Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...
Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.
Cuối năm 2019 tôi được tác giả Bùi Tuyết Mai tặng cho tác phẩm NẮNG, gần đây lại được chị tặng tập thơ GIÓ.l
Ấn tượng với tên hai tập sách gợi cảm, kiệm lời, đã thôi thúc tôi đọc.
Hai đứa con tinh thần của chị nhìn khuôn mặt khôi ngô sáng sủa gây được cảm tình ngay khi cầm những tác phẩm này trên tay.
Tôi biết tác giả Bùi Tuyết Mai trong những buổi sinh hoạt giao lưu ở CLB thơ Tràng An, CLB Văn Hoá Nghệ Thuật Đất Việt và được đọc những tác phẩm của chị qua một số mặt báo, tạp chí và trên trang cá nhân.
Chị là người đam mê thi ca, chịu khó tìm tòi, biết lắng nghe góp ý của bạn thơ qua từng buổi giao lưu mà trưởng thành.
Tác giả viết nhiều chủ đề về tình yêu, quê hương, đất nước, người thân... và viết các thể loại thơ như: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, lục bát, thơ tự do... Tôi đã dành thời gian để đọc sáu mươi tám bài trong tập thơ NẮNG và năm mươi sáu bài trong tập GIÓ đã thấy thấp thoáng bóng dáng nghệ thuật trong thơ chị.
Từ cảm nhận của riêng tôi, hai tập thơ có cấu tứ, tìm thấy được những câu có hồn và hình ảnh ngôn ngữ nghệ thuật sinh động trong thơ của tác giả....
Cứ theo nhận xét của cổ nhân xưa “ văn là người” không sai, đặc biệt là thơ. Ngoài sự đam mê sáng tạo, cần có tố chất bẩm sinh. Thiết nghĩ chẳng ai dạy làm thơ được.
Tôi nhớ cố nhà thơ Nguyễn Đình Chiến có nói “ Tố chất của người làm thơ là quan trọng hàng đầu. Ngoài ra phải có vốn sống, có nội tâm phong phú, cảm xúc khi viết phải thật sự được dồn nén, thăng hoa. Làm thơ phải như người thợ phu chữ cần mẫn, phải chăm sócb cắt tỉa tỷ mỷ vì vậy:
Người thơ cần phải có đến 30 năm đi thực tế để tìm vốn liếng trải nghiệm, 30 năm đọc để học thầy, học bạn rút kinh nghiệm trau dồi kiến thức. Chỉ cần 10 năm viết cho đời thơ của mình thì thơ mới hi vọng có được những bài hay neo đậu cùng với bạn đọc được.
Bùi Tuyết Mai cũng như bao người yêu thơ đến với ngôi đền thi ca đang tìm tòi sáng tạo trong đống ngôn ngữ khôn cùng ấy.
Đọc thơ chị thấy có sự bứt phá, tìm tòi: NHỚ MẸ chị viết
“... Lời ru chênh võng ca dao/ Bao nhiêu hiếu nghĩa ngày nào còn đây/ Khói hương vòng nắng chưa đầy/ Mắt cay lệ đắng từ ngày mẹ xa”.
Lời ru của mẹ như còn đậu vào cánh võng năm xưa neo vào kỷ niệm để mỗi khi tìm về những tâm tình ấy lại thức dậy, nhoà trong dòng lệ nhớ nhung, thương tiếc, không còn mẹ mà sà vào lòng người để được vuốt ve âu yếm, chở che. Giờ về thăm mẹ chỉ còn :
“... Tâm nhang con thắp dưới trời
Khói hương ngằn ngặt thơm nơi mẹ nằm”.
Hay: Hình ảnh mẹ tảo tần trong mưa, trong gió cũng được người thơ trải lòng khắc hoạ qua ngôn ngữ nghệ thuật thật ấn tượng, cảm động:
... “Ta về quê mẹ chiều nay
Còn bâng khuâng cánh cò lay trắng đồng
Vàng chiều hạt lúa tròn bông
Đâu rồi? Dáng mẹ gánh gồng gió mưa”.
Cánh cò lay trắng đồng một hình ảnh thật đẹp ở mỗi làng quê Việt Nam. Hình ảnh gánh gồng gió mưa đã đủ nói lên sự tần tảo, nhọc nhằn của mẹ, chi tiết ấy đọc lên ai cũng thấy như có mẹ mình hiện hữu trong thơ chị.
Tuyết Mai cũng phải là người yêu và gắn bó với quê hương nhiều lắm mới tìm về được những kỷ niệm mà trải lòng tâm sự qua những câu thơ trong bài VỀ QUÊ:
...” Bờ tre rặng duối xưa vắng bóng
Cò vạc hôm nay lạc đường về
Bóng làng ngày ấy đâu còn nữa
Ngồi nhớ mơ màng nỗi nhớ quê...”
Bóng làng xưa, nay chỉ còn là kỷ niệm để người thơ nuối tiếc. Những con cò, con vạc trong ca dao như cũng đang lạc dần về miền cổ tích. “cò vạc lạc đường về” đã đủ nói lên hình ảnh quê xưa cũng lùi vào dĩ vãng. Nhiều vùng quê cây đa bến nước, luỹ tre làng đã thay bằng những hàng rào bê ton, nhà cao chọc trời thì cò vạc cũng hết đường trú ngụ chỉ còn thấy bóng làng xưa trong những trang văn, thơ.
Hay từ cổng làng chị viết:
“ ... Vòng tay xóm ngõ, nếp nhà/ Cổng làng neo dấu ông cha hiện về”.
Có quê để mà nhớ, những kỷ niệm để lưu giữ khi đủ cảm xúc thì thì viết cho hồn chữ thoát xác bay lên trong thơ.
Tôi cũng rất ấn tượng với những câu tác giả viết bài: NHỚ QUÊ:
Những câu thơ giản dị như nếp làng, nhưng đã chuyển tải được những hình ảnh của làng, cả cái tình làng trong thơ chị:
...” Xóm thôn lưu bóng ông bà
Lập loè cây lựu nở hoa thắp đèn
Ngõ chùa ngan ngát hương sen
Nhớ về quê mẹ không quên hồn làng”.
Đúng như thế phải có hồn làng mới có hồn quê ngày ấy trong thơ của chị hôm nay.
Đi đến mỗi miền quê, mỗi di tích, danh lam để viết. Tôi cũng đọc được những câu thơ tâm huyết sáng lên trong mỗi tác phẩm của chị: Nhớ đến mối tình Trọng Thuỷ, Mỵ Châu chiếc áo lông ngỗng như một bài học chưa bao giờ cũ nhắc nhở chúng ta ko quên lịch sử đấu tranh giữ nước, những hiểm hoạ luôn rình rập từ phương bắc trong bài: CỔ LOA TÌNH SỬ:
....” Đau, buồn thăm thẳm trùng khơi
Bao nhiêu lông ngỗng trắng trời còn bay”.
Kiệm lời nhưng đủ ý, những chiếc lông ngỗng là dấu ấn, như những dải băng tang một thời còn bay trắng trời nhắc nhở con cháu và hậu thế đừng quên...
Và từ ĐỀN GIẾNG tác giả thể hiện qua những dòng lục bát chân mộc mà ý nghĩa sâu sắc đưa ta về một thuở xa xưa đầy trăn trở như soi thấy hình bóng của người xưa hiện về :
Rêu phong nếp đá gồ ghề
Giếng xưa người ngọc, có về soi chung
Nắng mưa mòn đá Châu Phong
Hồn ai theo dải mây hồng vừa bay
Nghìn năm vẫn nước non này
Rừng thiêng Nghĩa Lĩnh rạng ngày còn soi.
Đến với Chùa Tây Thiên một danh lam thắng cảnh, trước thiền môn giữa cõi tĩnh lặng ảo huyền. Những câu thơ tác giả viết khi đọc cũng thấy như tâm mình tĩnh lại, bình an hơn:
... “Hoàng hôn cõng khói hương trần
Nghe ran tiếng mõ chuông ngân khắp miền
Lắng hồn trong cảnh thần tiên
Vững lòng con, chốn cửa thiền chở che”.
Hay giữa cảnh thâm nghiêm cổ kính ở ĐỀN THƯỢNG Tuyết Mai viết:
. . .. “Rêu phong dầy mặt đá
Níu bước chân chiều nay
Thuở hồng hoang thức giấc
Giữa núi rừng đang say”
Thơ tình Bùi Tuyết Mai viết ở tuổi sang thu thấy Mai cũng ĐA MANG thật qua thơ người đọc cũng dễ dàng đồng cảm.
Có lúc tác giả thốt lên một mình giữa bình yên. Đọc lên như thấy ngọn lửa tình tiếng gọi TÌNH ƠI đang âm ỉ cháy:
“Ôi! Điều ước cũng lẻ loi
Đốt ta cháy cả khoảng trời bình yên”.
Điều ước lẻ loi một ý thơ hay được chắt lọc, cháy cả khoảng trời bình yên thì tình yêu quả là lãng mạn, mãnh liệt ánh lên ở độ tuổi sang thu.
Hay:
... “Nghiêng chiều đổ nhớ ra hong
Đêm mơ ấm lại một vòng tay yêu...”
Và trong khi KHÁT tác giả bày tỏ lòng mình:
“Em đong tuổi mình trên ngọn gió heo may
Mắt thời gian ai vẽ ngày thiếu nữ
Có thể nào ngược về quá khứ
Thu nép chiều trong khao khát mùa xanh”.
Tuyết Mai cũng ko nằm ngoài quy luật của tạo hoá. Ai mà không nuối tiếc về một thời tuổi trẻ.
Bùi Tuyết Mai cũng thật khéo léo, khiêm tốn định vị cho thơ của mình
VỚI THƠ:
...” Bên em thơ cứu rỗi
Điểm tựa khi yếu lòng
Bên thơ em sống lại
Thời xuân xanh tuổi hồng”.
Như thế cũng đủ để cho hồn thơ cất cánh bay lên cùng tâm sự trải lòng mình.
Tuy nhiên với phong trào thơ nở rộ như hôm nay lực lượng viết thì nhiều nhưng thơ ít người tìm đọc.
Biết tác giả Bùi Tuyết Mai không ngoại lệ, không có thời gian để đọc, và làm mới thơ mình vì đủ thứ cơm áo gạo tiền còn phải lo toan. Ngoài ra chị còn tham gia nhiều lĩnh vực văn hoá nghệ thuật khác chứ chưa phải đã dành thời gian toàn tâm, toàn ý tâm huyết cho thơ, vì thơ.
Trong hai tập của chị có những bài viết vội, câu chữ còn dễ dãi, chưa thật chỉn chu, chưa đủ chín. Cần phải dành nhiều thời gian để tu chỉnh lại trước khi in.
Hy vọng qua hai tập thơ này tác giả dày thêm kinh nghiệm để chữ, nghĩa có hồn hơn làm sáng thêm sự nghiệp thi ca sau này của chị.
Cảm ơn các quý vị đại biểu, các thi huynh thi hữu đã chú ý lắng nghe.