bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 53
Trong ngày: 328
Trong tuần: 1122
Lượt truy cập: 773691

LỚP HỌC DƯỚI ĐỐNG ĐỔ NÁT

                                  LƠP HỌC DƯỚI ĐỐNG ĐỔ NÁT

 

                                                                                          Á Tiêu

                                                                                 Vũ Công Hoan dịch

 v_cng_hoan_nheo_mt

      NHÀ VĂN VŨ CÔNG HOAN

          Tiết học ấy chị đang giảng cho các em học sinh câu chuyện “Bố con trong động đất”. Một người bố Mỹ trong tình huống mọi người khác đều đã tuyệt vọng ông vẫn không chịu bỏ cuộc, từ trong đống đổ nát động đất ông đã dùng hai tay cứu con trai và 14 bạn học của con bị vùi lấp 38 tiếng đồng hồ.

         

          Khi chị đọc đến đoạn “Mọi người đều lắc đầu thở dài bỏ đi, đều nhận thấy  ông bố này bởi mất con mà tinh thần thất thường”, thì ngôi nhà bị rung lắc mạnh, trái đất run lên như điên, run đến mức hồn xiêu phách lạc.

  • Mau, ngồi xuống, em nào ở sát bên cạnh đều nấp vào góc tường.”

           

          Mấy học sinh ngồi ở hàng ghế trước, nhảy khỏi chỗ, chạy đến với chị, chị đưa tay dìu một em chạy sau cùng, thì ngôi nhà sập, uỳnh một tiếng, bức tường đổ. Gạch ngói bay vù vù tung tóe. Sau đó tất cả đều thuộc về tăm tối và yên ắng.

         

          Lâu lắm một giọng nói sợ sệt vang lên:

          -Thưa cô, thưa cô.

         

          Đầu chị bị va đập chảy khá nhiều máu, người cũng ngất đi. Nghe thấy tiếng gọi, chị cố mở mắt ra, nhưng ngoài tường xiêu vách đổ, không nhìn thấy gì hết. Nhắm mắt vào, chị lại ngất đi.

         

  • Cô giáo, cô giáo!

 

          Tiếng gọi lại vang lên. Chị chợt tỉnh lại đáp:

          -  Cô đây, cô giáo đây!

         

          Chị mở mắt, một lát sau, đã thích ứng với môi trường đen tối, bên thân chị có ba nữ sinh và hai nam sinh, em nào cũng bị sây sát nhẹ, nhưng chính là cái góc này đã cứu mạng các em.

         

          - Còn em nào không? - Chị gọi to.

         

          Bốn góc tường đều có người trả lời. Dưới phòng học đã trở thành đống đổ nát cũng có người lên tiếng. Chị muốn cựa quậy, nhưng chân bị cái gì đè nặng không động đậy được, hoàn toàn không cựa quậy nổi.

         

          - Thưa cô, chúng em sợ!

         

          Một nữ sinh đột nhiên khóc. Trong đống đổ nát cũng có tiếng khóc vọng đến.

         

          - Cô sẽ kể tiếp cho các em bài học nhé! Kể về ông A man đa tìm con trai trong động đất.

         

          Không có ai trả lời, nhưng chị biết từng đôi tai đều đang nghe. Bài này chị đã thuộc từ lâu. Sửa lại tư thế một chút, hắng cho trong giọng, chị kể cho các em nghe bài văn còn lại. Khi kể đến chỗ ba mươi tám tiếng đồng hồ, chị đột nhiên nghe thấy giọng đứa con vọng lên từ dưới đất “bố ơi, bố đấy có phải không”?

         

          Một giọng cấp thiết hỏi:

          - Thưa cô, ông ấy có tìm thấy con không?

          - Phải, ông bố đã tìm thấy con trai ông còn sống, còn có cả mười bốn bạn học cuả con trai.- Chị xúc động nói.

         

          Bài khóa giảng xong chị cũng mệt. Đống đổ nát yên tĩnh trở lại, giống như đột nhiên biến thành hầm băng. Mọi người cảm thấy tòan thân ớn lạnh. Một em trai  run cầm cập, hai hàm răng va vào nhau.

         

          Chị sờ mò bên chân, bình nước chị phải đem theo hàng ngày khi lên lớp cũng vừa vặn lăn đổ ra đấy, chị nhặt lên vặn ra, vừa đặt lên miệng, lại vặn chặt đưa cho một em nữ sinh bên cạnh. Em nữ sinh vặn ra uống một ngụm nhỏ, lại đưa cho bạn khác. Khi lại truyền đến tay chị một lần nữa, chị nâng lên ướm thử, thì chẳng còn bao nhiêu. Chị hỏi:

         

          - Nói cho cô biết, tại sao A man đa đi cứu con trai mình?

          - Bởi vì ông đã từng nói với con: Mặc dù xảy ra chuyện gì, bao giờ bố cũng  ở bên con.

           Một nam học sinh trả lời.

         

          - Còn gì nữa? Chị đảo mắt nhìn, hình như đây cũng là lớp học.

         

          Không có tiếng trả lời. Học sinh của chị trên lớp tranh nhau trả lời luôn luôn rất sôi nổi. Nhưng lúc này, các em không còn tích cực như thế. Phải rồi, các em vừa sợ vừa đói, lại không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào ở bên ngoài.

         

          Qua đi không biết bao lâu, lại có tiếng gọi:

          - Thưa cô.

         

          Chị chợt tỉnh. Cho dù chị buồn ngủ đến mấy, chỉ cần có người gọi thưa cô, chị liền thức dậy. Hình như tiếng goị ấy là một sợi dây giật mạnh trái tim chị.

 

  • Ông A man đa nhất định đi cứu con trai phải không?
  • Nhất định, bởi vì ông giữ lời hứa với con trai.
  • Nhưng bố em và em không hứa hẹn như thế.

         

          Trong đống đổ nát lại rơi vào cảnh yên tĩnh đáng sợ.

          - Có đấy, có lẽ phương thức bày tỏ khác nhau. Thật ra bài giảng này không chỉ là muốn nói một câu chuyện lời hứa thực tiễn, mà còn muốn nói, các em phải tin vào tình ruột thịt.

         

          Một bình nước cứ truyền đi truyền lại trong tay mấy người. Lần nào chị cũng nâng ướm thử, mỗi lúc một nhẹ. Trái tim chị co thắt lại. Chị khẽ dặn các em ít nói chuyện, nhích lại sát nhau hơn, tay cầm tay, chân khùa chân, để cảm biết sự tồn tại và ấm áp của người khác.

 

          -Ông A man đa có đến không?

           

          Tiếng một nữ sinh thường ngày chị thích nhất run run hỏi.

     - Đến chứ, giống như cô luôn luôn ở bên các em.

 

          Khi nghe thấy bên ngoài có người nói, tất cả nam nữ sinh đều xúc động phát khóc. Mấy tiếng đồng hồ sau, các nhân viên cấp cứu đeo biển “cứu hỏa Miên Dương” bới bức tường đè các em, có người bảo các em lúc này là bốn mươi tiếng đồng hồ sau động đất.

         

          Nhân viên cứu viện tìm cách hất vật nặng đè chân chị.

         

          Em nữ sinh mà chị thích nhất ghé sát vào tai chị nghẹn ngào nói:

          -  Ông A man đa đã đến! Thưa cô!

 

                                                 Vũ Công Hoan dịch ngáy 24 tháng 4 năm 2011

                                     (Theo Báo buổi chiều Bắc Kinh, ngày 6 tháng 7 năm 2008)

hoa-sen-phat

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)