bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 34
Trong ngày: 439
Trong tuần: 1380
Lượt truy cập: 638530

TẢN MẠN SỰ ĐỜI ( TIẾP)

mai_thanh_tan

              GS.TSKH. MAI THANH TÂN

Không được lãng quên

Vào dịp Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung Nguyễn Huệ đã dẫn đại quân tiến vào Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược và ngày mồng 5 Tết đã tổ chức lễ mừng chiến thắng với lời Dụ tướng sĩ đầy khí phách:

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Sau 190 năm, vào Tết năm Kỷ Dậu 1979, quân Trung Quc đã bt ng huy động 60 vn quân tn công xâm lược toàn tuyến biên gii phía bc, tàn sát rất dã man và gây thit hi nng n cho đất nước ta. Ti thôn Tng Chúp, xã Hưng Đạo, huyn Hòa An, Cao Bng, quân Trung Quc đã giết 43 người gm 21 ph n, 20 tr em, trong đó có 7 ph nữ đang mang thai ném xung giếng hoặc b cht ra nhiu khúc, vt hai bên b sui. Trước kẻ thù hung bạo, các chiến sĩ ta dũng cm hy sinh giành li tng gc cây, mô đất, mm đá t tay quân thù đánh tan 60 vạn quân xâm lược, làm thất bại mưu đồ bành trướng của kẻ thù. H khc lên báng súng li th“Sng bám đá, chết hóa đá, thành bt tử”.

Năm 2018, trong chuyến khảo sát địa chất các tỉnh phía bắc, chúng tôi đã có dịp thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang) và thăm lại thôn Gòi Gà, xã Minh Tâm (Cao Bằng), được nghe cụ Ma Văn Lê, người chứng kiến cuộc chiến tranh, kể lại câu chuyện bắt sống cả một đại đội gồm 135 lính Trung Quốc. Điều nhc nhã là trước khi ra hàng, chúng đã họp chi bộ và ra nghị quyết: “Tuân theo li dy ca lãnh tLê Nin là phi làm vic c th trong điu kin c th. Vy nay quyết ngh ra hàng…”. Thật tr trêu, hài hước và rất đáng suy ngẫm.

Lch s là mt dòng chy liên tc và mi người dân không th quên được các s kin này. Nhà báo Alexei Syunnerberg (Nga) có nhn xét: “Lch s các cuc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai nghìn năm. Các cuc xung đột đó luôn luôn bt đầu bi phía Trung Quc và luôn luôn kết thúc trong tht bi”. Bà Nguyn Th Bình, nguyên phó chủ tịch nước, cũng đã tng nói: “Tôn trng và sòng phng vi lch s không phi để kích động hn thù mà để rút ra bài hc cho các mi quan h quc tế trong bi cnh phc tp ngày nay”.

Nhiu thế h người dân đất Vit mãi mãi khắc sâu sự kiện này và luôn tưởng nhớ đến đồng bào chiến sĩ đã hy sinh để bo v ch quyn thiêng liêng ca Tquc.

 

Khoảnh khắc

Trong chiến tranh có những bức ảnh được chụp chỉ trong khoảnh khắc nhưng đã để lại những ấn tượng lâu dài trong lịch sử.

“Người chiến sĩ cầm súng B41”đặc tả một chiến sĩ vác khẩu súng B41 tì lên cột mốc số 0 ở Lạng Sơn đang nhằm thẳng vào quân Trung Quốc xâm lược. Sau hành trình rất dài và khó khăn trong nhiều năm, cuối cùng các phóng viên mới tìm được nhân vật trong bức ảnh là ông Trần Huy Cung. Ông sinh năm 1946, quê ở Tiền Hải (Thái Bình) và nay gia đình ở Tân Phước, Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ông là chiến sĩ rất dũng cảm, trong nhiều trận đã dùng B41 bắn thẳng vào đội hình quân địch mà không phải ai cũng làm được và khả năng hy sinh rất cao. Sau khi trở về địa phương, ông làm công nhân ở nhà máy xay Tiền Hải, các giấy tờ không may bị thất lạc nên không ai biết đến chiến công của ông. Điều trớ trêu là cho đến trước khi mất, ông Cung vẫn không được tham gia hội cựu chiến binh!!! Điều đáng tiếc là khi phóng viên tìm được đến nơi thì ông đã qua đời trước đó, từ năm 2015, và cho đến nay tác giả bức ảnh này là ai vẫn chưa được tìm ra.

“Nụ cười chiến thắng bên thành cổ” do phóng viên Đoàn Công Tính chụp tại trận địa thành cổ Quảng Trị năm 1972. Trong 81 ngày đêm rực lửa bi tráng ở thành cổ, sự sống và cái chết mong manh, nhưng những người lính tuổi đôi mươi vẫn có những nụ cười rất lạc quan yêu đời. Người có nụ cười trong ảnh là chiến sĩ Lê Xuân Chinh quê ở Hưng Hà, Thái Bình. Ông xung phong nhập ngũ năm 1972 và trong cuộc chiến bảo vệ thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm bom đạn thì ông có mặt 70 ngày. Sau khi giải ngũ trở về ông mất hết giấy tờ và có cuộc sống rất khó khăn. Sau 30 năm, nhờ bức ảnh lịch sử này mà các nhà báo và ông Đoàn Công Tính mới tìm lại được ông và gia đình đang sống ở Điện Biên và có được bức ảnh chung tại đây. Mặc dù chịu nhiều thiệt thòi với cuộc sống bươn chải sau chiến tranh nhưng ông vẫn cho rằng được sống trở về là quá may mắn so với bao đồng đội nằm lại chiến trường, mặc dù bị thương và nhiều năm không được hưởng chế độ, ông vẫn không hề đòi hỏi gì cho mình.

Trong chiến tranh, có bao người đã hy sinh xương máu và khi trở về đời thường thầm lặng không hề đòi hỏi gì. Trong khi đó nhiều kẻ được hưởng thụ nhưng lại tự đắc lợi dụng chức quyền và gây ra bao nhiêu thảm họa.


Tái ngộ

Thời gian qua đi mọi thứ đều đổi thay nhưng có những cuộc tái ngộ luôn để lại những ấn tượng rất đặc biệt. Đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh với bao mất mát, đau thương. Trong mỗi cuộc chiến tranh đó đều có những cuộc gặp lại nhau thật cảm động. Tôi muốn lưu lại ở đây những bức ảnh thể hiện sự tái ngộ thú vị này

“Hai người lính”

Có hai người lính ở hai chiến tuyến trong chiến tranh, đó là chiến sĩ quân giải phóng Nguyễn Huy Tạo và anh lính quân đội Sài Gòn Bùi Trọng Nghĩa. Tháng 3/1973, nhà báo Chu Chí Thành đã chụp được bức ảnh 2 người trong cuộc trao trả tù binh tại Triệu Phong, Quảng Trị. Trong ảnh, người lính giải phóng mặc quân phục, đầu đội mũ tai bèo và người lính quân đội Sài Gòn trong bộ rằn ri, khoác vai nhau. Bức ảnh “Hai người lính” trở nên nổi tiếng, mang thông điệp của hòa bình và hòa hợp dân tộc. Sau 45 năm, với sự nỗ lực tìm tòi của nhiều nhà báo, hai người lính ấy và tác giả bức ảnh được tái ngộ. Tuy họ già đi, nhưng ánh mắt, nụ cười vẫn như ngày nào.

“Không còn chiến tranh, không còn hận thù nữa thì họ là những người bạn, cùng gọi là đồng bào. Họ phải sống với nhau hòa bình, cùng nhau xây dựng”.

“Cô bộ đội bế em bé”

Trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc, ngày 24/2/1978 nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã chụp được bức ảnh một nữ chiến sĩ khoác súng và ba lô bế một em bé cùng đưa bà mẹ bị thương ra xe cứu thương tại Tài Hồ Sìn (Cao Bằng). Sau 38 năm, nhờ nỗ lực của nhà báo Mai Thanh Hải và nhiều người khác, hai nhân vật trong bức ảnh sung sướng được gặp lại nhau. Bé gái trong ảnh là chị Hoàng Thị Hiền, nay là cán bộ xã Hoàng Tung, Cao Bằng, đã trên 40 tuổi và cô bộ đội là bà Bùi Thị Mùi ở Thanh Ba (Phú Thọ) cũng đã trên 60 tuổi. Câu chuyện có hậu là sau đó họ coi nhau như ruột thịt.

“O du kích nhỏ”

Trong những năm tháng ác liệt, ngày 20/9/1965 một chiếc máy bay Mỹ đã bị bắn rơi ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Viên phi công Andrew Robinson 22 tuổi cao 2,2m, nặng 125 kg, đã kịp nhảy dù ra ngoài và bị vây bắt. Áp giải viên phi công này là cô nữ dân quân vóc dáng nhỏ bé Nguyễn Thị Kim Lai, 17 tuổi cao 1,47m, nặng 37 kg. Nghệ sĩ Phan Thoan (1924-2020) đã chụp được tấm hình này và trở thành bức ảnh nổi tiếng. Robinson bị giam giữ 8 năm, đến 1973 thì được thả về nước. Năm 1995, sau 30 năm, họ có dịp gặp lại nhau xúc động như một sự hội ngộ kỳ lạ.

( CÒN TIẾP)

vna_potal_phu_tho_lien_hoan_hat_xoan_thanh_thieu_nhi_thanh_pho_viet_tri_lan_thu_vi_nam_2019_stand

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)