bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 369
Trong tuần: 1379
Lượt truy cập: 638263

TẢN MẠN SỰ ĐỜI (TIẾP)

TẢN MẠN SỰ ĐỜI

           GS.TSKH. MAI THANH TÂN

mai_thanh_tan

Đất nước chia cắt
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới đã hình
thành hai hệ thống xã hội đối lập. Với sự chi phối của các
nước lớn, có một số đất nước bị chia cắt. Đông Đức, Bắc
Việt Nam và Bắc Triều Tiên đi theo hệ thống CNXH do các
Đảng Cộng sản lãnh đạo; Tây Đức, Nam Việt Nam, Nam
Triều Tiên đi theo hệ thống TBCN. Thực tiễn cho thấy có
sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển của 2 hệ thống
này. Các nước bị chia cắt đều hướng đến sự thống nhất với
các con đường rất khác nhau.
Nước Đức:
Nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức từ
chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945. Đến năm 1990,
khi hệ thống XHCN tan rã trên
chính quê hương người sáng lập
ra học thuyết CNCS là Karl
Max, nước Đức đã đi đến thống
nhất một cách hòa bình để trở
thành CHLB Đức hùng mạnh
theo xu hướng chung của nhân
loại. Sau 30 năm tồn tại, năm
1989 “bức tường Berlin” chia cắt
Tây và Đông Berlindài 160 km
được xây dựng từ tháng 8/1961
đã bị phá bỏ để người dân đi lại tự do.
Trong những lần đến Berlin, tôi có dịp thăm những
dấu tích bức tường lịch sử này, trong đó có trạm gác phân
chia hai vùng, và đặt chân lên móng còn lại của bức tường.
Cũng như nhiều người đã từng tới đây, tôi hiểu rằng thực
tiễn của lịch sử bao giờ cũng là bài học đắt giá để cho mỗi
người chiêm nghiệm, suy ngẫm để rút ra cho mình một
cách nhìn nhận đúng đắn cho bản thân mình và cho đất
nước mình.


Triều Tiên:
Đất nước Triều Tiên bị chia thành hai miền Nam-Bắc
sau chiến tranh thế giới thứ hai và phát triển theo hai
hướng khác nhau rất tương phản. Năm 1953, hai bên lấy vĩ
tuyến 38 chia đôi tỉnh Kangwon làm vạch phân cách. Mỗi
bên đều lùi 2 km sau vĩ tuyến 38, tạo thành khu phi quân
sự rộng 4 km dọc theo vĩ tuyến 38. Vùng này coi như là
một chiến tuyến và hai miền Nam-Bắc luôn trong tình
trạng chiến tranh với một số lượng binh sĩ lên tới hơn 2
triệu người. 70 năm đã trôi qua,
nỗi đau chia cắt vẫn còn đó với
người dân cả hai miền.
Năm 2018 đã có cuộc gặp
giữa Tổng thống Hàn Quốc
Moon Jae-in và Chủ tịch Kim
Jong-un, ít ra là cũng có biểu
hiện hình ảnh của đối thoại
song phương. Dù chuyện gì sẽ
xảy ra với những dự đoán
khác nhau nhưng biểu hiện

này chí ít cũng là điều đáng mừng. Tôi đã có dịp đến Seoul
và một số nơi của Hàn Quốc nhưng tiếc là chưa có dịp đến
Bắc Triều Tiên và khu phi quân sự này.


Việt Nam:
Đất nước Việt Nam cũng bị chia cắt thành hai miền
Nam - Bắc từ năm 1954 mà tình cờ trong truyện Kiều , câu
thứ 1954 là “Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm đôi”. Sau
20 năm chiến tranh tàn khốc với bao hy sinh xương máu
của nhiều thế hệ, năm 1975 nước Việt Nam cũng đã thống
nhất. Tuy nhiên hơn 40 năm trôi
qua, đất nước vẫn còn nhiều trăn
trở về sự hòa hợp dân tộc, còn rất
nhiều hệ lụy của nạn tham
nhũng, của bất ổn biên cương
biển đảo.
Trong chuyến xuyên Việt
bằng đường bộ, tôi có dịp đứng
trên cầu Hiền Lương, một chiếc
cầu lịch sử có hai màu khác
nhau là màu xanh và màu vàng,
dấu ấn của một thời kỳ phân
chia hai miền đất nước.
Thực tiễn lịch sử bao giờ cũng là bài học đắt giá để
mỗi người có sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, xác định trách
nhiệm không chỉ cho bản thân mà với cả dân tộc mình. Chỉ
có khi biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân,
phe nhóm, đảng phái thì mới tìm được con đường đúng
đắn mang lại sự trường tồn cho trăm họ.

Vinh & nhục
Ở đời cái vinh và cái nhục là hai khái niệm trái ngược
nhau nhưng luôn tồn tại có khi chỉ cách nhau trong gang
tấc, tồn tại không chỉ khi sống mà cả sau khi đã chết. Nhạc
Phi và Tần Cối bên Tàu là một thí dụ.
Trong dịp tới Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết
Giang Trung Quốc, tôi có đến thăm miếu thờ Nhạc Phi,
một vị tướng huyền thoại chống quân Kim xâm lược, bị
triều đình và các gian thần hãm hại ở “Phong Ba Đình”
năm 1142.
Khoảng năm 1126, Bắc Tống bị quân Kim từ phương
Bắc xâm lược phải tháo chạy về phía nam, Nhạc Phi
khuyên vua Cao Tông hãy thân chinh thống lĩnh quân sĩ
khôi phục lại Trung Nguyên, nhưng Cao Tông bạc nhược
không nghe. Năm 1130, ở tuổi 27, Nhạc Phi cầm quân và
thu hồi được phần phía nam sông Dương Tử. Năm 1140,
dưới sự chỉ huy của Nhạc Phi, quân Tống xông ra chiến
trận đánh thắng quân Kim với thế trận như chẻ tre. Tuy
nhiên Tống Cao Tông Triệu Cấu hèn nhát, mê muội nghe
lời xúi giục của gian thần Tần Cối xin cầu hòa và đã triệu
hồi Nhạc Phi về kinh, ngừng cuộc chiến. Sau đó đã liên kết
với nhà Kim tìm cách hãm hại Nhạc Phi khi ở tuổi 39 và
trên mình vẫn khắc dòng chữ “Tận trung báo quốc”.
Vụ án thảm khốc của Nhạc Phi đi vào sử sách và sau
hàng nghìn năm, những kẻ hèn nhát, phản bội vẫn phải
chịu sự phỉ nhổ của người đời. Miếu thờ Nhạc Phi tọa lạc ở
dưới núi Thê Hà, cạnh Tây Hồ, phía trên bức tượng ông có

dòng chữ “Hoàn ngã hà sơn” (山河我還) (hãy trả sông núi
cho ta), và trên cây trụ đá có đôi câu đối:
“Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần”
(Núi xanh may được làm nơi chôn cất người trung
nghĩa. Sắt trắng uổng thay đúc tượng tên nịnh thần)
Người đời xem Tần Cối là kẻ tiểu nhân, gian thần,
nên đã đúc tượng Tần Cối và vợ bắt quỳ, còng tay ngược
phía sau để người đời nghìn năm phỉ nhổ. Để nguyền rủa
vợ chồng Tần Cối, người ta bèn làm hai viên bột mì hình
người dính vào nhau đem rán trong dầu gọi là “Dầu chá
kuảy” hàm ý kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa
ngục. Âm “kuảy” có nghĩa là “quỷ”, mà cũng trùng âm là
“Cối”, tức dầu chiên Tần Cối.
Tôi cứ suy ngẫm về cái vinh và cái nhục trong cuộc
đời và cả sau khi đã về thế giới bên kia của những kẻ đầy
quyền uy một thuở không chỉ có ở xứ Tàu.

unnamedmn

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)