bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 80
Trong tuần: 747
Lượt truy cập: 742569

HÀNH TRÌNH TÌM MỘ NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG

Bài 1:  Hành trình tìm dấu tích mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đầy khó khăn

trắc trở.


*Nhà Văn, nhà nghiên cứu Nghiêm Thị Hằng


Sự nghiệp văn thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương để lại cho hậu thế đồ sộ nhường ấy,
nhưng nấm mộ nhoi nhoi, dấu tích của nàng thơ, để lại cõi đời này ở chốn nơi
nao? Chưa có ai trả lời được câu hỏi này. Việc tìm mộ nàng thơ, như mò kim đáy
biển. Nhưng nhờ có niềm tin, nhờ có nhân duyên, tôi đã gặp gỡ những người cộng
sự, có khả năng đặc biệt và có thiện tâm, cùng chí hướng, giúp tôi trong hành trình
tìm dấu tích phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
1 Nhân duyên đã từng tìm dấu tích mộ cha mẹ nữ sĩ Hồ xuân Hương ở nghĩa
địa Đồng Táo ( Hồ Tây)
Là người đã tham gia đi tìm mộ liệt sĩ thiếu thông tin trên 30 năm, tôi hiểu quy
luận bất thành văn, khi đi tìm mộ thất lạc, mất mộ cha mẹ phải tìm mộ cha mẹ,
trước khi tìm mộ của con. Mất mộ vợ chồng, phải đi tìm mộ người chồng trước. Và
tôi đã hiểu vì sao đầu thế kỉ 21, gia tộc họ Hồ đi tìm mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở
nghĩa địa Đồng Táo (chìm trong sóng nước Hồ Tây- Hà Nội ) đã không thành
công.
Tôi đã đi tìm dấu tích phần mộ của cha mẹ nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trước khi tìm
dấu tích phần mộ nữ sĩ chôn cất ban đầu ở Hồ Tây. Nhân duyên từ chính những
câu thơ của nữ sĩ viết trong bài thơ thứ 2 “Vịnh Thanh minh” năm 1815. Khi ấy nữ
sĩ cùng vợ và em gái Tử Minh (Trưởng tràng thay cụ Hồ Phi Diễn dạy học ở làng
Nghi Tàm), đi viếng nghĩa địa Đồng Táo, Xuân Hương thì viếng mộ mẹ cha, mẹ
con Tử minh thì viếng mộ Tử Minh.
Bài thơ thứ 2 “ VịnhThanh minh ” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhiều nhà nghiên
cứu đã đọc, nhưng có lẽ chỉ riêng tôi mới được người xưa chỉ dẫn hai câu thơ:
“Dầu dầu hai nấm lẫn vàng xanh/Kìa nấm thâm ân, nọ nấm tình”. Hai câu thơ này
được tôi lý giải, cụ đồ Hồ Phi Diễn dạy học ở làng Nghi Tàm, khi cụ qua đời năm
1786, được chôn cất tại nghĩa địa Đồng Táo của dân làng. Năm 1814, Hồ Xuân
Hương thay trưởng tràng Tử Minh, dạy học ở làng Nghi Tàm. Cuối năm này cụ Hà
Thị- mẹ của nữ sĩ qua đời, được chôn cất gần mộ cụ Hồ Phi Diễn. Ngôi mộ vàng vì
cỏ chưa xanh, là mộ của cụ Hà Thị mới chết cuối năm 1814, còn ngôi mộ cỏ xanh,
chính là mộ của cụ đồ Hồ Phi Diễn đã chết 29 năm. Đó chính nấm thâm ân và nấm
tình, có nghĩa là nấm mộ của cha và mẹ nữ sĩ..
II. Phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở đâu?
Có thể là nhân duyên, người xưa đã “chọn mặt gửi vàng” cho tôi, vì không phải
nhà nghiên cứu nào, cũng có khả năng đi tìm mộ.
Dấu tích ban đầu phần mộ nữ sĩ chôn cất ở Hồ Tây, cũng nhờ duyên thơ của nhà
thơ Tùng Thiện Vương, con thứ 10 của Vua Minh Mạng là người chỉ dẫn.
Sau khi nữ sĩ qua đời năm 1822, không ai nói đến mộ nàng chôn ở đâu.

Đầu năm 1842 theo Vua Thiệu Trị, ra kinh thành Thăng Long, tiếp sứ nhà Thanh,
em trai là Tùng Thiện Vương ( nhà thơ lớn thời Nguyễn) cùng anh ra Kinh thành
Thăng Long và ông đã tìm ra dấu tích mộ Hồ Xuân Hương chôn ven Hồ Tây qua
bài thơ : “Long Biên Trúc chi từ ”, chỉ rõ “Đầy hồ rực rỡ hoa Sen/Sai người xuống
hái để lên cúng dàng/Chớ trèo qua mộ Xuân Hương/Suối vàng còn giận tơ vương
lỡ làng/ Sen tàn phấn rữa mồ hoang/ Xuân Hương đã khuất bên đàng cỏ xanh/U
hồn say tít làm thinh/ Gió Xuân mấy độ vô tình không hay”.

Ảnh : Tùng Thiên Vương tác giả bài thơ “Long Biên Trúc tri” năm 1842, từ chỉ
dấu tích mộ nữ sĩ ở Hồ Tây
Theo bài thơ dẫn lối thì mộ nữ sĩ chôn ở ven Hồ Tây, bây giờ nghĩa địa cổ trước
phủ Tây Hồ, đã chìm trong sóng nước.
Vậy mộ nàng thơ còn chìm trong sóng nước Hồ Tây hay đã di chuyển thì về đâu?
Bởi tôi đã tìm được người chồng thứ hai đích thực của nữ sĩ là ông Trần Phúc
Hiển, chính là Mai Sơn Phủ. Nên thơ của nữ sĩ đã chỉ cho tôi quê của ông Trần
Phúc Hiển chính là làng Tam Kỳ cổ bên ngã ba sông Tam Kỳ.
Nhờ nhân duyên chỉ lối, tôi lần theo bài thơ “Thu Nguyệt, hữu ước Mai Sơn Phủ
Kí” Hồ Xuân Hương trong tập Lưu Hương ký, viết “Ngọn nước Tam Kỳ chảy lại
đâu”? để tìm quê hương ông Trần Phúc Hiển.
Điều này lý giải vì sao tôi lại về làng Tam Kỳ cổ để tìm 3 ngôi mộ cổ có liên quan
đến quan hệ hôn nhân của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, đó là mộ ông Trần Phúc Hiển,
chồng thứ hai và là chồng cuối cùng của nữ sĩ cùng với mộ người vợ cả của ông và
mộ vợ thiếp nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Ảnh Bãi Sơn làng Hương Trà Tây- dấu tích của làng cổ Tam Kỳ có khu mộ cổ tiền
hiền mở đất họ trần từ thế kỷ 16
Nội dung này phù hợp với thân thế của ông Trần Phúc Hiển là người đằng trong,
con võ tướng Trần Phúc Nhàn, hy sinh trong trận đánh thành Phú Xuân 1802. Năm
1803 vua Gia Long cho tìm con của Phúc Nhàn, là Phúc Hiển cho làm chức Hàn
lâm thị thư năm 1805. Người tìm được vợ con tướng Trần Phúc Nhàn là tướng
Nguyễn Văn Thành (1758 – 1817), là võ tướng, văn thần thời Nguyễn. Nguyễn
Văn Thành là bạn thân thiết với võ tướng Trần Phúc Nhàn. Sau khi tìm được vợ
con tướng Nguyễn Phúc Nhàn, tướng Thành nhận là cha nuôi của Trần Phúc Hiển.
Năm Nhâm Tuất 1802, vua Gia Long nghĩ Bắc Hà mới bình định, dân vật đổi mới,
cố đô Thăng Long lại là trung tâm của Bắc thành với nghìn năm văn hiến đồng thời
cũng là nơi đã từng chứng kiến bao cuộc thăng trầm của lịch sử dân tộc, nên được
trọng thần để trấn thủ bèn phong cho tướng Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc
thành. Nhờ có mối quan hệ với cha nuôi nên Trần Phúc Hiến bổ làm quan Tri phủ
Tam Đái được năm 1810. Theo luật của triều đình nhà Nguyễn khi các quan đi
nhậm chức ở địa phương khác thì không được đưa vợ con đi cùng. Đó là lý do từ
năm 1810 ông Trần Phúc Hiến đã quen biết nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở Cổ Nguyệt
Đường quán thơ của nữ sĩ. Cuối tháng 12/1813 được bổ làm quan Tham Hiệp
–Yên Quảng, ông Trần Phúc Hiển đã hứa hôn với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cuối
năm 1814 cụ Hà Thị mất, nữ sĩ phải chịu tang mẹ, đến năm 2016 mới chính thức
trở thành vợ quan tham hiệp Trần Phúc Hiển và ra Yên Quảng ở với chồng. Tháng
5/1818 Trần Phúc Hiển bị triều đình bắt, vì bị tố nhận hối lộ 700 quan tiền. Thực ra
thì ông Trần Phúc Hiển bị liên quan đến vụ án văn chương của Nguyễn Văn
Thuyên con tướng Nguyễn Văn Thành. Vì là con nuôi của tướng Thành, nên nhóm
Lê Văn Duyệt thâm thù tướng Thành, muốn nhổ tận gốc trị cả con nuôi của tướng
Thành là Trần Phúc Hiển. (xem vụ án văn chương Nguyễn Văn Thuyên đầu nhà
Nguyễn) và (Tài liệu theo Đại Nam thực lục); (Giải mã bí ấn nữ sĩ Hồ Xuân

Hương- nhà xuất bản Hồng Đức năm 2021); Tiểu thuyết (Hồ Xuân Hương tiếng
vọng –Nhà xuất bản Văn học năm 2020) của tác giả Nghiêm Thị Hằng.
Khi chồng nữ sĩ bị mắc án, nữ sĩ đã chạy đôn chạy đáo, kêu án cứu chồng, vì thế
Phúc Hiển được giam đến tháng 9/1819 mới bị xử. Theo nghiên cứu của tôi, dưới
triều nhà Nguyễn, có bộ luật “Hoàng Việt luật lệ”, hay còn gọi là Bộ luật Gia
Long, đã ghi rõ 5 thứ tội hình thời bấy giờ, khủng khiếp nhất là tội thứ 5, tội xử tử,
ông Trần Phúc Hiển bị kết tội này. Cuốn “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”
(quyển 179) giải thích: Về những can phạm mắc trọng tội bị tuyên xử tử, Bộ Hình
ghi rõ: "Nếu kẻ nào phạm tội ác quá nặng thì đem thi hành ngay, không phải đợi
đến kỳ xét án. Còn các tội khác đều đợi đến hạn mùa Thu mới đem thi hành án".
Đó là cơ hội để nữ sĩ Hồ Xuân Hương dâng sớ kêu oan cho chồng và nhà Vua đã
ban án cho tử tù Trần Phúc Hiển xin được xét xử tại quê nhà, đúng với nghĩa của
câu tục ngữ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Tử tù Phúc Hiển được Vua ban 3
đặc ân: 1) Được tự xử thắt cổ; 2) Được gia ân sống thêm 60 ngày từ sau tiết lập
thu tới ngày thứ 61 phải chịu án tử. 3) được hành quyết tại quê hương Tam Kỳ.
Như vậy phần mộ của tử tù Trần Phúc Hiển sẽ được chôn cất ở quê hương. Theo
nghiên cứu của tôi, tôi nghi là ngôi mộ Giày Thầy Lánh- tức cụ Nguyễn Đức
Thêm, chôn trước lăng mộ tiền hiền mở đất họ Trần làng Tam Kỳ, thuộc bãi Sơn
thuộc làng Tam Kỳ cổ, bên ngã ba sông Tam Kỳ.

Ảnh: Ngôi Giày Thầy Lánh ở bãi Sơn ngay trước lăng mộ tiền hiền họ Trần mở
đất Tam Kỳ. Tác giả cùng cán bộ văn hóa phường Hòa Hương, chiều ngày
30/12/2020
Phần mộ chôn ở nơi này, như chiếc chìa khóa giải mật mã, người nằm dưới mộ
dẫu thay tên đổi họ trên bia mộ nhưng vẫn là con cháu họ Trần, là người có chức
quan danh giá, nên mới được chôn gần lăng mộ tiền hiền mở đất họ Trần để lưu
dấu. Mật mã giải từ truyền thuyết “Mộ Giày Thầy Lánh”.

hoa_sung_1


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
12-11-2024 12:25:57 nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

Trả lời

13-11-2024 08:31:00 vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

Trả lời


 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)