bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 83
Trong tuần: 843
Lượt truy cập: 756690

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG...

Giai Thoại Văn Chương : 

                   NGƯỜI CHUYÊN VIẾT CA TỪ CHO KỸ NỮ
                                             Liễu Vĩnh

                         Inline image
ĐỖ CHIÊU ĐỨC

      LIỄU VĨNH 柳永 (984—1053)vốn tên là Tam Biến 三變, tự là Cảnh Trang 景粧; Sau đổi tên là VĨNH, tự là KỲ KHANH 耆卿; Vì đứng hàng thứ bảy trong anh em, nên còn được gọi là LIỄU THẤT 柳七. Ông người đất Sùng An thuộc tỉnh Phúc Kiến, là Từ nhân nổi tiếng thời Bắc Tống của hệ phái trữ tình lãng mạn. Xuất thân từ gia đình quyền qúy, từ nhỏ đã trao dồi kinh sử thi thư. Năm Hàm Bình thứ 5 (1002) Liễu Vĩnh rời bỏ quê hương lưu ngụ Hàng Châu, Tô Châu. Năm Đại trung nguyên niên (1008) trở về kinh ứng thí, nhưng mấy khoa đều thi rớt, bèn quyết chí một lòng chuyên sáng tác từ. Cảnh Hựu nguyên niên (1034) mới đậu Tiến sĩ khi tuổi đã 50. Từng giữ các chức Mục Châu Đoàn Luyện Thôi Quan, Dư Hàng Huyện Lệnh, Hiểu Phong Diêm Giám, Tứ Châu Phán Quan, cuối cùng là Đôn Điền Viên Ngoại Lang, nên người đời còn gọi ông là Liễu Đôn Điền. Năm Hoàng Hựu thứ 5 (1053) ông tạ thế ở Nhuận Châu.

       Hễ nhắc đến Liễu Vĩnh là mọi người đều nghĩ ngay đến câu từ nổi tiếng bất hủ   của ông là :
               
               今宵酒醒何處,    Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ,
               楊柳岸曉風殘月.   Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt.
       Có nghĩa :
                       Đêm nay say tỉnh nơi nao,
                   Bên bờ liễu rủ gió rao trăng tàn !

                   Inline image

      Có người thích lời thơ trữ tình gợi cảm một cách uyển chuyển nầy, cũng có người cho là lời thơ qúa mền yếu ủy mị. Nhưng dù nhận xét như thế nào thì cũng không phủ nhận được sức ảnh hưởng mạnh mẽ to lớn của các bài từ của Liễu Vĩnh đối với phong hóa xã hội lúc bấy giờ. Một học giả đời Nam Tống đã từng nhận xét :"Hễ nơi nào có giếng nước là nơi đó có ca từ của Liễu Vĩnh". cho thấy sự truyền tải các bài từ của Liễu Vĩnh thâm nhập một cách rộng rải vào đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân như một nhân vật truyền kỳ. 

     Thời gian sống ở Tô Châu và Hàng Châu, Liễu Vĩnh thường lăn lóc trong các xóm yên hoa và nổi tiếng ở các lầu xanh về tài điền từ 填詞, tức là chuyên viết ca từ cho các cô kỹ nữ hát khi các nhạc sư soạn được ca khúc mới. Nói cũng lạ, khi các cô hát những khúc hát do Liễu Vĩnh viết ca từ thì luôn luôn được mọi người tán thưởng và bản thân cô kỹ nữ đó cũng được nâng cấp lên mấy bậc và được thưởng thật nhiều tiền. Vì thế mà các cô cũng rất hậu đãi và chào đón Liễu Vĩnh một cách thật niềm nở nhiệt tình, lắm cô lại mê mệt vì vẻ trẻ trung tuấn tú và tài hoa của chàng thanh niên công tử sống lăn lộn từ kỹ viện nầy đến thanh lâu khác một cách hồn nhiên. 
     Khi trở về kinh ứng thí với rên ban đầu là Liễu Tam Biến, rớt liền mấy khoa, Liễu Vĩnh buồn lòng viết nên bài từ "Hạc Xung Thiên 鹤冲天" với các câu sau :

       黄金榜上,偶失龍頭望。   Hoàng kim bảng thượng, ngẫu thất long đầu vọng.
       明代暂遗賢,如何向...      Minh đại tạm di hiền, như hà hướng...
       才子詞人,自是白衣卿相.  Tài tử từ nhân, tự thị bạch y khanh tướng !

       烟花巷陌,依约丹青屏障。 Yên hoa hạng mâch, y ước đan thanh bình chướng.
       幸有意中人,堪尋訪...      Hạnh hữu ý trung nhân, kham tầm phưởng...
       忍把浮名,換了淺斟低唱! Nhẫn bả phù danh, hoán liễu thiển châm đê xướng !
Có nghĩa :
                  Bảng vàng đã chẳng có tên,
                  Vua chưa tuyển dụng biết nên sao nào ?
                  Điền từ tài tử tự hào,
                  "Bạch y khanh tướng" chẳng nao lòng này !

                  Yên hoa trong xóm vui vầy,
                  Ý trung nhân khắp bạn bầy tìm đâu ?
                  Phù danh thôi chớ âu sầu,
                  Đổi thành rượu nhạt hát câu chung tình !

                  Inline image

       "Bạch Y Khanh Tướng" như ta nói là "Thượng Thư Áo Vải" vậy. Thi rớt nói nghe cho đỡ ngượng và tự hào dù có chút mỉa mai; Thi rớt nhưng ta vẫn là "Tể Tướng" điền ca từ cho xóm yên hoa. Công danh chỉ là phù du tạm bợ, thôi thì cứ gát bỏ một bên để đêm đêm cứ rót ly rượu nhạt nghe giọng hát tỉ tê của các nàng ý trung nhân trong ca lâu là qúa đủ rồi ! 
       Bài từ trên được phổ biến khắp kinh thành, mọi người đều tán thưởng, cả hoàng đế Tống Nhân Tông cũng có đọc qua. Nên lần thi sau, triều thần đều tiến cử Liễu Vĩnh lên cho nhà vua. Vua Tống Nhân Tông là người am tường về âm luật, nên trước đây cũng rất thích những lời từ hoa mỹ diễm lệ của Liễu Vĩnh. Nhưng sau khi lên ngôi nhà vua lại chú trọng đến nho nhả chính phái mà không thích lối phóng đãng bất chấp của Liễu Vĩnh, nên mới gạch bỏ tên của Liễu Vĩnh trên bảng vàng và dùng lời từ của chính Liễu Vĩnh phê rằng :"Cho về viết ca từ để đêm đêm rót ly rượu nhạt hát câu chung tình tỉ tê cùng các ý trung nhân". Thật mỉa mai chua xót ! Đã vậy, Liễu Vĩnh nhân đó  lại nghiêm chỉnh chấp hành lời phê của vua mà bố cáo với thiên hạ rằng "Mình phụng chỉ nhà vua về chốn yên hoa điền từ cho các ca nương" với chiếu dụ : "Phụng Thánh Chỉ Điền Từ Liễu Tam Biến 奉聖旨填詞柳三變" Từ đó, các bài từ của Liễu Vĩnh viết ra càng nổi tiếng và càng cao giá hơn nữa.
      Thật ra nhờ thi rớt, nhờ bất đắc chí, nhờ thất tình với các ca nương trong chốn yên hoa, nhờ sống lây lất bất cần đời trong chốn ăn chơi trác táng mà thơ và ca từ của Liễu Vĩnh mới gợi tình gợi ý và mới đánh động được lòng người với những cảm xúc rất chân thật như đời thường, rất thấm thía với cuộc sống nhân sinh. Ông lấy vợ từ năm 17 tuổi, vợ là Thiến Nương 倩娘 tuổi mới 15, là một tiểu mỹ nhân eo thon xinh xắn, ngây thơ đáng yêu như lời từ của ông miêu tả trong bài "Đấu Bách Hoa 鬥百花" :

                 满搦宫腰纖细,    Mãn nhược cung yêu tiêm tế,
                 年纪方當笄歲。    Niên kỷ phương đang kê tuế.
                 剛被風流沾惹,    Cương bị phong lưu triêm nhạ,
                 与合垂楊双髻。    Dữ hợp thùy dương song kế.
                 初學嚴妝,          Sơ học nghiêm trang,
                 如描似削身材,    Như miêu tự tước thân tài,
                 怯雨羞雲情意。    Khước vũ tu vân tình ý,
                 舉措多嬌媚。       Cử thố đa kiều mỵ !
      Có nghĩa :
                      Eo thon còn lỏng vòng tay,
                      Cập kê tuổi mới biết cài trâm hoa.
                      Phong lưu e ấp dáng ngà,
                      Tóc mây tựa liễu bím xòa hai mang.
          
                      Lần đầu mới biết điểm trang,
                      Thân thon mình nhẹ miên man ý tình.
                      Mây mưa e thẹn chưa rành,
                      Yêu kiều diễm lệ cho đành lòng nhau.

                      Inline image

       Vừa ngây thơ vừa đáng yêu Thiến Nương lại vừa chu đáo, biết Liễu Vĩnh khi điền từ ít khi chừa nháp, nên mới âm thầm thu nhặt hết những bài từ của chồng, gom góp lại thành một "Nhạc Chương Tập 樂章集" với lời đề tựa rất dễ thương :"Phu quân Kỳ Khanh 耆卿 của tôi rất giỏi về từ. Người không biết thì cho đó chỉ là những lời ướt át ủy mị, còn người thông hiểu thì cho đó là những tâm huyết đóng góp cho từ đàn...". Có được người vợ như thế còn gì qúy giá và hạnh phúc hơn nữa. Đáng tiếc là người tốt lại vắn số, nên khi tuổi còn rất trẻ nàng đã bỏ Liễu Vĩnh mà về cỏi vĩnh hằng. Ông lại vì người vợ thân yêu mà viết bài "Phụng Thê Ngô 鳳棲梧" với những lời thương nhớ rất não lòng như sau :

                佇倚危樓風細細,         Trữ ỷ nguy lâu phong tế tế,
                望極春愁,黯黯生天際。 Vọng cực xuân sầu, ảm ảm sinh thiên tế.
                草色煙光殘照里,         Thảo sắc yên quang tàn chiếu lý,
                無言誰會憑闌意。         Vô ngôn thùy hội bằng lan ý.

                擬把疏狂圖一醉,          Nghĩ bả sơ cuồng đồ nhất túy,
                對酒當歌,強樂還無味。  Đối tửu đương ca, cưởng lạc hoàn vô vị !
                衣帶漸寬終不悔,           Y đới tạm khoan chung bất hối,
                為伊消得人憔悴。           Vị y tiêu đắc nhân tiều tụy !
     Có nghĩa :
                     Lầu cao gió nhẹ một thân,
                     Xuân sầu mút mắt tần ngần riêng ta.
                     Nắng tàn cỏ úa nẻo xa,
                     Âm thầm lặng lẽ nhạt nhòa lan can.

                     Muốn say một trận cho cam...
                     Rượu, ca vô vị vui làm sao đây !?
                     Lỏng vòng xiêm áo ai hay...
                     Vì ai tiều tụy hao gầy vì ai ?!

                    Inline image

       Quả là một tấm lòng chân thành của một người chồng khóc thương vợ. Nhưng song song với cuộc sống trong chốn yên hoa, Liễu Vĩnh cũng rất chân tình rất thật lòng với tất cả những ca nhi kỹ nữ, các người đẹp ca nương nổi tiếng ở chốn thanh lâu... Sau khi liên tục thi rớt, ông gần như sống hẵn ở các xóm yên hoa như một thành viên bao cấp không thể thiếu. Ông vừa dạy nhạc lý vừa điền từ cho các nhạc công và ca kỹ ở giáo phường, khiến cho các nàng luôn luôn được tán thưởng và bội thu, nên việc cơm áo cũng khỏi phải lo toan. 
       Năm Thiên Thánh thứ hai (1024), lần thứ tư thi rớt, rời kinh sư trong nỗi phẫn hận buồn thương lại bị người tình lúc bấy giờ là Trùng Nương ruồng rẫy, Liễu Vĩnh đã làm bài từ nổi tiếng tiêu biểu cho thể từ ủy mỵ ướt át của ông là 《Vũ Lâm Linh. Hàn Thiềm Thê Thiết 雨霖鈴·寒蝉凄切》sau đây :

              多情自古傷離别,       Đa tình tự cổ thương ly biệt,
              更那堪,冷落清秋節! Cánh na kham, Lãnh lạc thanh thu tiết !
              今宵酒醒何處?          Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ ?
              楊柳岸, 曉風殘月。     Dương liễu ngạn, hiểu phong tàn nguyệt.
              此去经年,               Thử khứ kinh niên,
              應是良辰好景虚設。    Ưng thị lương thần hảo cảnh hư thiết.
              便縱有千种風情,       Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
              更与何人說 ?            Cánh dữ hà nhân thuyết ?!
     Có nghĩa :
                    Đa tình vốn khổ xưa nay,
                    Huống trong hiu hắt ai hoài tàn thu.
                    Đêm nay rượu tỉnh nơi mô ?
                    Bên bờ liễu rủ trăng mờ gió lay.

                    Biệt ly đã suốt năm nay,
                    Đoàn viên cảnh đẹp chỉ hoài công thôi.
                    Cho dù tình có ngất trời,
                    Nỗi lòng biết tỏ với ngưới nào đây ?!

                    Inline image

       Trở về với cuộc sống trong xóm yên hoa, khi điền ca từ cho hoa khôi nổi tiếng ở Hàng Châu lúc bấy giờ là Tạ Thiên Hương 謝天香 ông bắt gặp một tập "Liễu Thất Tân Từ 柳七新词" là Các bài từ mới sáng tác của Liễu Thất với nét chữ chép tay thanh tú của người đep. À, thì ra hoa khôi tài sắc song toàn nầy đã cảm mến ông từ lâu. Từ đó hai người gắn bó lấy nhau không rời xa nhau nửa bước và cùng hẹn ước tiến đến hôn nhân. Liễu Vĩnh có người bạn thân là Tiền Khả là quan Phủ Doãn nơi đó; Khả khuyến khích Vĩnh lai kinh ứng thí, mình sẽ thay Vĩnh mà chiếu cố cho Thiên Hương. Qủa nhiên, sau khi Vĩnh lai kinh, Khả đã chuộc Thiên Hương về phủ với danh nghĩa là Thiếu phu nhân; Nhưng suốt thời gian ba năm trường Khả không hề thân cận, Thiên Hương rất lấy làm lạ. Mãi đến năm Cảnh Hựu Nguyên niên 景祐元年(1034)Liễu Vĩnh đậu Tiến sĩ vinh quy trở về, Tiền Khả mới mời bạn đến nhà trao trả lại Thiên Hương cho chàng và nói cho Vĩnh biết là mình giữ Thiên Hương trong phủ chỉ là để thay cho Liễu Vĩnh chiếu cố nàng mà thôi. Bấy giờ Thiên Hương mới vỡ lẽ ra, hai người rất cảm động và cùng tạ ơn cho tấm lòng tốt có một không hai của Tiền Phủ Doãn. Trong niềm cảm khái Liễu Vĩnh đã viết nên bài từ《Hợp Hoan Đới 合歡帶》sau đây :

                桃花零落,溪水潺湲,   Đào hoa linh lạc, khê thủy sàn viên, 
                重尋仙徑非遙。           Trùng tầm tiên kính phi diêu.
                莫道千金酬一笑,        Mạc đạo thiên kim thù nhất tiếu,
                便明珠、萬斛須邀。     Tiện minh châu, vạn đấu tu yêu.
                檀郎幸有,凌雲詞賦,  Đàn lang hạnh hữu, lăng vân từ phú,
                擲果風標。                Trịch qủa phong tiêu.
                況當年,便好相攜,     Huống đương niên, tiện hảo tương huề,
                鳳樓深處吹簫。          Phụng lâu thâm xứ xuy tiêu !
     Có nghĩa :
                    Hoa đào rơi, nước chảy xuôi,
                    Đường về tiên cảnh núi đồi là đây.
                    Ngàn vàng cười nói vui vầy,
                    Nâng ly vạn chén cùng mời nhau say.

                    Đàn lang Phan Nhạc xưa nay,
                    Bài từ cao vút ngàn mây lưng chừng.
                    Như nay tay bắt mặt mừng,
                    Thổi tiêu lầu phụng riêng lòng ngẩn ngơ !
         
                   Inline image 

       Con đường hoạn lộ của Liễu Vĩnh qủa cam go trắc trở trăm bề. Tục ngữ có câu "Thi nhân bất hạnh thi gia hạnh 詩人不幸詩家幸" Có nghĩa : "Sự bất hạnh của nhà thơ là cái may mắn cho gia đình thơ". Ý muốn nói : Nhờ sự bất hạnh gian nan trắc trở, trải qua trăm cay ngàn đắng của nhà thơ, vì nghèo khổ, vì bất đắc chí, vì thất tình... ta mới có được những vần thơ tuyệt diệu thắm thía về cuộc sống nhân sinh. Và cũng nhờ vậy mà thi đàn mới có được những vần thơ hay, những bài thơ bất hủ để tryền lại cho đời sau và để cho mọi người cùng ngâm nga tán thưởng. 
       Theo "Lịch Đại Thi Dư 歷代詩餘" của Du Văn Báo 俞文豹 ghi lại trong "Xuy Kiếm Lục 吹劍錄" : Tô Thức tức Tô Đông Pha khi đang là Hàn Lâm Học Sĩ ở Hàn Lâm Viện đã hỏi một môn khách rất giỏi về ca hát rằng :"Từ của ta và từ của Liễu Vĩnh được so sánh nhau như thế nào ?". Người môn khách đáp rằng :"Từ của Liễu Lang Trung chỉ hợp với các cô gái mười bảy mười tám tuổi tay cầm thẻ ngà gỏ nhịp hát câu "Dương liễu ngạn, hiểu phong tàn nguyệt 楊柳岸曉風殘月". Còn từ của Học sĩ (chỉ Tô Đông Pha) thì thích hợp với các đại hán vùng Quan tây, tay ôm đàn tì bà gỏ nhịp sắt hát câu "Đại Giang Đông Khứ 大江東去 !".

Inline image
Trong xóm yên hoa các cô đều gọi Liễu Vĩnh bằng một tên rất thân thương gần gũi là Liễu Thất. Cô nào không biết Liễu Thất là ai thì cô đó thuộc hàng "hạ phẩm", đến nỗi hình thành các câu khẩu hiệu như sau :   
   
 
  不願穿綾羅,願依柳七哥;Bất nguyện xuyên lăng la, nguyện y Liễu Thất ca;
  不願君王召,願得柳七叫;Bất nguyện quân vương triệu, nguyện đắc Liễu Thất khiếu;
  不願千黃金,願中柳七心;Bất nguyện thiên hoàng câm, nguyện trúng Liễu Thất tâm;
  不願神仙見,願識柳七面。Bất nguyện thần tiên kiến, nguyện thức Liễu Thất diện.
   Có nghĩa :
      - Không cần ăn mặc lụa là, chỉ cần Liễu Thất ca ca;
      - Không cần quân vương chiếu triệu, chỉ cần Liễu Thất kêu ta;
      - Không cần ngàn lượng hoàng kim, chỉ cần Liễu Thất gởi tim.
      - Không cần gặp được thần tiên, , chỉ cần gặp mặt Liễu Thất thật hiền mà thôi !

                       Inline image

        Theo "Dụ Thế Minh Ngôn 喻世明言" của Phùng Mộng Long 馮夢龍 đời Minh, thiên《Chúng Danh Cơ Xuân Phong Điếu Liễu Thất 众名姬春风吊柳七》ghi : Khi Liễu Vĩnh chết, tất cả kỹ viện của cả thành Biện Lương đều cùng nhau đến chung tiền và tổ chức tang lễ cho Liễu Vĩnh. Ngày động quan tất cả kỹ nữ ca nương đều đến đưa tang, tiếng thương khóc ngất trời vang động cả một góc thành và vang xa đến mấy dặm. Sau đó mỗi năm đến ngày Thanh Minh tất cả các cô đều chẳng hẹn mà cùng đến tảo mộ cúng bái liễu Vĩnh thật đông.

   


Hẹn bài viết tới

                                                                      杜紹德
                                                                  Đỗ Chiêu Đức
 
       
chim_cuoc
        




         











 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)