bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 57
Trong ngày: 289
Trong tuần: 1087
Lượt truy cập: 773616

CỔNG BÍ MẬT...

Kulturologia

CỔNG BÍ MẬT DẪN ĐẾN MỘT THẾ GIỚI CHƯA TỪNG BIẾT

                                               (Bản dịch của dịch giả Nguyễn Đăng Bẩy)

 Khi nghe thấy từ "hang động", mọi người đều trải qua những cảm xúc trái ngược nhau - thích thú và tò mò, sợ hãi và kinh ngạc. Thông thường những không gian khép kín này gắn liền với truyền thuyết, chủ nghĩa thần bí và những câu chuyện đáng sợ...

Hang Sơn Đoòng nằm ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình thuộc miền Trung Việt Nam. Có vẻ như không thể tin được rằng một hang động khổng lồ như vậy lại có thể bị che khuất khỏi mắt người trong một thời gian dài. Trên thực tế, nó là như vậy, do vị trí không thể tiếp cận của nó. Các nhà khoa học nói rằng phải mất hàng triệu năm để hình thành hang động, có lẽ tất cả điều này là do quá trình xói mòn tự nhiên của nước cũng như sự dịch chuyển của đá. Các chuyên gia đã nhận định: Sơn Đoòng được hình thành khoảng 3-5 triệu năm trước, do dòng chảy của một dòng sông ngầm rửa trôi đá vôi, dẫn đến sự hình thành của các bức tường nhiều lớp.

Phát hiện thế kỷ

Hang động Sơn Đoòng có kích thước khổng lồ, vậy mà trong nhiều năm không ai biết về sự tồn tại của nó. Thực tế là lãnh thổ này đã khiến người dân địa phương sợ hãi trong nhiều năm. Số người sống ở đây rất ít, trong đó có anh nông dân Hồ Khanh. Vào năm 1991, khi đang đi bẫy thú rừng và khai thác gỗ, Hồ Khanh bỗng nghe thấy tiếng nước ầm ầm từ đâu đó từ dưới lòng đất phát ra. Điều này không làm anh sợ hãi, nhưng khơi dậy sự quan tâm. Anh đi khám phá khu vực và thấy rằng sẽ rất khó để mình đi xuống nếu không có thiết bị. Anh thử xuống lần nữa nhưng không tìm thấy lối đi và lối vào hang… Bẵng một thời gian, đến năm 2009 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ để có thể tìm thấy và bắt đầu khám phá hang động lớn nhất thế giới này.

Tất cả bởi vì phải vô cùng khó khăn để có được nó. Chỉ khi vượt qua rừng rậm và nhiều con sông, người ta mới có thể đến được cửa vào Sơn Đoòng, sự im lặng bị phá vỡ bởi tiếng gầm rú dữ dội của dòng sông ngầm Rào Thương. Xuống đó cũng không dễ dàng - xuống 80 mét. Bạn không thể làm gì nếu không có thiết bị và kỹ năng đặc biệt. Khi những người thám hiểm hang động đi xuống, họ kết thúc ở “hội trường” khổng lồ của Sơn Đoòng và rất ngạc nhiên trước quy mô và vẻ đẹp của nó. Một “thành phố lều” đã được thiết lập trong “hội trường”.

Vào cái năm 2009 ấy, người ta chỉ có thể khám phá tới 4 km hang động, nhưng đó không phải là giới hạn. Thật không may, họ bị chặn đường đi xa hơn vì đụng phải một khối đá canxit cao khoảng 70 mét. Bất chấp sự tạm dừng như vậy, những người thám hiểm đã cố gắng khám phá thế giới và khai mở một cơn chấn động lớn.

Không chỉ các nhà hang động từ Việt Nam đến khám phá Sơn Đoòng, mà còn từ Nga, Mỹ, Anh và các nước khác. Tại đây, nhiếp ảnh gia người Đức Carsten Peter đã chụp được những bức ảnh tuyệt vời, những bức ảnh này đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Trong 35 năm kinh nghiệm làm nhiếp ảnh gia hang động, lần đầu tiên Carsten Peter nhìn thấy vẻ đẹp và sự vĩ đại như vậy. Thể tích bên trong của nó là khoảng 39 triệu mét vuông. Nếu những người xây dựng quyết định xây dựng một tòa nhà bên trong một hang động như vậy, thì ít nhất nó sẽ có 40 tầng. Ngoài ra, ở Sơn Đoòng còn có khoảng 150 hang động, với hệ động thực vật, vi khí hậu riêng.

sondoong2

Hệ động thực vật hang động và những măng đá khổng lồ

Đến nay, các nhà nghiên cứu hang động đã khám phá được tới 10 km hang động Sơn Đoòng. Và điều này, rất có thể, không phải là giới hạn. Nó giống như một đô thị khổng lồ giữa rừng rậm, ẩn mình dưới lòng đất trước những con mắt tò mò. Hang động xuyên qua một số lượng lớn các đường hầm nối liền 150 sảnh hang động, một số trong số đó rất lớn. Ngoài ra còn có nhiều giếng và cột đá. Vì có một con sông chảy ở Sơn Đoòng nên ở đây khá ẩm ướt và mát mẻ. Nước mịn tập trung trên tường, vì vậy tường trơn và ẩm ướt liên tục. Trong các sảnh hang động có kích thước lên tới 200 mét, bạn có thể thấy những điều kỳ diệu trên các hầm.

Có những đám mây thực sự không chỉ hình thành ở đó mà còn “tuôn ra ngoài” qua các lỗ trong hang. Những "lỗ hổng" này là lối ra vào Sơn Đoòng cho các loài chim và côn trùng, động vật và ánh sáng mặt trời. Đây là ánh sáng tự nhiên vì hang tối. Càng vào sâu, bóng tối càng có thể bao trùm. Nơi ánh sáng chiếu vào, cây cối mọc lên xanh tươi. Ở dưới cùng, người ta còn phát hiện được những ốc đảo nhỏ dưới lòng đất mà các nhà khoa học gọi là "vườn địa đàng". Cây cối ở đây có thể cao tới 2-4 mét.

Không chỉ hệ thực vật mà cả hệ động vật cũng được phát triển ở đây. Hang động là nơi sinh sống của các loài động vật và chim chóc cũng sống trong Công viên Phong Nha - Kẻ Bàng: một số giống khỉ, hơn 8 loài dơi, gấu Mặt trời Malayan và Himalaya, hơn 200 loài bướm, hơn 70 loài lưỡng cư và bò sát…

Ngoài ra, các nhà khoa học nói rằng có những loài thực vật và động vật chưa được biết đến có lẽ đã đến chính nơi đây từ hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm trước. Ví dụ, khỉ bay, cáo, chim hồng hoàng, v.v… Sơn Đoòng còn được biết đến với những măng đá kỳ vĩ.

Cổng thông tin đến một thế giới chưa biết

Nằm gần cửa hang Sơn Đoòng là măng đá khổng lồ có hình dạng khác thường được gọi là "Chân chó", chiều cao của nó đạt tới 80 mét. Nó là độc nhất vô nhị. Do kích thước khổng lồ và sự kỳ lạ của những nhũ đá, măng đá trong hang, các nhà UFO học (tiếng Anh: Ufology, chuyên nghiên cứu các báo cáo, hồ sơ trực quan, bằng chứng vật lý và các hiện tượng khác liên quan đến vật thể bay không xác định) gọi Sơn Đoòng là cánh cổng dẫn đến một thế giới chưa từng biết.

Sau khi những bức ảnh của nhiếp ảnh gia kiêm nhà thám hiểm người Đức Carsten Peter được đăng trên một tạp chí và tung lên Internet, Sơn Đoòng đã thu hút sự quan tâm thực sự của khách du lịch. Hang động chỉ được mở cửa cho công chúng vào năm 2013. Tất cả quyền thực hiện các chuyến đi như vậy chỉ do Công ty du lịch mạo hiểm hàng đầu Việt Nam Oxalis nắm giữ. Tuy nhiên, việc tiếp cận thăm gặp rất hạn chế (tối đa 500 người/năm). Những biện pháp cứng rắn như thế đã được chính phủ Việt Nam thực hiện để bảo tồn hệ sinh thái của Sơn Đoòng. Chi phí cho mỗi chuyến đi như vậy khá cao: 3-4 nghìn USD cho một người trong 7 ngày sống ở lều bên trong hang động. Tuy nhiên, dòng người muốn đến đó là rất lớn.

Thật thú vị, hang động khổng lồ dưới lòng đất, là lối đi ban đầu của khu hang động, không chỉ được nghiên cứu bởi các nhà khảo cổ học mà còn cả các nhà UFO học. Sau khi tham quan hang động, hầu hết họ đều cam chắc rằng có thể có một cánh cổng dẫn đến một thế giới chưa từng biết ở đây. Có 2 giả thuyết của các nhà khoa học. Đầu tiên - hang động lớn một cách bất thường, điều này chắc chắn không tồn tại ở bất cứ đâu trong tự nhiên. Thứ hai - có một số lượng lớn nhũ đá và măng đá, những vệt trên các bức tường có hình dạng kỳ quái. Có vẻ như những kiệt tác này hoàn toàn không thuộc về Mẹ Thiên nhiên, mà thuộc về Trí Thông Minh Ngoài Trái Đất?

Các nhà hang động học không ủng hộ ý kiến ​​​​của các nhà nghiên cứu UFO. Họ cam chắc rằng hang Sơn Đoòng được hình thành do công sức của dòng sông ngầm Rào Thương trong một thời gian dài. Một lối đi hẹp trong đá, dưới tác động của dòng sông, đã biến thành một nơi tuyệt vời trên Trái đất trong suốt 5 triệu năm. Họ đã tìm thấy một viên ngọc trai hang động khác thường, mặc dù nó không có ánh xà cừ như ngọc trai biển, đạt kích thước của một quả bóng. Canxit được tìm thấy nhiều trong nước vôi, nằm trên các hạt cát và theo thời gian, ngọc trai xuất hiện. Đúng vậy, chúng không có xà cừ như những viên được khai thác dưới biển. Nó được các nhà khoa học sử dụng cho nghiên cứu của họ…

                                                                                N.Đ.B

   

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)