bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 415
Trong tuần: 1513
Lượt truy cập: 651187

ĐÔI ĐIỀU VỀ NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

ĐÔI ĐIỀU VỀ NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
 
                   Phạm Văn Mầu
 
             Tôi “quen biết” nhà thơ Trần Đăng Khoa từ khi anh xuất hiện trên văn đàn như một thần đồng trong những năm 1968 -1970, trên những buổi “Tiếng thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam, qua chiếc đài bán dẫn hiệu Orionton to như cái tráp cắt tóc của ông thợ nhà quê. Mà cũng là nghe hóng cái đài duy nhất có trong đơn vị TNXP do ông đại đội trưởng cứ kè kè bên hông như báu vật. Kể từ đó, nói theo ngôn ngữ thời nay, tôi đã là một phan hâm mộ thơ Khoa. Phải công nhận rằng khi đó văn chương, trong đó có thơ Khoa, như một động lực tinh thần mạnh mẽ, góp phần nâng đỡ chúng tôi vượt qua 10 năm chiến tranh bom đạn ngút ngàn trên các cung đường tuyến lửa  khu Bốn.
Mãi đến mùa xuân năm 1989 tôi và nhà thơ Trần Văn Thi mới được gặp thần tượng Trần Đăng Khoa tại Học Viện văn học Maxim Gorky - Matxcơva, nơi anh đang cùng một số văn nghệ sĩ trẻ tài năng như Nguyễn Đình Chiến, Châu Hồng Thủy, Khánh Chi... theo học. Từ đó chúng tôi kết mối thân tình với Khoa cho đến bây giờ. (Dĩ nhiên tôi và Trần Văn Thi chỉ là bạn thuộc tốp 100 trong số hàng ngàn bè bạn trong và ngoài nước của Khoa). Tôi chăm chú đọc hầu hết các tác phẩm của anh do anh tặng hoặc tôi mua. Từ “Góc sân khoảng trời”- tác phẩm thơ đầu tay xuất bản năm 1968 khi anh 10 tuổi, đến “Đảo chìm” tác phẩm văn xuôi được nhà văn Lê Lựu khen là “Thần bút, hay đến từng chữ”, đến cuốn phê bình văn học dậy sóng một thời “Chân dung và đối thoại” được tái bán mấy chục lần... và gần đây là cuốn “Hầu chuyện thượng đế”, một cuốn sách không có gì ghê gớm, mà cuốn hút người đọc, vì  được anh tổ chức rất tài tình, được tái bản nhiều lần trong bối cảnh văn hóa đọc ở ta đang có vấn đề. Đó còn chưa kể rất nhiều bài báo sắc sảo tinh tế của anh cuốn hút tôi.trn_ng_khoa_1
 
Rất nhiều người đáng kính trong và ngoài nước đã viết và làm phim về nhà thơ Trần Đăng Khoa, có cả luận án Tiến sĩ về thơ Khoa nữa. Do đó với tôi, việc bình giá sự nghiệp văn học và báo chí lâu dài, to lớn, đa dạng của anh là bất khả, ngoài tầm với. Gần đây, đọc tác phẩm kỳ khu “Đối thoại văn chương” của nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (NXB Tri thức năm 2012), thấy một chi tiết khá độc đáo, thì ra hai anh em nhà thơ nổi tiếng họ Trần này thuộc dòng dõi Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, từ Tức Mạc - Thiên Trường, Nam Định quê tôi chuyển về làng Điền Trì, Nam Sách, Hải Dương, mà trực hệ là cụ tổ Trần Tiến (1709-1770) - vị Bá tước, Phó đô đốc Ngự sử triều Lê, một trong 5 nhà văn, nhà viết ký kiệt xuất nhất của nền văn học Việt Nam trung đại. Thảo nào...
Dù hơn Trần Đăng Khoa 10 tuổi, nhưng tôi luôn trân trọng tài năng và nhân cách của anh. Qua giao tiếp, có thể thấy nhiều khi anh đùa vui tếu táo, luôn nhận mình gốc gác “cua đồng”, nhưng hãy đọc lại những bài thơ dạng như “Viết ở nghĩa trang Văn Điển”, “Mùa đông Mátxcơva năm 1990”, “Gửi bác Trần Nhuận Minh” và bài viết “Hạnh phúc đích thực” trong cuốn “Hầu chuyện thượng đế” mà xem. Tôi thấy ở đó toát lên những chiêm nghiệm rất sâu xa của một triết nhân...
Theo tôi biết, Trần Đăng Khoa sinh vào khoảng 5 giờ chiều ngày 26/4/1958. Chỉ còn một ngày nữa là anh tròn tuổi 60, trở thành lão Khoa đích thực, đủ điều kiện tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam. Vậy mà vào tuổi 40 (năm 1998) trong bài thơ “Gửi bác Trần Nhuận Minh” Nhà thơ đã viết những câu:
“Giờ thì em đã chán
Những vinh quang hão huyền
Muốn làm làn mây trắng
Bay cho chiều bình yên...”
Trần Đăng Khoa đã và đang trải qua khá nhiều chức sắc, hiện anh đang là Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, nhưng tôi hiểu nhà thơ yêu quý của mình đã sớm tỉnh thức - cảnh giác với mọi thứ hư danh. Dù rằng, theo tôi biết, cho đến nay, chỉ mới có nhà thơ Trần Đăng Khoa lập nên kỷ lục: Với 60 năm tuổi đời đã có 50 năm liên tục cống hiến lớn cho văn học và báo chí ...
            Linh Đàm - Hà Nội, ngày 25 tháng 4/2018
Bài in trong sách THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, 2020
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)