bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 370
Trong tuần: 1378
Lượt truy cập: 638264

PHẠM CÔNG TRỨ TỰ NGÔN

PHẠM CÔNG TRỨ TỰ NGÔN

pham_cong_tru

TỰ NGÔN

(Lời ngỏ)

 

Nói đến chùm là nghĩ đến cây

Đất nào thì cây ấy

Cây nào thì quả ấy

Cây thơ này là “của nhà trồng được”

Nó không xum xuê kiểu cây đa cây đề tán rợp một vùng, hay mang dáng dấp, tiết tháo của bậc trượng phu, quân tử như tùng cúc, trúc mai. Nó càng không có tham vọng làm cây bồ đề tâm linh nơi cửa Phật. Nó dân dã, bình dị như cây khế, cây ổi, cây mít vườn quê, bén rễ và hút dinh dưỡng từ mảnh đất nơi hắn sinh ra. Ấy là thuộc vùng đồng bằng, nơi sông Hồng (sông Cái) đổ ra biển Đông. Nó hấp thụ khí trời bốn phương, chống chọi với bão gió, sâu bệnh mà đơm hoa kết trái, hợp thành 12  chùm cả thảy - chẵn một “tá thơ”. Con số 12 là ngẫu nhiên, không dụng ý.

Nếu lấy ngôn ngữ của khoa “tử vi-phong thủy” mà diễn đạt thì đó là thứ cây thơ, nói theo “ngũ hành nạp âm”, thuộc mệnh “bình địa mộc” (cây đồng bằng). Mà mệnh hắn lại là “trường lưu thủy” (dòng nước chảy dài). “Thủy Mộc tương sinh”, “Thủy” dưỡng “Mộc”. Sự kết hợp thủy mộc này thường mang lại… “đại cát”. Cây thơ này có thể cô đơn, nhưng không cô độc. Được tưới tắm bởi dòng nước lớn chở nặng phù sa, hy vọng cái cây đồng bằng nơi sông gặp biển này tươi thắm, bốn mùa trĩu trịt hoa trái.

Về đại thể, có thể hình dung như thế này.

Khi hắn mới lớn thì cây thơ non tươi, trong trẻo ứng với chùm “Cỏ”. Khi cây trưởng thành thì ứng với chùm “Tình”, chùm “Phồn”. Đời hắn từng trải cây thơ thêm các chùm “Linh”, chùm “Nghệ”, chùm “Luật”, chùm “Triết”, chùm “Sự”. Thời cuộc đưa đẩy hắn có chùm “Xưa”. Hồi tưởng lại thời thơ ấu hắn có chùm “Nhi”. Đối trọng với chùm Nhi, ở những “phút bù giờ” của trận cầu cuộc đời, là chùm “Lão”.

Cây thơ đã ảo thì việc phân chia các chùm, xét ra, cũng chỉ là tương đối. Ra đời trong những thời gian khác nhau, với những tâm trạng khác nhau, nay các bài có dịp đứng cạnh nhau, phối với nhau thành chùm sẽ khó tránh được cảm giác gờn gợn, sường sượng của cái mà các nhà lý luận gọi là “không gian nghệ thuật”, “thời gian nghệ thuật”, “điểm nhìn nghệ thuật”.

            Các lời “mở tập”, hay “mào chùm”, nhân danh “hắn” để viết, có tính chất “tự biên”, “tự diễn”, “tự sướng” nên cũng rất chủ quan, tùy hứng. Vì là “chắp nhặt dông dài” nên nó không có tham vọng “lập ngôn” hay “cao đàm, khoát luận” (bởi kiến văn cũng như vốn chữ nghĩa của hắn cóp nhặt, xào xáo, cắt dán đây đó có lẽ đựng chưa đầy một chiếc lá “diêu bông” của cụ Hoàng Cầm) mà chỉ nhằm đưa đẩy, đánh bóng phần thơ. Đọc những dòng này, nếu có ai đó bảo rằng chẳng biết chúng thuộc thể loại nào và tuy nó dài và nhạt, nhưng cũng vẫn còn thú vị hơn đọc thơ, thì cũng xin cứ là Okê! Còn nếu ai đó bảo rằng thơ là thơ, mào miếc nhì nhằng làm gì cho nó thêm “rách việc”, phí giấy tốn thời gian, thì cũng “đành lòng vậy, cầm lòng vậy”. Còn như ai thấy rưng rưng khóe mắt, cay cay sống mũi ở một ngẫu đoạn nào đầy thì hắn lấy làm sung sướng.

            Biết ý định ra sách của hắn, có anh bạn giầu chữ nghĩa bảo, mỗi bài thơ tự nó là một “không gian thi tính”, rộng mở, lan tỏa, chan hòa vào nhau. Nếu sắp đặt, chẻ ra theo các “chùm” (chủ đề) như thế, vô hình trung lại là một cách “gợi ý”, “cò mồi” đối với người đọc, mất đi cái thụ cảm vô tư của chủ thể đọc, thì cũng không phải là không có lý. Tuy nhiên, đã bảo hắn là kẻ gàn gàn, dơ dở, đơ đơ mà lại!

“Trời còn để có hôm nay”

Đúng là có hôm nay, còn hôm nay, nên hắn mới có dịp ra mắt tập sơ tuyển  này, xem như là cuốn sách của đời mình, nhân dịp cập tuổi “cổ lai hy”.

Nhân đây, hắn xin có lời cảm tạ trời đất, bày tỏ lòng biết ơn đến người thân trong gia đình - vì hắn mà vui buồn, đến quê hương - mảnh đất ân tình, bao dung, nuôi dưỡng cây đời, cây thơ hắn; đến các thi hữu, độc giả gần xa đã là bạn đồng hành, cùng sẻ chia những vui buồn suốt ba mươi năm, kể từ khi hắn bắt chước người ta tập tẹ gieo vần, ghép chữ.

Xin cám ơn Nhà xuất bản của Hội Nhà văn - Người đỡ đầu mát tay cho sách này, cũng như việc Hội đã hỗ trợ một phần kinh phí cho việc in ấn.

Xin cảm ơn và cũng xin cáo lỗi các tác giả và dịch giả mà người viết đã ít nhiều sử dụng, trích dẫn văn họ ở chỗ này, chỗ khác, mà đã không chú dẫn nguồn được đầy đủ như với một công trình mang tính học thuật.

Những “thi chùm”, “thi trái” này dù chín dù xanh, ngọt bùi hay cay đắng cũng của hắn, là hắn. Cây nhà, lá vườn, có cái gì thì chia sẻ, dâng hiến cái đó. Sẽ không thất vọng, nếu bạn tìm sự “lành”,  sự “mát” và ít nhiều sự “bổ” trong những dòng thơ này, thay cho sự “sang”, sự “lạ”, sự “siêu”, vốn là tiêu chí của bạn đọc khó tính.

Xin có mấy vần nôm na gói lại những dòng “tự ngôn”, mà không phải là “hư ngôn”, hay “ngoa ngôn” này:

Cây thơ ấy của nhà trồng

Chẳng là tùng bách, cũng không đa đề

Như sung, như khế, như lê

Chát-chua-bùi-ngọt chùm quê, vị đời

Ai “đồng khí” thì… xin mời!

 

                                        Tác giả

9-8-201819-579901461-w680-6002-1533808400

 

 

 

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)