài thơ Mùa đi, trong 28 chữ của một cung Lục bát tứ tuyệt, mịn màng như tấm lụa chiều, gói cái e ấp của một mầm yêu muộn. Tác giả đã khá cao tay khi xử lý cái kết, để “đêm bịn rịn” gói trong “đêm lỡ làng”, và cái lỡ làng ấy mới là nguyên cớ để “mùa đi”, mới tạo nên những dư ba nuối nhớ loang vào sâu thẳm. Tôi cứ nghĩ, nếu không có cái “bịn rịn”, không có cái “lỡ làng” kia, mà thay vào đấy là những hẹn hò vật lộn đến no say nhàu nhĩ ném lên đêm, thì bài thơ đã tự chết ngay từ lúc câu thơ để cơn gió hoang sổ lồng. Mời đọc:

Mùa đi chầm chậm bước chiều

Xuân thì e thẹn mầm yêu ngỡ ngàng

Sổ lồng cơn gió đi hoang

Gói đêm bịn rịn lỡ làng vào đêm.

( Mùa đi, MS T38a – Đ.C.T )

 

Tôi ngờ vực khả năng thẩm thơ của mình. Nhất là khi đọc những lời bình dành cho Mùa đi! Lục bát đúng vần điệu nhưng ông chẳng bà chuộc. Mùa với chiều, với xuân thì với mầm yêu và gió chẳng ăn nhập với nhau tẹo nào!

Cơn  gió ai nhốt mà lại sổ lồng đi hoang? Nó đi hoang sao lại có thể Gói đêm  bịn rịn lỡ làng vào đêm? Gió gói hay ai gói? Mù mờ quá đi thôi!

Đây gần gũi chị em với thoại thơ mù mờ ai muốn hiểu sao thì hiểu! Bởi thế mà anh Song Vũ Hoàng Phương cũng  phàn nàn về giải nhất này!

          Haiza!  

Có lẽ cũng cần nói thêm một chút về mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoái bị chê.

          Thưở còn trai trẻ xông xênh

Nghêu ngao câu hát nhẹ tênh gió trời

         Đắp mồ cho bạn xong rồi

Lại vô tư hỏi, ai đời chôn ta?

(Thuở trai, MS T10b – Nguyễn Khoái ).

 

Đọc lướt, thấy chất hùng anh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người chiến sĩ/tráng sĩ xả thân vì non nước. Nhưng chính câu kết của bài thơ và câu hỏi đặt ở cuối bài khiến tôi phải định hình lại bài thơ bằng tư duy phản biện: Người chiến sĩ xung trận, đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, thì cái dấu hỏi và cách hỏi kia đã vô tình phản lại ý tưởng của bài thơ bằng sự “so đo” tiềm ẩn trong lòng chữ! Giá như tác giả tìm tòi hơn, quyết liệt hơn ở câu cuối, thì bài thơ này sẽ rất có giá trị. Thí dụ một phương án: Đắp mồ cho bạn xong rồi/Mai sau kệ cả đất trời chôn ta!Hơi tiếc vậy, với thơ, nhất là thơ tứ tuyệt lục bát, thì sứ mệnh của câu kết vô cùng nặng nề, nó phải làm chức năng nền móng để đỡ cả bài thơ, lại phải là gốc cội, để trổ mầm những liên tưởng, những lay gợi vào tâm hồn bạn đọc! Thơ tứ tuyệt khó và thú vị ở là chỗ ấy!

          Tôi  không đồng ý với các vị sơ khảo và cả chung khảo! Sao lại đem cái chuyện “so đo” ra bàn ở đây? Tôi rất thích cái hồn nhiên,  cái vô tư của người chiến sĩ! Mình chôn bạn? Ai chôn mình? Thế nghĩa là anh ấy đã chắc mình cũng sẽ hi sinh như bạn thôi! Bình dị vậy thôi! Cái phương án : Đắp mồ cho bạn xong rồi/Mai sau kệ cả đất trời chôn ta! Có vẻ anh hùng … “rơm” lên gân, lên cốt, không phù hợp với cái xông xênh, vô tư của tuổi trẻ. Nên nhớ rằng cụ Nguyễn Du khi khóc cho Tiểu Thanh cũng đặt câu hỏi:

          Bất tri tam bách dư niên hậu

          Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

đó thôi!

Ai dám chê nào?

 

 hoa_sung_1

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)