bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 22
Trong ngày: 246
Trong tuần: 1507
Lượt truy cập: 775110

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

 mai_thanh_tan

GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Vạn thế sư biểu

Trong những lần đến Chí Linh (Hải Dương), tôi có dịp được thắp nén hương kính viếng Chu Văn An, người thầy được tôn vinh bậc thầy của muôn đời“Vạn thế sư biểu”(萬世師表).

Chu Văn An (1292-1370) là người thầy chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học. Với tài đức của mình, ông được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám và dạy học cho thái tử. Tuy nhiên, đến đời Dụ Tông, chính sự bê bối, xã hội nhiễu nhương... Chu Văn An đã khảng khái viết “Thất trảm sớ” đòi chém 7 kẻ nịnh thần là những người quyền thế vây cánh của nhà vua. Dù bị vua phớt lờ nhưng tấu sớ của Chu Văn An đã trở thành biểu tượng chói sáng của thái độ trí thức trước thời cuộc. Ông nhất quyết từ quan về sống thanh thản trong cảnh nghèo ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) lấy hiệu là “Tiều Ẩn” (người hái củi ở ẩn) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Triều đình nhiều lần mời nhưng ông nhất định từ chối.

Thời nào cũng vậy, nền giáo dục có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Thời phong kiến cho dù “con vua thì lại làm vua” nhưng vua vẫn phải mời thầy về dạy dỗ con cái chỉn chu, thời nay con ông cháu cha nối nghiệp thường bất tài và nhiều người phải than thở là cách chọn người rất bất ổn “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ”… Chu Văn An từng nói với học trò:“Ta chỉ dạy cho các trò làm người chứ không dạy cho các trò làm quan”, thế mà ngày nay mấy ai coi trọng việc dạy làm người tử tế như các bậc tiền nhân…

Cho dù đã rời trần thế 650 năm, người đời đến viếng Chu Văn An vẫn như đau đáu nỗi niềm “Thốn tâm thù vị như hôi thổ” (lòng đâu đã nguội như tro đất). Theo như lời Phan Huy Chú “cuộc đời thanh bạch và tiết tháo cao thượng của Chu Văn An luôn là tấm gương sáng muôn đời”. Tiếc là việc con cháu “học tập và làm theo” tấm gương sáng muôn đời của cụ Chu Văn An với hậu thế đâu phải dễ dàng gì.

 


 

Mai tộc

Trong các dòng họ ở Việt Nam, họ Mai là một trong những dòng họ nội sinh, có mặt từ rất sớm, gắn liền với lịch sử dân tộc từ đời Hùng Duệ Vương,thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

Theo truyền thuyết,Thượng thủy tổ của họ Mai là Mai An Tiêm (Mai Yển), nguyên Thượng thư bộ Lại Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được làm con rể Hùng Vương thứ 6. Do bị nịnh thần xúc xiểm nên bị đày ra đảo hoang. Tại đây, Mai An Tiêm đã gieo trồng dưa hấu từ hạt do chim tha về, thấy quả ngon ngọt,người đã khắc chữ vào vỏ dưa hấu và thả xuống biển để sóng đưa về bờ. Vua biết chuyện liền lệnh đưa về đất liền và phong lại chức tước. Nét đẹp của Mai An Tiêm là sựtựtin vào bản thân, tự tạo dựng cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Vị vua đầu của họ Mai trong lịch sử là Mai Thúc Loan,sinh vào cuối thế kỷ thứ 7 ở Nam Đàn, Nghệ An (670-723). Năm Quý Sửu (713),Mai Thúc Loanđã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu quét sch quân xâm lược nhà Đường,giải phóng đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Vì có màu da đen sm nên khi lên làm vua ly hiu là Mai Hc Đế,đặt quc hiu đất nước là Vn An, đóng đô tại ở Nam Đàn, Nghệ An.

Trong những lần về quê, chúng tôi cùng con cháu đã có dịp đến thăm và dâng hương ở đền thờ và lăng mộ Mai Hắc Đế trên núi Vệ Sơn, trong thung lũng Hùng Sơn.Ngc nhiên là lăng m Mai Hc Đế có 2 cây xanh rp bóng giao hòa nhau vi câu thơ:

“Lưỡng mc giao nha

Thiên địa dĩ hòa

Sơn hà nht thng”.


 

Tố Như

Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cũng như nhiều người con quê hương khác, tôi thật tự hào vì nguồn cội quê nhà có các danh nhân như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…Những năm tháng tuổi thơ được cùng bạn bè học tập trên khu vực lưu niệm Nguyễn Du và cho đến sau này dù làm gì, ở đâu, tôi đều có tâm nguyện muốn tìm hiểu về cuộc đời của bậc tiền nhân đại thi hào không chỉ có tài ba tột đỉnh mà còn có cả những nỗi thăng trầm cùng thế sự.

Đại thi hào Nguyễn Du tự là Tố Như. Truyền thống dòng tộc, sự giao thoa của văn hóa xứ Nghệ và Kinh Bắc đã nuôi dưỡng Nguyễn Du có một tâm hồn lớn và tài năng vượt thời đại, người có trái tim đau ni đau nhng cuc đời bt hnh, tng chu bao cuc b dâu.

Nguyễn Du là con củaTểtướng Nguyn Nghim(1708-1775). Năm 1757, Nguyn Nghim được triu đình điều v Thăng Long và ở đó đã có mi lương duyên với bà Trn Th Tn (1740-1778)quê x Kinh Bc (T Sơn, Bc Ninh). Gia ph h Nguyn Tiên Đin, t v Khi t là c Nguyn Nhim (Nhm) đến Nguyn Du là 7 đời,có truyn thng khoa bngtng đỗđạt làm quan.Nguyn Du sinh năm 1765 phường Bích Câu, tui ấuthơvà hc hành Thăng Long. Xut thân t mt gia đình khoa bng sinh ra và ln lên Thăng Long nêntài thơ bm sinh ca Nguyn Du như ht ging tt gp được mưa thun, gió hòa.

Năm 1771 Nguyễn Du theo cha về quê và mồ côi cha mẹ ở tuổi 13. Năm 19 tuổi (1783) đậu tú tàitrong kỳ thi Hương ở Nam Định và sau đó làm chánh phủ hiệu tỉnh Thái Nguyên.Vợ của Nguyễn Du là bà Đoàn Thị Huệ,con gái ngự sử Đoàn Nguyễn Thục quê ở Thái Bình.

Năm 1787 Nguyn Duv sng ở quê vvới “10 năm gió bụi”. Sau khi v mt, m 1796 Nguyn Du đưa con trai Nguyn Tv Nghi Xuân và sống ở Tiên Đin. Trong thời gian này Nguyễn Du đã sáng tácTruyn Kiuvà ra đời năm 1801. Năm 1802,Nguyễn Du ra làm tri huyn Khoái Châu và tri ph Thường Tín, sau đó được điu vào Phú Xuân vàthăngĐông Các hc sĩ.Năm 1807 là giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương và năm 1809 làmcai bạ Quảng Bình.Năm 1813 được thăng hàm Cần Chánh đại học sĩ và được cử đi sứ Trung Quốc. Khi đến thăm đền thờ Tiểu Thanh,người con gái tài sắc bạc mệnhở Hàng Châu (Chiết Giang), Nguyễn Du làm thơ khóc Tiểu Thanh, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận mình với câu thơ còn lưu truyền:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Từ hiện thực xã hội với biết bao thăng trầm của lịch sử, chứng kiến những cảnh đời ngang trái, giữa vòng xoáy tao loạn ở các miền quê, bằng tài năng và trái tim nhạy cảm của mình, Nguyễn Du đã sáng tác Truyn Kiu bt h. Truyện Kiều là tiếng nói tố cáo bất công, bạo tàn; là bản tình ca về tài đức của người phụ nữ, về tình yêu lứa đôi và khát khao vươn tới hạnh phúc của con người. Truyện Kiều thể hiện biệt tài trong miêu tả thiên nhiên, thể hiện thế giới nội tâm con người; hội tụ vẻ đẹp đầy màu sắc, âm thanh của tiếng Việt; sự kết tinh của thể thơ lục bátcó sức lôi cuốn và làm lay động trái tim mọi người. Thời gian càng lùi xa, vẻ đẹp của Truyện Kiều càng hiện lên rực rỡ, tư tưởng của Nguyễn Du càng bộc lộ sự thâm thúy, sâu sắc.

Nguyễn Dumt năm 1820 Phú Xuân (Huế), th 55 tui, và được an táng ở Tha Thiên. Chính nhà vua Minh Mng đã có mt đôi câu đối “trang tặng”thật tuyệt vời:

“Nht đại tài hoa, vi s vi khanh sinh bt thim

Bách niên s nghip, ti gia ti quc t do vinh”

Năm 1824hài ct ca cđược đưa v táng trong vườn nhà ở Tiên Điền, Nghi Xuânvà năm 1928 ci táng ra ch hin nay.Cho đến năm 1983, m c rt đơn sơ trên “mt vùng cn bãi trng trênh” mà có ln nhà thơ Vương Trng đã phi tht lên:

“Tưởng rằng phận bạc Đạm Tiên

Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây

m 2005, m Nguyn Duđược tôn tovà năm 2013, UNESCO quyết định vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới. Năm 2015, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của cụ, khu mộ được nâng cp cùng vi khu tưởng nim Đại thi hào to thành mt qun th di tích văn hóa.Năm 2020, trong dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du, một cuộc thi sáng tác văn tế đã được tổ chức.

 anh_cua_trung_nguyen_11

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)