HỒ HOÀN KIẾM TÔI YÊU
LƯU BÁ THỊNH
Nếu nói thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, thì cũng có
thể nói: Hồ Hoàn Kiếm là trái tim của thủ đô Hà Nội. Điều đó đối
với tôi thật đúng đắn và có ý nghĩa vô cùng. Bởi vì: tôi yêu Hà
Nôi.
Một tình yêu đắm say, dung dị, như là tự thân nó phải có.
Bởi vì tôi được sinh ra tại làng cổ Bình Đà của tỉnh Hà Tây_Quê
Lụa, chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm theo đương chim bay chưa đầy hai
mươi ki lô mét. Lớn lên tôi lại càng yêu hồ Hoàn Kiếm hơn, bởi
vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của tháp rùa và sau này được đi học,
đọc tài liệu, càng hiểu biết, tôi càng thêm yêu hồ Hoàn Kiếm vì
nhũng truyền thuyết, những huyền thoại và biết bao nhiêu sự kiên
lịch sử dựng nứớc và giữ nước gắn bó với hồ của ông cha ta để
lại.
Cho đến bây giờ tôi đã chính thức thành công dân của thủ
đô (dân ngoại thành) và sau vài năm nữa, chúng tôi sẽ là (công
dân nội thành) Hà Nội thì tình yêu ấy chắc chắn lại càng thêm gắn
bó máu thịt hơn.
Tôi còn nhớ như in ngày nào, vào các dịp lễ quốc khánh
mồng 2 tháng chín, bọn trẻ con chúng tôi thường rủ nhau đi bộ
xuát phát ở quê từ lúc hai giờ sáng để được ra tới bờ hồ Hoàn
Kiến xem lễ duyệt binh long trọng của nhà nước, để được ăn kem
Tràng tiền với bánh mì- những sản phẩm được mua bằng các
đồng tiền của chúng tôi dành dụm được từ bao ngày phải tranh
thủ đi bắt cua, bắt châu chấu, bắt cá đồng đem bán
. Những niềm vui ấy tuy nhỏ, nhưng nó ngày càng thêm
đậm đà, đầy thi vị, củng cố lòng yêu Hà Nội nói chung và đắc biệt
là hồ Hoàn Kiếm thân thương của tôi.
Thời sinh viên, được học trong trường Đại học Nông Lâm
bên Châu Qùy của Hà Nội. Mỗi lần có dịp nghỉ lễ, nghỉ hè tôi
thường rủ bạn bè, đi dạo chơi, thăm thú nhiều khu danh lam thắng
cảnh của Hà Nội. Nhưng với tôi, thích thú nhất vẫn là những giây
phút được dạo chơi, ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm.
Suốt 4 mùa trong năm hồ đều có những cảnh đẹp riêng đặc
trưng, đặc sắc, ấn tượng khó quên. Mùa xuân là cảnh sắc muôn
hoa đua nở đẹp đến nao lòng của những vườn hoa con con quanh
hồ mà trứơc đó các cô, các bác công nhân công viên cây xanh
trồng tỉa, chăm bón.
Mùa hè đến phong cảnh hồ lại càng thêm rực rỡ bởi màu
hoa đỏ tươi của những cây phượng vĩ quanh hồ.
Múa thu thì lại càng thơ mộng biết bao nhiêu khi nắng vàng
rực rỡ chiếu trên mặt hồ sóng nứơc lăn tăn, đón nhận những lá
vàng rơi bay bay trong gió nhẹ nhàng đáp xuống, đậu trên mặt
nước.
Tới mùa đông, cảnh vật cũng vẫn không u buồn, mà trở lên
trầm mặc, trong bầu trời trắng đục, cùng gió bấc se lạnh, nhưng
vẫn thích thú biết bao khi được thư giãn, vừa ăn kem Tràng Tiên
“bốc khói”, vừa ngắn cảnh hồ chìm trong làn sương mơ đục, hư
ảo.
Thậm chí trong một ngày cảnh sắc của hồ cũng nhiều khi
thay đổi đến bất ngờ làm cho khách du lịch và ngay cả chính
chúng ta cũng phải xao xuyến, bồi hồi:
Nếu sáng sớm cảnh vật đang mơ màng chìm trong sương,
thì khi nắng lên cảnh bừng sáng của những tia nắng mai chiếu
trên các tán cây, các biệt thự quanh hồ có muôn màu từ xanh lục
đỏ thắm đến vàng chanh, đặc biệt cảnh sắc ấy lại càng đẹp hơn
khi soi bóng lung linh trên mặt nước của hồ.
Đến tầm trưa phong cảnh hồ hoàn toàn khác lạ bừng sáng
lên với cầu Thê Húc đỏ tươi in hình trên mặt nước như môi thiếu
nữ - nối Tháp Bút hiên ngang đang viết lên trời xanh và đền Ngọc
Sơn ẩn trong những tán lá cao của các cây đa, cây đề, cây si xanh
biếc.
Nếu chúng ta đứng từ bên này hồ, rồi phóng tâm mắt nhìn
sang bờ bên kia, vòng trên Đền Ngọc Sơn, hay Tháp rùa cổ kính,
ta đêu thấy những đám mây trắng bay lửng lơ trên nền trời xanh
thắm, ta tưởng như những đám mây tầng tầng,lớp lớp này không
thể tự do bay đi, mà dương như bị phong cảnh của hồ níu giữ.
Chính vì vậy có một nhà thơ đã viết:
” Đền Ngọc Sơn níu giữ những tầng mây”.
Nhưng nghĩa bóng của câu thơ lại muốn nói rằng: Lòng
mến khách của người dân Hà Nội, cảnh đẹp của Hồ Gươm đã níu
chân du khách du lịch thập phương.
Những lần đi dao quanh hồ nhìn ngắm tháp rùa trầm mặc,
nhưng đầy uy nghi cổ kính.
Tháp chỉ có ba tầng chính xây trên một hòn đảo nhỏ, cỏ mọc
xanh rì. Ngày nào chúng tôi còn nhìn thấy cụ rùa đôi khi bò lên
đảo tắm nắng.
Mỗi lần nhìn thấy cụ rùa nôi lên mặt nước, hay bò lên đảo
là người dân lại đổ xô đi xem, ngắm nhìn thoả thich, có người còn
lẩm nhẩm cầu xin cụ rùa ban lộc, ban phước lầnh cho gia đình,
con cháu.
Những khoảnh khắc ấy trong tôi lại ùa về nhiều ý nghĩ, làm
cho tôi thêm say sưa tiếp tục ngắm nhìn
Tôi cứ ngắm đi ngắm lại, cứ cố tim xem nơi nào trên hô
này là nơi cụ rùa “thần Kim Quy” hiện lên nhận lại kiếm của vua
Lê, sau khi Người đã đại thắng quân Minh trở về Hà Nội hoan ca?
Ôi đúng là một truyền thuyết vừa hào hùng, vừa chứa đựng
đầy tính nhân văn về ý nghĩa lịch sử, về lòng nhân ái, yêu hoà
bình của cha ông ta. Chính vi vậy mà hồ được mang danh là hồ
HOÀN KIẾM. Đôi khi người dân còn gọi tắt là hồ Gươm. Đúng
như nhà thơ đã viết:
“Tôi lặng ngắm, tìm nơi nào thuở trước
Thần rùa thiêng nhận lại kiếm vua Lê”.
Đi dạo quanh hồ, ngắm nhìn Tháp Bút hiên ngang mang
dòng chữ: “TẢ THANH THIÊN” nghĩa là: (viết lên trời xanh),
trong tôi lại nảy ra câu hỏi: Các cụ sẽ viêt gì lên trời xanh nhỉ?
Thế rồi tôi lại mạnh dạn tự trả lời: Có thể là bài thơ đã từng được
khắc trên vách núi: Lời TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP đầu tiên của
dân ta:
“Nam Quốc sơn hà , Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà đẳng lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Biết đâu cũng có thể là bài Bình Ngô Đại cáo của cụ
.Nguyễn Trãi.
Rồi có lúc tôi lại cho rằng hay lại là thiên tình sử truyện
Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Chắc chắn phải là những áng
thơ, văn chói ngời trong sách, sử Việt Nam.
Các vị hãy cứ đi bộ quanh hồ mà xem. Nhìn vào cảnh vật
nào trong ta cũng thấy xuất hiện nhiều điều mới mẻ và thú vị. Các
vị đã đi vào những thời khắc mà đồng hồ trên toà nhà Bưu Điện
đổ chuông chưa?
Cả không gian tĩnh lặng bên hồ, bỗng vang lên tiếng chuông
thánh thot, ngân nga. Tiếng chuông ấy gióng giả, vang xa, lan toả
vào thinh không, làm cho ta cảm thấy rung động từ trong tâm
khảm, từ trong trái tim, Nó thật thanh bình và du dương hạnh
phúc biết nhường nào?.
Tự nhiên nghe tiếng chuông ta thấy thêm yêu hoà bình,
thêm yêu cuộc sông. Thủ đô Hà Nội: Đúng là thành phố của hoà
bình, thanh phố của sự bình yên, thanh thản, thân thiện giữa thế
giới con người.
Chả thế mà bên bờ hô này đã từng có vị thủ tướng của một
quốc gia đến thăm hữu nghị nước ta, đã thoải mái chạy bộ thể dục
buổi sáng cùng người dân Hà Nội.
Viết đến đây tôi mới nhân ra răng:” Cuộc đời này đáng trân
quý biết bao nhiêu.
Nếu nghĩ xa hơn nữa tôi lại thấy: Cáí giá của hoà bình ông
cha ta, tổ quốc ta, dân tộc ta đã phải đổ ra biết bao nhiêu xương
máu ?
Ngắm nhìn khu tượng đài các anh bộ đội thủ đô mặc áo trấn
thủ dũng cảm, ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch:
“ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” Chúng ta lại cảng cảm
thấy biết ơn công lao anh bộ đội cụ Hồ.
Một tượng đài đẹp như một bản anh hùng ca của thời đại
sáng chói bên hồ gươm.
Chiêm ngưỡng tượng đài đức vua Lý Thái Tổ đăm chiêu
nhìn đất nước :” đẹp thế rồng bay, Long chầu Hổ phục” của đất
Hà Thành, Người đã xuồng chiếu dời đô về Hà Nội, thể hiện rõ
tầm nhìn xa trông rộng của đức Minh Quân, để chúng ta có sự
phát triển đất nước nhanh chóng hôm nay: Ngàn năm vụt thế
Rồng bay đúng như nhà thơ đã viết:
“Lý Công Uẩn đăm chiêu nhìn đất nước
Rồng bay lên từ Sắc Chiếu Dời về”
Nhìn mặt nước hồ Hoàn Kiếm, có màu xanh biếc màu ngọc
bích, không biết căn cứ vào đâu: có người cho là hồ năm trên một
mỏ đồng, nên nó có màu xanh như vậy?
Tôi thì không tin là thế, nhưng đúng là nước hồ Hoàn Kiêm
xanh thật!. Tôi cho là vì xung quanh hồ có nhiều cây xanh, hồ lại
chạy dài, có một chiều ngang khiêm tôn, nên bóng cây làm cho
mặt nước trong xanh mà thôi.
Dẫu sao thì đó cũng đùng là màu Ngọc Bích. Mà quả thực
nếu chúng ta nhìn tổng quan toàn mặt hồ từ trên cao nhìn xuống.
băng máy bay trực thăng, hay ảnh chụp tự động bằng máy quay
trên Plycam, thì hồ Hoàn Kiêm giống như một viên Ngọc bich
thật sự. Đúng như khổ thơ kết của bài thơ Hồ Hoàn Kiếm của tôi
đã được đã đăng trên Tập san báo Người Cao Tuổi xuân Giap
Ngọ năm 2014:
“ Hồ Hoàn Kiếm như viên Ngọc Bích
Vị tiên nào đã thả xuống trần gian
Tấm gương lớn sáng soi ngàn thế kỷ
Cứ trường tồn mãi mãi với giang san.”./
.
Hà Nội ngày 2/12/2024
Người viết: Lưu Bá Thịnh
Người gửi / điện thoại