bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 43
Trong ngày: 200
Trong tuần: 1027
Lượt truy cập: 883657

NINH BÌNH MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ

NINH BÌNH - MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ

         THAM LUẬN NHÂN NGÀY THƠ VIỆT NAM TỔ CHỨC TẠI NINH BÌNH
Lục bát là thể thơ truyền thống, mang đậm nét tinh hoa văn hóa và tâm hồn người Việt. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, duyên dáng, lục bát có thế mạnh trong việc diễn tả phong phú nhiều cung bậc cảm xúc của con người. Thế nên, từ xưa đến nay, lục bát vẫn được các thế hệ tác giả thơ Ninh Bình duy trì, sáng tạo. Không biết từ bao giờ, Ninh Bình được bạn bè cả nước ưu ái gọi là Miền lục bát. Là người Ninh Bình, hẳn không ai không cảm thấy tự hào, hãnh diện bởi cách vinh danh này. Chúng tôi tự hào vì: trong một số cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, các tác giả Ninh Bình giành được quán quân đều ở thơ lục bát. Nhà thơ Văn Lê- Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1975-1976. Nhà thơ Mai Văn Phấn đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1995-1996. Đặc biệt, năm 2002, trong cuộc thi thơ lục bát của tuần báo Văn nghệ Trẻ, Ninh Bình đã ẵm trọn 5 trong số 11 giải chính thức. Trong đó, có 02 giải A (Bình Nguyên, Kao Sơn); chúng tôi tự hào vì người Ninh Bình đã biết khơi mạch nguồn mát ngọt từ truyền thống; các thế hệ tiếp nối ngày càng khẳng định thế mạnh của mình, ở thể thơ lục bát, làm nên những tên tuổi đáng tự hào của nền thơ Ninh Bình. Đó là: Văn Lê, Tạ Hữu Yên, Lâm Xuân Vi, Bình Nguyên, Vũ Hùng, Mai Văn Phấn, Trần Lâm Bình, Trương Minh Phố, Đinh Ngọc Lâm, Thanh Thản, Lê Thi Hữu, Vũ Đức Thanh, Võ Ngột, Vũ Thành, Phạm Tâm An, Trần Duy Đới, Ninh Đức Hậu, Lê Nhuệ Giang, Đinh Hữu Niên, Nguyễn Đình Vân, Đặng Diệu Thoa, Trần Xuân Trường, Nguyễn Quỳnh Anh, Bùi Thị Nhài, Trần Lộc, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Liên, Cầm Thị Đào, Phạm Nga, Hoàn Nguyễn… Và còn rất nhiều tên tuổi khác, đã và đang lặng thầm cống hiến, làm nên “Miền lục bát Cố đô”.
Một dấu mốc quan trọng của thơ lục bát Ninh Bình, đó là: năm 2003, tuyển thơ “Miền lục bát Cố đô”- NXB Văn học, dầy trên 300 trang đã ra đời, đáp ứng sự kỳ vọng và mong đợi của độc giả. Ấn phẩm gồm 147 bài thơ của 88 tác giả Ninh Bình, hàm chứa nhiều nỗi niềm, cung bậc cảm xúc khác nhau về đất nước quê hương con người, nói chung, đất và người Ninh Bình nói riêng. Như vậy, tìm hiểu “Ninh Bình- Miền lục bát Cố đô”, là tìm nét đặc sắc và nổi trội của thơ lục bát Ninh Bình đương đại, để thấy được những chung, riêng của “Ninh Bình- Miền lục bát Cố đô”, khắc sâu niềm tự hào về một vùng đất “Địa linh nhân kiệt”.
Nói tới Ninh Bình- Miền lục bát Cố đô, không thể không nhắc đến tác giả Văn Lê. Văn Lê là nhà văn, nhà thơ, biên kịch, đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng ở Việt Nam. Riêng về thơ, ông rất thành công, để lại ấn tượng, qua nhiều bài thơ, câu thơ lục bát: “Cơn mưa rút rỗng bầu trời/ Mà không nói được một lời: vì cây/ Còn tôi rút cạn mình đây/ Để xin dành những tháng ngày cho em”.Hình ảnh cơn mưa tầm tã, xối xả, được nhà thơ đặc tả bằng hai từ “rút rỗng”, cách dùng thủ pháp so sánh để khẳng định vế được so sánh (vì cây) đã hay rồi, nhưng nhà thơ so sánh cơn mưa với việc rút cạn mình để dành những tháng ngày cho em thì quả là độc đáo, làm câu thơ nhẹ bẫng lâng lâng, rồi thấm dần và lan tỏa.
Có thể nói, nhà thơ Lâm Xuân Vi là niềm tự hào của thơ lục bát Ninh Bình. Ông là tác giả đầu tiên có tập thơ lục bát in riêng và có nhiều câu lục bát tài hoa: Đặc biệt, thơ tình của ông luôn tìm được sự đồng cảm nơi người đọc, bởi những cung bậc của tình yêu đều được cất lên từ rung động của tâm hồn. Nỗi nhớ trong thơ ông cũng có trọng lượng qua cách lập từ thật khéo:“Ráng chiều rớt xuống dòng sâu/ Oằn đêm chất chứa hai đầu nhớ thương”. Không chỉ thơ tình, ở mảng thơ thế sự, ông cũng có nhiều câu thơ lục bát ấn tượng: “Lưng còng lệch dáng mẹ đi/ Thơ đành thất luật mỗi khi trở trời” Và: “Bể dâu ngàn vạn nẻo vòng/ Nẻo nào cũng một néo trong tim người”. Đó là những câu thơ hay, có những phát hiện tinh tế, trước nỗi khổ của cuộc đời mẹ, thơ cũng đành bất lực. Giống như cuộc đời này, mọi đau buồn sướng khổ đều khởi phát từ trái tim con người …
Với nhà thơ Bình Nguyên, có thể khẳng định: giọng điệu lúc bát đã làm nên “thương hiệu” thơ ông qua những bài, câu thơ đầy suy tư, sâu lắng, lay động hồn người: “Ngỡ bầu bạn của ta đông/ Tan sương mới thấy trống không con đường”. Những câu thơ ẩn chứa những suy ngẫm nhiều chiều về con người và cuộc đời như thế có thể tìm thấy rất nhiều trong thơ ông: “Gánh gồng bấm bước chân trơn/ Mà đi qua những tủi hờn, đắng cay/ Suốt con đường của mai này/ Ai là ngọn bấc cháy gầy với quê”. Thơ lục bát của Bình Nguyên vừa bám sát truyền thống, vừa có sự đổi mới cách tân. Hơi thở của cuộc sống đương đại đi vào thơ ông một cách tự nhiên, lắng đọng:“Cầm đồng xu lấm vị bùn/ Như cầm lên cái run run phận người”. Là nhà thơ tài hoa, những câu thơ lục bát của Bình Nguyên đọc rồi khó có thể bỏ qua, mà nó còn lắng lại, day dứt khôn nguôi, bởi cách dùng từ ngữ giản dị, thông minh mà luôn chở nặng nỗi niềm nhân thế.
Thơ lục bát Ninh Bình mỗi người một vẻ, làm nên “bức tranh” đa diện, đa sắc về Miền lục bát Cố đô. Nhà thơ Mai Văn Phấn cũng có nhiều thành công với thơ lục bát, có khá nhiều câu hay, để lại dư âm trong lòng độc giả: Trong bài “Mười nén nhang ở Ngã ba Đồng Lộc” có đoạn:“Khăn thêu những dấu tay gầy/ Thành mây Đồng Lộc bay bay trắng trời/ Người ơi, tôi lại gặp người?/ Hơi bom vẫn thổi rụng rời cát khô”. Bằng ngôn từ hình ảnh giản dị, sâu lắng, giàu sức gợi bài thơ như hút hồn người đọc bởi cái tình chân thật. Hình ảnh “Nhang này quặn nỗi đau xưa” và “Hơi bom” gợi lại sự khốc liệt, bi thương của của chiến tranh. Tuy mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc đã hóa thân vào sông núi, nhưng sự hy sinh cao đẹp của họ không bao giờ phai nhạt trong trái tim người ở lại.
Nhà thơ Trần Lâm Bình, lại hình dung phiên chợ quê bằng những vần thơ lục bát mượt mà, duyên dáng: “Chật quang gánh, chật tiếng cười/ Hương đồng gió nội còn rười rượi sương/ Chợ quê của những đời thường/ Quả cau chín nhớ mười thương lá trầu”.Và đây là một trong những câu lục bát tài hoa của ông, đọc rồi còn nhớ mãi: “Áo dài thắt đáy lưng ong/ Hội làng như muốn níu cong mái đình”.
Nhiều nhà thơ Ninh Bình đã cố gắng khắc phục giọng điệu đều đều, ngôn từ xáo cũ của thơ lục bát, và luôn trăn trở tìm tòi, truyền hơi thở của thời đại vào thơ. Nhà thơ Vũ Đức Thanh cũng vậy. Ông khá nhuần nhuyễn với thơ lục bát:“Vén mây mà dắt trăng vào/ Cất đi này cái nghẹn ngào gió mưa”. Đôi khi người thơ muốn làm cái việc “khác thường”, mà chỉ thi nhân mới có thể làm được: Và đây: “Lặng buồn nâng chén cô đơn/ Ngang trời một vệt buồn hơn nỗi buồn”. Cách so sánh thật bất ngờ, thú vị khi người thơ nói về sự cô đơn và nỗi buồn.
( CÒN TIẾP)
chim_cuoc
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com