bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 214
Trong tuần: 852
Lượt truy cập: 773000

CHÚNG TÔI NGHE TIẾNG HÁT CỦA ẾCH XANH

CHÚNG TÔI NGHE THẤY TIẾNG HÁT CỦA ẾCH XANH



                    v_cng_hoan_nheo_mt


                   Nhà văn Vũ Công Hoan


CHÚNG TÔI NGHE THẤY TIẾNG HÁT CỦA ẾCH XANH




                                                                                                        Lưu Quốc Phương




                                                                                                       Vũ Công Hoan dịch



          Tôi thường hay cùng bạn bè đi đến một nơi gọi là Phạm Gia ở dưới núi. Chúng tôi men theo lối cổng làng, đi vài trăm mét thì đến núi. Chỉ là một số trái núi nhỏ. Trên núi dưới núi chỗ nào cũng trồng đào, lê, quýt. Rất nhiều lúc chúng tôi leo lên những trái núi thấp lè tè. Lúc ấy hoa đào nở, chúng tôi sẽ trông thấy một rừng hoa rực rỡ. Thật ra, xa xa có những trái núi che khuất, tầm nhìn của chúng tôi bị chặn lại. Nhưng tất cả quang cảnh bày ra trước mặt cũng khiến chúng tôi vui lòng đẹp mắt, giống như một chậu cảnh khổng lồ xinh đẹp. Dưới núi có một cái ao chỉ rộng bằng bãi bóng rổ. Chung quanh ao mọc kín cỏ, cũng mọc rất nhiều cây.Nhiều khi chúng tôi nhìn thấy ao nước nằm yên tĩnh tại chỗ, không chút tiếng động, đem lại cho con người một cảm giác thần bí.


         


          Một hôm chúng tôi đến bờ ao. Năm ấy hạn hán, tuy chỉ là giao điểm giữa xuân hạ, trong ao cũng có một ít nước, phần lớn nhìn thấy đáy, chỉ có nước ở giữa ao. Đương nhiên còn có một số hố nhỏ có nước nông. Anh nào trong chúng tôi mắt tinh còn nhìn thấy trong hố nước có những con nòng nọc, trong những hố nước cạn cũng có nòng nọc, nhưng nòng nọc đều đã chết.Trong một số hố nước cạn đến mức chỉ còn bùn, bên trong cũng có nòng nọc, nhưng chúng đang thở thoi thóp. Trông những con nòng nọc đang thở thoi thóp, lòng chúng tôi trĩu nặng. Một bạn nói:


          - Trời hạn thế này, những con nòng nọc sẽ chết mất.


          Một bạn khác nói:


          - Hay là chúng ta di chuyển những con nòng nọc này vào trong nước sâu ở giữa ao?


          Câu nói được mọi người tán đồng. Chúng tôi đã lập tức hành động. Chúng tôi tháo giày, nhảy xuống ao, chụm hai tay vào, bưng những con nòng nọc trong bùn vào nước, rồi lại chuyển những con nòng nọc trong nước cạn vào trong ao. Khi bùn và nước cạn hết nòng nọc, chúng tôi mới đứng thẳng lưng nhìn nhau cười. Sau hai ba tháng, chúng tôi lại đến bên bờ ao. Có lẽ mùa hè đã mưa nhiều, nước trong ao đầy ăm ắp. Bỗng dưng chúng tôi nghe thấy trong ao có tiếng ếch kêu. Đầu tiên là một tiếng ếch kêu bên kia ao, tiếp theo bên này ao có tiếng ếch kêu hưởng ứng, rồi cả ao nước  đều dậy lên tiếng ếch kêu ồm ộp, hết đợt này đến đợt khác, không ngớt rót vào tai. Nghe thấy tiếng ếch kêu, chúng tôi rất vui mừng, được an ủi, bởi vì trong những con ếch này chắc chắn có con đã được chúng tôi cứu. Chính chúng tôi đã bưng từng con từng con từ trong bùn và nước cạn vào nước sâu, chúng mới tránh khỏi tai họa, mới có mạng sống hôm nay. Một bạn trong chúng tôi chắc chắn cũng nghĩ thế. Anh bảo:


-         Bọn mình cứu mạng ếch xanh, chúng đang hoan nghênh bọn mình đấy!


Một bạn khác nói thi vị hơn:


-         Chúng ta nghe thấy tiếng ca hát của ếch xanh.




          Đúng thế, chúng tôi đã nghe thấy tiếng hát của ếch xanh. Về sau chúng tôi còn đến mấy lần. Chúng tôi đến bên ao, vẫn là một con ếch kêu lên trước,tiếp theo ếch xanh khác hưởng ứng, rồi bên này bên kia, ếch xanh khắp ao đều đồng loạt cất tiếng, tiếng cao, tiếng thấp, tiếng dài, tiếng ngắn, tiếng khẽ, tiếng mạnh, y như tiếng nhà  trời. Cũng có con ếch từ trong nước nhảy lên. Chúng tôi nghĩ, những con ếch xanh ở trong cỏ nhất định đang nhìn chúng tôi.




          Đương nhiên cũng có lúc ngoại lệ. Một hôm chúng tôi đến cạnh ao, Chúng tôi nhìn thấy mấy em bên bờ ao. Các em buộc một sợi chỉ vào một cành cây, rồi thò sợi chỉ vào trong khóm cỏ cạnh ao. Chúng tôi không biết các em làm gì. Chúng tôi hỏi:


-         Làm gì thế các em?


Một em trả lời:


-         Câu ếch!


Một em khác lại bảo:


-         Không có ếch, câu không được.




        Trước đó không lâu, chúng tôi còn nghe thấy tiếng ca hát của ếch xanh ở đây. Chúng tôi không tin không có ếch xanh, nhưng lắng tai nghe kỹ. Quả nhiên im bặt không nghe thấy tiếng ếch kêu.




          Không bao lâu các em ra về. Các em vừa đi, một con ếch xanh cất tiếng kêu, sau đó cả ao nước đầy tiếng ếch kêu râm ran, cũng hết đợt này đến đợt khác không ngớt rót bên tai, Ếch xanh lại bắt đầu ca hát.  Nhưng giữa lúc ếch xanh vui sướng hát ca, có người đi đến. Người này quen chúng tôi, chúng tôi gọi ông là Lão Phạm, một người chuyên bắt “thạch kê” trong rừng và ếch xanh trong nước. Ông cũng biết chúng tôi. Ông hỏi:


-         Các bạn ở đây làm gì?


Chúng tôi đáp:


-         Chúng tôi đang nghe ếch kêu.


Lão Phạm nói:


-         Bây bạ nào, làm gì có ếch kêu? Sao tôi không nghe thấy?


         


          Lão Phạm nói xong, đúng là chúng tôi không nghe thấy ếch kêu. Ếch lại thôi ca hát.


          Nhưng Lão Phạm vừa đi khỏi, ếch lại cất tiếng kêu, tiếng cao, tiếng thấp, tiếng dài. tiếng ngắn, tiếng khẽ, tiếng mạnh, thật giống như tiếng hát, lay động tiếng tơ lòng của chúng tôi.



                                                             Vũ Công Hoan dịch ngày 16 tháng 8 năm 2013

vbnhuy

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)