bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 68
Trong ngày: 434
Trong tuần: 1215
Lượt truy cập: 773911

SÁCH MƠI

Bùi Việt Thắng

HÀ NỘI CÓ MỘT NHÓM BẠN VĂN                                                                                                                      
           “Văn chương nết đất, thông minh tính trời
                    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
 
  Trước khi đặt bút viết về tác phẩm Bạn văn Láng Hạ (Nhà xuất bản Dân trí, năm 2023), thực tế thì tôi đã viết về các thành viên của nhóm này theo sở trường phê bình của mình. Những gương mặt thân quen cùng trong “trường văn trận bút” như là nguồn cảm hứng chữ nghĩa trên từng trang viết của tôi. Nay viết “Lời đầu sách”, tôi lại nhớ đến cuốn tiểu thuyết Phía Tây không có gì lạ của văn hào Đức thế kỷ XX – Erich Maria Remarque (1898-1970). Nhóm văn chương BẠN VĂN LÁNG HẠ, nếu nói nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội cũng đúng, được khởi đầu từ một số bạn viết, thường giao lưu ở tư gia nhà thơ Cao Ngọc Thắng (trước khi nghỉ hưu công tác ở Đài PT-TH Hà Nội), tại ngõ 36 đường Láng Hạ, Hà Nội. Chủ nhà là người bặt thiệp, tinh tế và hòa hiếu nên bạn văn mến mộ đến chơi ngày càng mặn nồng.

banvan

  Tính đến 8-2023, nhóm BẠN VĂN LÁNG HẠ, tuy chưa phải đã là “Nhị Thập Bát Tú” như của các bậc tiền nhân xưa, song le cũng đã đủ “Cửu Tú”. Chín (9) tác giả đứng chân trong sách Bạn văn Láng Hạ đa số (8/9) là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (kể thứ tự theo họ, tên): Bùi Việt Thắng, Cao Ngọc Thắng, Cầm Sơn, Đăng Bẩy, Lã Thanh Tùng, Lương Ky, Nguyễn Hòa Bình, Trần Trung, Vũ Nho. Họ không còn trẻ (tuổi trung bình là 71,6) nhưng chưa thể gọi là già. Bởi nghệ thuật không có thời gian, nghệ sỹ không có tuổi. “Cửu Tú” đến từ bốn phương tám hướng, từ nhiều ngành nghề, cá tính muôn vẻ, cảnh ngộ khác nhau, tiềm lực kinh tế ít nhiều tùy lực...Nhưng giống nhau, gặp nhau ở niềm đam mê văn chương, coi nó là “nghiệp” hơn là “nghề”. Khi đã vào làng văn, mỗi người cũng một nẻo lối, tạo nên bảng màu đa sắc của một nhóm bạn văn hoàn toàn tự nguyện, tự giác, vô tư lự. Không hẹn mà gặp cả “Cửu Tú” đều đề cao VLC (vui là chính). Chuyên lý luận phê bình có nhà văn Vũ Nho, nhà văn Bùi Việt Thắng. Chuyên dịch thuật có nhà văn Đăng Bẩy. Đa năng, đa tài là nhà thơ Cao Ngọc Thắng, nhà thơ Nguyễn Hòa Bình, nhà văn Lã Thanh Tùng. Nhà thơ Trần Trung (Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội) có duyên thầm làm thơ và bình thơ. Chăm chú viết văn xuôi là nhà văn Lương Ky, nhà văn Cầm Sơn. Đúng là mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Văn sản của BẠN VĂN LÁNG HẠ, tính sòng phẳng ra, không thua em kém chị nếu so sánh với các nhóm văn chương khác trải đều từ Bắc vào Nam.

  Đọc “Tự bạch” của chín (9) nhà văn trong sách Bạn văn Láng Hạ chúng ta sẽ nhận ra một chân lý giản dị: Nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng, chỉ là “nghiệp” hơn là nghề. Là bởi mỗi người đều sống bằng nghề riêng của mình (nhà giáo, nhà báo, nhà quản lý hay công chức/ viên chức ăn lương Nhà nước cần mẫn, tùng tiệm tháng ngày). Đó là nỗi niềm đau đáu không của riêng ai. Nói đến văn chương, rộng ra là văn học nghệ thuật thì cái căn bản, căn cơ, chân đế là VĂN HÓA. Rất nhiều định nghĩa về Văn hóa, nhưng có một định nghĩa ngắn gọn và khúc chiết nhất được nhiều người biểu đồng tình - “Văn hóa là cách sống cùng nhau”. Sống với văn hữu chí tình chí lý, đã đành. Nhưng quan trọng là mỗi thành viên của nhóm BẠN VĂN LÁNG HẠ đều có cái tâm cảm “phải lòng” quê hương xứ sở; đều chuyên chú “ đi - đọc - viết” coi đó là điều kiện cần và đủ của người sáng tác. Những chuyến đi thực tế tới những vùng miền đất nước gần xa (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Giang, Bình Phước, Đồng Nai…) đã hun đúc ý hướng “sống đã rồi hãy viết” của mỗi người. Mấy năm đại dịch, văn sĩ Láng Hạ cũng bị phân tán, cũng trong tình trạng chung của cả nước. Có thể nói ngoại cảm và nội thương ở mỗi thành viên đều sâu sắc, thấu triệt. Đôi khi ở ngoài ai đó trông vào cũng tâm phục khẩu phục, cũng muốn “nhập tịch”. Không có tuyên ngôn, tôn chỉ hay quy tắc nào bó buộc nhưng thực sự nhóm BẠN VĂN LÁNG HẠ là một hình thái hoạt động nghề nghiệp sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả theo tinh thần (triết lý) lão thực.

   Sáng kiến làm một Collection (Bộ sưu tập) Bạn văn Láng Hạ, như quý vị có trên tay hôm nay, đã manh nha từ sớm. Nhưng ngặt nỗi, lại vì con COVID -19, như cách nói bây giờ thì khó khăn gì cũng cứ đổ riệt cho nó là xong (!?). Cộng với bao lý do khách quan và chủ quan rồi cũng qua, đã đến thời khắc “sinh hạ” vào năm đáng nhớ 2023 - năm của “bình thường mới”.

  Hơn bảy mươi (70) thiên (áng) văn xuôi, thơ và phê bình của Bạn văn Láng Hạ (chỉ là con số nhỏ trong tổng tập/toàn tập sáng tác nhiều năm của “Cửu Tú”), như một quà tặng tinh thần dâng hiến độc giả mọi miền đất nước, là một con số còn rất khiêm tốn. Nhưng là một “con số biết nói”.
Không lời bình nào có thể thay thế việc đọc trực tiếp các áng văn, thơ, phê bình của “Cửu Tú” trong nhóm BẠN VĂN LÁNG HẠ. Bởi thế khi tác phẩm mới còn thơm mùi mực đến tay, Quý vị sẽ không tiếc thời gian và công sức đọc từng thiên trong bộ sưu tập độc đáo, đáng trân quý này. Quý vị sẽ gia tăng được niềm hưng phấn vì nhã thú văn chương đem lại. Tôi tin là nhiều người nghĩ như thế ./. 
                                                                                      Láng Hạ, Hà Nội, 8-7-2023                                                                         
                                                                                                      B.V.T
bia12
(Một trong những mẫu bìa phác thảo)

  Tập sách "Bạn văn Láng Hạ" vừa được xuất ra khỏi xưởng in. Tập sách là những tác phẩm của một nhóm nhà văn chơi thân với nhau gồm: Bùi Việt Thắng; Cao Ngọc Thắng; Cầm Sơn; Đăng Bẩy; Lã Thanh Tùng; Lương Ky; Nguyễn Hòa Bình; Vũ Nho; Trần Trung góp những tác phẩm chủ yếu là sáng tác sau những chuyến đi thực tế cùng nhau, tất nhiên cũng có những tác phẩm khác nhưng tất cả để nhắm tới mục đích làm kỷ niệm một quãng đời văn chương của mọi người trong nhóm. Để in chung được cuôn sách này cũng mất khá nhiều thời gian trao đổi, tranh luận mới đi đến thống nhất. Riêng cái bìa sách, nhà văn Cầm Sơn đã từng vẽ bìa sách cho bạn văn hàng vài chục cuốn đã xuất bản, trong sự chuẩn bị in sách, ông đã vẽ đến 12 mẫu mà vẫn có ý kiến không chọn được cái nào. Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình nói để nhờ một ông bạn họa sĩ chuyên nghiệp vẽ và cuối cùng là ông họa sỹ chuyên nghiệp bạn nhà thơ Nguyễn Hòa Bình vẽ bìa có nền là một cánh rừng trồng như các bạn đã thấy. Dẫu sao thì cuốn sách cũng đã được ra đời, bỏ qua tất cả những ý kiến trái ngược hoặc chưa hài lòng, cuốn sách là một kỷ niệm chung rất quý của cả nhóm. Sách in 300 cuốn, mỗi người giữ một cuốn làm kỷ niệm còn thì đem cho, biếu, tặng. Rất mong bạn bè gần xa, ai được tặng sách sẽ lưu tâm đọc, âu  cũng là niềm động viên quý báu trong đời sống văn học của mỗi nhà văn.
                                                                       BVLH
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
04-10-2023 08:42:03 VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH SÁCH MỚI RA LÒ

CHÍN CHÀNG VĂN SĨ...NỬA BỒ VĂN CHƯƠNG!

Trả lời

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)