bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 63
Trong tuần: 1139
Lượt truy cập: 752966

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT...

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG “TIẾNG CHIM GỌI MÙA” CỦA TRƯƠNG THIẾU HUYỀN

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

“Tiếng chim gọi mùa” là tập thơ chuẩn bị xuất bản của Trương Thiếu Huyền, bản thảo được hoàn thành trong Trại sáng tác văn học thiếu nhi năm 2024 của Hội Nhà văn tại Phú Yên.
Trương Thiếu Huyền đã xuất bản hai tập thơ thiếu nhi: Tập đếm (NXB Kim Đồng, 2013), Phép màu (NXB Kim Đồng, 2024). Nếu tính cả bản thảo tập thơ đã gửi dự thi Giải thưởng Văn học Kim Đồng, thì “Tiếng chim gọi mùa” là tập thơ thiếu nhi thứ tư của Trương Thiếu Huyền.
Trương Thiếu Huyền viết chậm, kĩ và mấy chục năm qua chỉ đau đáu viết cho trẻ thơ, với bốn tập thơ, trong đó hai tập đã được xuất bản, đều dành tặng cho lứa tuổi hoa.
Với những nhà thơ, nhà văn từng “thử sức” trên trang viết dành cho lứa tuổi thần tiên thì đều biết khó nhất là viết cho trẻ thơ. Viết cho độc giả là người lớn đã khó, viết cho trẻ thơ còn khó hơn nhiều. Người viết phải vừa nhìn thế giới bằng “đôi mắt xanh non” - từ dùng của Xuân Diệu, vừa “cảm nghĩ”, “miêu tả” bằng tư duy nghệ thuật cùng ngôn ngữ của trẻ thơ - với tư duy vạn vật đều có linh hồn và hoạt động theo “kiểu trẻ con” - với ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng ngộ nghĩnh, giàu so sánh... Chưa hết, đằng sau một thế giới nghệ thuật đẹp đẽ, nên thơ, sống động theo “kiểu trẻ con” ấy, người viết phải “giấu” thật kín những bài học giáo dục gắn với chức năng giải trí. Các em có thể đọc sách rồi “chơi” theo những “trò chơi” từ sách: “Học mà chơi. Chơi mà học”.
Có thể nói, với tình yêu đặc biệt dành cho tuổi thần tiên, với các tập thơ đã và chuẩn bị công bố, Trương Thiếu Huyền đã thực sự là một tác giả của/ dành cho các em, xứng đáng được các em yêu quý .
Trong tập thơ “Tiếng chim gọi mùa” với 31 bài thơ viết về các con vật, có nhiều đặc sắc nội dung và hình thức nghệ thuật có thể bàn luận, thưởng thức, nhưng trong khuôn khổ một bài viết, tôi chỉ tập trung vào một số nét đặc sắc nghệ thuật sau đây:
1. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, sinh động gần gũi với đối tượng độc giả là trẻ thơ.
Ngôn ngữ nghệ thuật là đối tượng đầu tiên, là phương diện hình thức nghệ thuật quan trọng bậc nhất, phải tiếp xúc/ nghiên cứu khi thưởng thức, tìm hiểu một tác phẩm văn chương nói chung, một tác phảm thơ nói riêng. Ngôn ngữ là chất liệu đặc thù của tác phẩm văn chương, là “vật liệu tuyệt vời” để xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật, nhằm qua đó, tác giả bộc bạch tâm tư cảm nghĩ của nhân vật, rồi gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình.
Bên cạnh những đòi hỏi chung cho ngôn ngữ nghệ thuật như tính biểu cảm - giàu hình tượng, tính mơ hồ - đa nghĩa v.v..., ngôn ngữ trong thơ dành cho trẻ em còn phải đáp ứng một yêu cầu khắt khe nữa. Đó là “chất thơ dành cho trẻ em” với sự trong sáng, gần gũi, dễ hiểu dễ thuộc, phù hợp với tâm sinh lí và trình độ tiếp nhận của lứa tuổi này.
Bởi thế, trong hàng loạt bài thơ như Ván cờ vua; Voi, gà, ngựa; Gà với sâu mọt v.v..., chúng ta sã gặp kiểu loại ngôn ngữ mang những đặc điểm kể trên.
Đây là bài thơ Ván cờ vua với ngôn ngữ gợi cảm gợi hình thật thú vị:
Đàn vịt con trắng con đen
Giữa trưa lên vườn ngơi nghỉ
Chúng đứng như ván cờ vua
Các quân “khạc”nhau ầm ĩ
Vào lúc lặng im một tí
Góc vườn “uỵch” quả mít rơi
Bất ngờ ván cờ bị xoá
Quân cờ ào xuống ao bơi.
(Ván cờ vua)
Có óc quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng kì diệu, phi thường mới nhận ra Đàn vịt đứng góc vườn như một ván cờ vua, với quân đen và quân trắng. Nhưng làm sao để các quân cờ ấy chuyển động? Phải có một tác động bất ngờ nào đó gây giật mình? Một con cáo xuất hiện? Một hòn đá ai bất ngờ ném tới? Không! Không gì hay hơn, thú vị hơn, làm bật lên tiếng cười ròn tan của các em là tiếng “uỵch quả mít rơi”. Âm thanh có mùi thơm ngào ngạt mà trẻ em nào cũng thích ấy khiến cho “Quân cờ nhào xuống ao bơi”. Không có một vốn từ giàu có, sinh động, phù hợp với trẻ em thì không thể vẽ lên “Bức tranh” hấp dẫn ấy.
Cũng tương tự như thế là ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Gà với sâu mọt:
Sâu cắn cây khoét trái
Mọt đục gỗ cửa nhà
Đuổi đi kẻ gây hại
Trời phái xuống chú gà
Gà giương mỏ xông pha
Sâu mọt im thin thít
Nhưng chiều mới la đà
Mắt gà đã dim díp”.
(Gà với sâu mọt)
Bài thơ mang phong cách thể loại của thơ thiếu nhi Trương Thiếu Huyền yêu thích các thể thơ ngũ ngôn, lục ngôn, thi thoảng điểm thêm thể lục bát và thể thơ tự do. Thường yêu thích kiểu câu ngắn, nhịp thơ nhanh, các điệp từ để phù hợp với cá tính hiếu động, ưa chạy nhảy nô đùa của các em. Trong bài thơ kể trên, thể thơ Ngũ ngôn với cách cắt nhịp ngắn đã gợi hình về bước chân thoăn thoắt, hành động dũng mãnh của Dũng sĩ Gà trong trận chiến tiêu diệt Sâu và Mọt. Nếu chỉ có vậy thì đã li kì hấp dẫn rồi, nhưng không, một đặc điểm sinh học của loài gà (luôn ngủ sớm) đã được tái hiện, để rồi chàng Dũng sĩ Gà trở nên ngộ nghĩnh, gần gũi, đáng yêu hơn:
Nhưng chiều mới la đà
Mắt gà đã dim díp.
2. Hình ảnh thơ ngộ nghĩnh, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với tiếp nhận của trẻ thơ.
Ngôn ngữ nghệ thuật vẽ lên thế giới thơ gồm không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và trung tâm của tất cả là các hình ảnh nghệ thuật. Thông qua các hình ảnh nghệ thuật ấy, chúng ta không chỉ nhận được thông điệp nghệ thuật mà tác giả gửi gắm mà còn thấy tài năng, tâm huyết của người viết.
Trong tập thơ này, những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc nhất, phần lớn lại gắn với một số sinh vật sống ngoài biển khơi, nhà thơ Trương Thiếu Huyền là người vùng biển, và các tác giả chỉ viết hay nhất về những gì mà họ am hiểu nhất, gắn bó máu thịt nhất.
Vì thế, chúng ta cùng các em thích thú theo dõi Ốc mang nhà đi chơi; Cá Mực đội mười chiếc bút; Cá chuồn bay trên biển... Các loài vật, đồ vật luôn được nhân cách hoá - Trẻ con hoá, để rồi mang tâm tư, cảm nghĩ của trẻ thơ, đây chính là một tiêu chí quan trọng để thơ dành cho trẻ em có thể thành công.
Tác giả có khả năng quan sát tinh tế, phát hiện nhiều điều thú vị trong cuộc sống, trong tự nhiên, rồi biến những điều thú vị ấy thành những thi ảnh đặc sắc, gây ấn tượng mạnh:
Dần dần ốc lớn
Nhà to quá thôi (...)
...Suốt ngày loài ốc
Mang nhà đi chơi.
(Nhà của ốc)
Nếu là người lớn viết cho người lớn thì không ai viết vỏ ốc là nhà của ốc. Nhưng liên tưởng ngộ nghĩnh ấy lại là điều mà trẻ con nghĩ/ trẻ con thích. Còn gì thú vị hơn, kì điều hơn khi có loài vật suốt ngày cõng nhà đi chơi?!
Có một nhận định đáng quan tâm là khi còn bé, trẻ thơ có tư duy gần gũi với tư duy thần thoại. Càng lớn lên, con người càng tự đánh mất đi trí tưởng tượng phi thường ấy...
Bởi thế, loài Mực mới trở thành những em học sinh:
Đầu đội mười chiếc bút
Túi mực luôn sẵn sàng
Lúc nào cũng vội vàng:
-Tôi phải đi tới lớp...
(Con Mực)
Rồi chuyện con Ngao và con Ngán có tâm tư như con người mới hấp dẫn:
Ngao vội tìm gặp Ngán
Tên chúng mình ngộ ghê
“Ngao Ngán”mà ghép lại
Bạn bè sẽ cười chê (...)
...Tại liên hoan du lịch
Ngao Ngán được đề cao
Lúc đứng nhận giải thưởng
Cả hai rất tự hào.
(Chuyện Ngao và Ngán)
3.Nụ cười dí dóm hài hước tạo nét đáng yêu riêng, phù hợp với tâm lí tiếp nhận của trẻ thơ.
Dù chưa nhiều, tiếng cười dí dỏm trong thơ thiếu nhi của Trương Thiếu Huyền vẫn tạo ra sắc màu thẩm mĩ đặc biệt hấp dẫn, phù hợp với cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
Đây là tiếng cười ấm áp, ngây thơ trong bài Mèo khai bút:
Bên mai vàng, đào thắm
Mèo khai bút bài thơ
Sẽ tuyệt lắm, tuyệt lắm
Các bạn ơi xin chờ
Chờ mãi thơ chẳng thấy
Mèo khoanh đuôi thưa rằng:
- Những con chữ mùa xuân
Vẫn còn đi chơi Tết.
Qua hình ảnh Mèo đáng yêu, nụ cười bông đùa mang theo bài học giáo dục nhẹ nhàng cho trẻ thơ: Đừng khoe khoang! Đừng “vụng chèo khéo chồng!”
Nụ cười trong bài thơ Con mèo của em lại hàm ẩn bài học giáo dục nhẹ nhàng đừng vội vàng chê bai khi chưa hiểu thật rõ vấn đề mình đang nói tới:
Bảo mèo không biết làm thơ
Em đâu rõ được mèo mơ những gì
Ban đêm em ngủ khì khì
Còn mèo thấy cả sao đi hướng nào.
Dành gần trọn sự nghiệp sáng tác cho thơ thiếu nhi, nhà thơ Trương Thiếu Huyền không chỉ có một vị trí đáng tự hào trong đội ngũ các tác giả chuyên viết cho trẻ thơ mà còn ghi một dấu son trong kí ức nhiều thế hệ măng non của đất nước.
Bên cạnh những đặc điểm cần có cho thơ thiếu nhi, sáng tác của Trương Thiếu Huyền còn giàu tính trí tuệ, liên tục cập nhật những tri thức mới mẻ, gắn với nhịp sống hiện đại và nhu cầu thẩm mĩ của trẻ em hôm nay. Với những thế mạnh ấy, tôi tin tưởng Trương Thiếu Huyền sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn nữa trên hành trình sáng tác cho lứa tuổi thần tiên của đất nước.
....
caytaoonglanh
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)