bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 117
Trong tuần: 1568
Lượt truy cập: 651513

MỘNG ĐẾ VƯƠNG - CUỐN TIỂU THUYẾT ĐỘC ĐÁO

Vũ Nho

MỘNG ĐẾ VƯƠNG – MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT ĐỘC ĐÁO
 (đọc tiểu thuyết của Nguyễn Trường, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2019)
                                              
 Nói cuốn tiểu thuyết MỘNG ĐẾ VƯƠNG của nhà văn Nguyễn Trường là cuốn tiểu thuyết độc đáo vì nhân vật chính của tiểu thuyết, cậu Hai Nguyễn Thành Nam là một kì nhân.  Lịch sử cuộc đời ông ta “ đã thành truyện, thành tích từ nhiều chục năm nay ở miền Tây Nam bộ nửa hư nửa thực vừa buồn cười, vừa đáng thương, lại rất Việt Nam” ( Nguyễn Khải – Mấy lời giới thiệu). Nguyễn Trường không phải là người đầu tiên nắm được các tư liệu về ông đạo Dừa, cũng không phải là người duy nhất may mắn tiếp xúc với nhân vật của mình cùng với những người thân, và những người từng sống với “cậu Hai”. Cái may mắn của tác giả  lại cộng với sự nghiêm túc, cần mẫn trong sưu tầm tư liệu xung quanh nhân vật như tác giả đã viết “tham khảo và sử dụng một số tư liệu trong cuốn sách “Đời khổ hạnh Đạo – Dừa” của Huỳnh Minh và cuốn “Sư thúc Hòa Hảo” tiểu thuyết của Nguyên Hùng, trong các bài báo của Nguyễn Ngọc Phan, Phan Kim Huê, Nhất Tiếu, trang mạng “ Chọi gà”… đăng trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Văn Nghệ Tây Ninh, Công An Bến Tre, Long An, Ấp Bắc, mạng internet…cùng một số kinh sách khác” ( tr.10-11). Và điều không thể thiếu là tài năng văn chương đã nhào nặn tất cả các điều mắt thấy tai nghe, các tư liệu phong phú, ngổn ngang kia vào một tiểu thuyết khoảng 300 trang in.
          Có thể nói rằng đọc tiểu thuyết này, người đọc dù ít dù nhiều đều liên tưởng đến tiểu thuyết lừng danh thế giới “Đôn Ki-hô-tê  – nhà quý tộc tài ba xứ Mantra” của văn hào Tây Ban Nha  - Xecvantet. Nhân vật ông đạo Dừa là người anh em với nhà quý tộc Đôn  Ki-hô-tê. Bảo rằng ông là người điên dại, thần kinh, hoang tưởng thì quả là oan cho ông.  Chỉ một phần đúng thôi. Những điều ông nói với Tổng thống Ngô Đình Diệm, trao đổi với tướng Nguyễn Cao Kỳ, và cả nói chuyện với Đại sứ Mỹ Bân cơ chứng tỏ ông là người có trí tuệ, thông minh, tỉnh táo. Ông từng đi du học ở Pháp chứ không phải là một  cậu ấm công tử giàu có chỉ biết ăn chơi. Cái lí tưởng của ông là một lí tưởng mà toàn dân Việt Nam mong muốn và toàn nhân loại mong muốn. Đó là Hòa Bình.
“Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thực thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng tranh đấu mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi.  Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, lưỡng lự. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản” ( Đặng Thai Mai – Trên đường học tập và nghiên cứu, tập 2, nxbVăn học, Hà nội, 1969).5054a7f547a8bd029c1055575606d094
   Ông đạo Dừa của Việt Nam cũng yêu chuộng hòa bình.  Ông tìm cách gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông  liều mình trốn qua Nam Vang, để tìm cách qua miền Bắc gặp cụ Hồ.  Bị bắt giam rồi phải về nước. Ông vẫn kiên trì  quyết ra miền Trung rồi  vượt biên,  tìm cách ra miền Bắc gặp cụ Hồ.  Lí tưởng của ông chẳng khác với lí tưởng  tiến bộ của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
          Cách hành động của Đôn Ki-hô-tê mang nặng tính sách vở, theo kiểu cách hiệp sĩ cổ xưa ( đặt tên cho con ngựa còm là Roxinante  ( con ngựa mạnh nhất loài ngựa), dùng vũ khí của hiệp sĩ, tìm tình nương để thờ phụng, kiên quyết không rên la, dù đau đớn,...)  đã khiến cho nhân vật  trở nên bất hủ.
          Ông Đạo Dừa cũng  na ná như vậy với kiểu cách ăn mặc lố lăng ( long bào của vua Minh Mạng), để tóc dài, không tắm gội, ăn một bữa, dùng toàn nước dừa, dùng cây gậy 12 con giáp như là quyền trượng, ôm quả địa cầu rạn nứt, dùng biểu tượng con gà trống gọi bình minh,… Ông đã bỏ cả gia đình, vợ con, không màng đến của cải.  Ông dũng cảm thám hiểm hang sâu. Ông không sợ chết dù cái chết đã cận kề khi sắp bị hành hình ( trang 212-213). Cả việc ra ứng cử Tổng thống, nếu đắc cử thì “ông chỉ làm  tổng thống đến ngày thứ 9  rồi ông từ chức” ( tr. 161). Tất cả có vẻ như khùng khùng, điên điên, nhưng có thể nói ông Đạo Dừa là một Đôn Ki-hô-tê mới, một Hiệp sĩ Việt Nam, rất Việt Nam.
          Một sự gặp gỡ có vè ngẫu nhiên, nhưng là sự tất yếu. Đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét “Trong những tác phẩm hay, nhân vật thường đi cặp, cái thiện sóng đôi với cái ác, cái sâu sắc, sóng đôi với cái ngây thơ, cái mộng, hoang tưởng đi với cái tỉnh táo, trần tục” ( tr.8). Trong tác phẩm của Xecvantet, Đôn Ki-hô-tê cùng với Xancho Panza là một cặp thầy trò tương phản, bổ sung cho nhau, cùng nhau thực hiện lí tưởng. Ông đạo Dừa có cô cháu gái Diệu Ứng làm cố vấn, giải quyết mọi khó khăn, quản lí triều đình đạo Dừa nơi cồn Phụng. Diệu Ứng còn sang tận Thụy Sĩ theo ý cậu Hai để tuyên truyền, quảng bá cho  đạo  của cậu.
Nhân vật Diệu Ứng được tác giả xây dựng  là một người phụ nữ xinh đẹp, thông mình, sáng suốt và can đảm. Chính nhờ cô cháu gái mà ông cậu chỉ biết ngồi kiết già, ôm ấp lí tưởng trở thành người hòa giải để vãn hồi hòa bình cho đất nước mới có địa vị được tín đồ trọng thị và mến mộ. Và cũng chính cô cháu gái đã cứu cho cậu Hai mình không bị ông Lý, quan tể tướng làm phản, cướp ngôi và thủ tiêu sư tổ.
          Khi viết tiểu thuyết này, chắc Nguyễn Trường cũng không nghĩ mình đang viết về một Đôn Ki-hô-tê mới của Việt Nam. Nhưng toàn bộ cuộc đời nhân vật Nguyễn Thành Nam cùng cô cháu gái Diệu Ứng đã làm nên một cặp nhân vật lí thú, độc đáo, tương tự như cặp  Đôn Ki-hô-tê và Xancho Panza.
          Mộng đế vương của Nguyễn Thành Nam bắt đầu khi chàng trai trẻ sắm vai vua một đêm “ Nhất dạ đế vương”. Rồi  nhân vật tu hành,  lập nên một triều đình thật có khoảng  một triệu dân số ở cồn Phụng. Rồi vị sư tổ, nhà vua Minh Mạng tái thế bất ngờ phong cho một kép hát hết thời về cồn Phụng làm Hoàng hậu. Đó là cô Trần Thị Được nổi máu sân khấu, biến cậu Hai thành kép diễn. Đã trót phong rồi biết là lầm nhưng lệnh vua đâu phải chuyện đùa. Nhờ có tài giải quyết của cô cháu  gái mà Hoàng hậu giả đã quy y theo đạo. Nguyễn Thành Nam còn làm bao chuyện động trời khác, suýt bị Tể tướng làm hại. Và cuối cùng nhân vật lên Sài Gòn, vào khách sạn Đế Vương, đóng vai vua trong vở diễn triều đình, viên tịch trên ngai vàng!
          Câu chuyện mơ ước làm vua, làm vua giả rồi làm vua thật, rồi mất hết giang sơn của ông vua Nguyễn Thành Nam có bao điều để người đọc suy ngẫm về nhân tình thế thái, về quan hệ vua tôi, chủ tớ, quan hệ giữa đạo với đời, quan hệ gữa người cầm quyền với thân nhân, người cầm quyền với người dân. Đúng như tác giả nói,  ông muốn “ gửi gắm đến với người đọc bao điều còn bề bộn hôm nay” ( Đôi lời, trang 10).
       Nhân vật cậu Hai được hiện lên sinh động, hấp dẫn do được tác giả soi chiếu từ nhiều phía. Từ  cô gái lễ tân của khách sạn Đế Vương, từ  ông thầy  bói tiên đoán  hậu vận của Nguyễn Thành Nam, từ nhà sư trụ trì chùa Nguyên Thỉ - Thích Thiện Huệ; Phía khác từ người vợ, cha mẹ,  từ quan nội điện  cố vấn Dương Văn Hiền, từ cô cháu gái thân cận Diệu Ứng; Phía khác nữa là vợ chồng Đại sứ Bân cơ. Ở đây ngài đại sứ Mĩ đã phải  “toát  cả mồ hôi trán. Chưa từng gặp một nhà chính trị nào dồn ông vào thế bí như Nguyễn Thành Nam” ( tr.137); Phía khác nữa là các nhân vật  của chính quyền như Tổng thống Ngô Đình Diệm, Phó tổng thống Nguyễn Cao Kì, Đại tướng Dương Văn Minh, tỉnh trưởng Kiến Hòa. Tướng Nguyễn Cao Kì  phải “giật mình, không ngờ ông đạo Dừa lại ăn nói hiên ngang, lí luận sắc bén đến như vậy” ( tr.146) lúc khác thì “ Mặt Nguyễn Cao Kì  tái dại đi, hàng “râu kẽm” run run, trán lấm tấm mồ hôi” ( trang 159) khi ông đạo Dừa đọc vị hết ý đồ chiến lược; Phía khác nữa là Tể tướng Lý cùng 9 quận trưởng; Phía khác nữa là các tín đồ theo đạo Dừa ở cồn Phụng. Có thể nói tác giả để cho nhân vật tự thể hiện mình qua các mối quan hệ. Nhà văn không can thiệp, không chế giễu hay ca tụng. Chính sự thể hiện khách quan này, tôn trọng nhân vật, tôn trọng bạn đọc,  để cho bạn đọc tự đánh giá nhân vật cũng là một tinh thần dân chủ của người cầm bút hiện nay!
          Có thể nói là nhà văn đã kể, tả, đã sử dụng tài liệu một cách chắt lọc. Văn phong  thật hoạt. Điều đó  cũng góp phần làm nên sức cuốn hút của cuốn sách.
          Với tôi, lâu lắm mới được đọc một tiểu thuyết hấp dẫn và thích thú như vậy! Đúng là một cuốn tiểu thuyết độc đáo, rất độc đáo!
                                                   Tháng 10 năm 2019
                                                         V.N
 
 
 
 
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)