bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Cầm Sơn đã đưa videoclip này!

 

VŨ NHO 085 589 0003

NHÀ MẠNG THÔNG BÁO HỌ BỊ HACK NÊN ĐỂ XẢY RA SỰ CỐ ĐÁNG TIẾC ĐÓ!RẤT MONG CÁC TÁC GIẢ BỊ MẤT BÀI ĐĂNG THÔNG CẢM. TÍNH SƠ MỖI NGÀY TBT ĐĂNG 2 BÀI, CHÚNG TA MẤT NỬA THÁNG 5, NỬA THÁNG 7, TRỌNG VẸN THÁNG 6...

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 114
Trong tuần: 872
Lượt truy cập: 693920

TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ

Tri ân các anh hùng, liệt sĩ

                 PHẠM THỊ HỒNG THU


Để tri ân công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã cống hiến trọn đời cho đất nước, đoàn tâm linh chúng tôi đã về viếng các nghĩa trang liệt sĩ ở các tỉnh miền Trung.
Đoàn gồm 36 người ở các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, do bà Lê Thị Khang - một cựu chiến binh ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội làm trưởng đoàn.
Vẫn biết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta vô cùng khốc liệt, vẫn biết sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ vô cùng cao cả, thương đau nhưng được đi với đoàn tâm linh đến làm lễ dâng hương cho các anh hùng liệt sĩ ở các nghĩa trang và các cột dâng hương trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi càng hiểu hơn, thấm hơn công lao, xương máu của các anh chị đã đổ xuống, hiểu rõ giá trị của Độc lập Tự do đắt đến mức nào.
Chỉ một chuyến đi ngắn 5 ngày nhưng đoàn đã đến làm lễ và viếng được rất
nhiều điểm: Mộ Bác Giáp, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Triệu Phong, Tượng đài trung
đội Mai Quốc Ca bên sông Thạch Hãn, Bến Ô Lâu, cầu Mỹ Chánh, Động Ông Do,
Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Đường 9, Căn cứ 241, Nghĩa trang Khe Sanh,
Bến phà Long Đại, Ngầm Trạ Ang, Hang Tám Cô, Đèo Đá Đẽo, Khe Ve, Ngã ba
Đồng Lộc, Đồi Con Công, Đền Chung Sơn và di tích Truông Bồn. Có những địa
danh cả nước biết đến, nườm nượp người đổ về dâng hương, làm lễ tri ân, hương
hoa đầy ắp. Nhưng có rất nhiều địa danh ít người biết đến hương hoa lèo tèo, thật
thương.
Đoàn chúng tôi ngay ngày đầu lên xe từ Hà Nội và trên suốt đường đi đến các
nghĩa trang, chúng tôi đều hát vang các bài ca cách mạng: Tiến quân ca, Nối vòng
tay lớn, Vì nhân dân quên mình, Cô gái mở đường, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hát mãi
khúc quân hành… Đến các nghĩa trang, các cột dâng hương, chúng tôi đều thực
hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca và các ca khúc trên, các anh, chị liệt sĩ rất thích
nghe các ca khúc ấy.
Đoàn dành hẳn một ngày để làm lễ cầu siêu cho các hương linh liệt sĩ và hoàn
thổ cụm di tích bến Ô Lâu cầu Mỹ Chánh ở xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị. Nơi đây, cách thị xã Quảng Trị về phía Nam khoảng 30 km, mùa hè đỏ
lửa năm 1972, từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, những cuộc chiến đấu vô cùng ác
liệt đã diễn ra. Sư đoàn 304 cùng các đơn vị bạn: Sư đoàn 308, Sư đoàn 324, Trung
đoàn 48, Trung đoàn 27 độc lập, Đoàn 129LA, Bộ đội đặc công Hải quân, Đặc
công của Bộ, D25, D31, D33, D35, (7 Tiểu đoàn bộ đội đặc công quân khu Trị
Thiên). Các trung đoàn 45, 38, 84, 164 (368 pháo binh của Bộ, hai Trung đoàn
pháo binh của Sư đoàn 304, Sư đoàn 308, hai đơn vị tăng thiết giáp 202, 203). Các
Sư đoàn 365, 367, 377, hai Tiểu đoàn tên lửa 275, 236 tên lửa phòng không, D582
công binh chuyên trách đánh giao thông. Các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương

Quảng Trị và Thừa Thiên. Sư đoàn 325. Trong chuỗi ngày đêm chiến đấu giằng co
quyết liệt với kẻ thù, hàng vạn cán bộ chiến sĩ và đồng bào ta đã hy sinh. Riêng Sư
đoàn 304, quân đoàn 2 có 1966 liệt sĩ đã nằm lại nơi này.
Được sự đồng ý của các cấp chính quyền, những cựu binh Sư đoàn 304 và cựu
binh Lê Thị Khang luôn hướng về đồng đội đã đứng ra quyên góp, có khoảng
630000 lượt người đóng góp để xây dựng cụm công trình hơn 7 tỷ đồng, gồm một
đài tưởng niệm cao 21 m, một nhà bia thờ liệt sĩ rộng khoảng 120 mét vuông, bến
thả hoa bên sông Ô Lâu, nhà thờ Bác Hồ, Bác Giáp trên 70 m một tầng, công trình
gồm hai tầng, công trình phụ và nhiều cây xanh đã tốt tươi, trong một diện tích gần
5000 m2. Đài tưởng niệm có ba mặt để tưởng nhớ tri ân các anh hùng, liệt sĩ, nhân
dân và hương khói cho cả những người lầm đường lạc lối.
Bà Lê Thị Khang đã mời được các Thượng Tọa, Đại Đức ở các chùa trong thành
phố Huế, các nhạc công Cung Đình Huế, sư trụ trì chùa Lương Phước ở địa
phương và đại diện chính quyền xã Hải Sơn cùng làm lễ cầu siêu cho hương linh
các anh hùng liệt sĩ, cầu cho Quốc thái dân an và hoàn thổ cụm công trình. Buổi lễ
diễn ra long trọng, trang nghiêm, thành kính và đầy đủ nghi lễ. Xế chiều, lễ sắp
xong thì trời đổ mưa to. Nhà sư nói với chúng tôi, mưa là điều tốt, mưa là nước
mắt của trời, nước mắt của các anh hùng liệt sĩ tuôn rơi. Có lẽ các anh vui khi mọi
người luôn tưởng nhớ đến mình và tất cả cũng mong các anh được siêu thoát.
Trong buổi lễ, khi các Thượng Tọa, Đại Đức đang cúng, một anh bộ đội nhập vào
một chị trong đoàn. Chị ngã lăn, vật vã, bò lết. Anh nói rõ họ tên, quê quán, đơn vị,
anh bị giặc bắn vào chân không đi được, thương anh quá!
Mưa tầm tã, chúng tôi lo sáng hôm sau lên thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ ở
Động Ông Do tại cao điểm 375 phía Tây Nam Quảng Trị, thuộc xã Hải Lâm,
huyện Hải Lăng khó thực hiện. Vì đường đi rất khó khăn toàn đồi dốc gập ghềnh
sỏi đá, không có đường ô tô, phải đi theo đường mòn người dân trồng rừng đi và
chỉ có xe chở gỗ tràm trồng của bà con mới đi được.
Thật may, sáng hôm sau trời rất đẹp. Động Ông Do nằm trên một dãy đồi chạy
theo hướng Bắc Nam, phía tây là dãy Trường Sơn. Từ La Vang trở lên dân đã phủ
kín các quả đồi bằng những đồi tràm xanh mướt, có những quả đồi người dân đang
đốn tràm hoặc tràm mới trồng lúp súp. Chúng tôi thuê xe chở gỗ, cả đoàn đứng,
ngồi trên thùng xe, bám vào các thanh gỗ dựng để buộc gỗ và các thanh ngang cho
khỏi ngã. Xe xóc người cũng nhảy theo xe.
Chúng tôi thắp hương ở miếu cửa rừng. Anh linh một chiến sĩ đã đón đoàn từ cửa
rừng, vừa đi tất cả chúng tôi vừa hát vang những bài ca Trường Sơn, đặc biệt là bài
Hò kéo pháo. Mỗi đoạn xe lên dốc dựng ngược, tiếng hát lại càng vang hơn, mạnh
hơn. Quãng đường từ Thánh địa La Vang lên Động Ông Do khoảng hơn 20 km,
mọi năm phải hơn 2 tiếng mới lên đến nơi. Năm nay chỉ hơn 1 giờ. Đến nơi cả
đoàn thở phào nhẹ nhõm. Đoàn vào đặt lễ dâng hương ở bia tưởng niệm trên đỉnh

đồi cao điểm 375. Vừa sắp lễ dâng hương xong, anh bộ đội đón ở cửa rừng hô
“Nghiêm! Chào cờ, chào! Quốc ca…” Không khí thật trang nghiêm, xúc động vô
cùng. Chúng tôi vừa trải chiếu (lần trước đoàn lên các anh đã dặn mang chiếu lên
để trải ngồi), một anh linh nhập vào một chị trong đoàn. Chị ngã lăn ra nền, khóc
sụt sùi, mọi người dỗ, anh ngồi dậy vừa khóc, vừa luôn miệng nói nhớ người yêu.
Anh bảo thèm thuốc quá, anh hút liền hai điếu, chưa đã, anh rít tiếp mấy bi thuốc
lào, nhả khỏi ra mũi, ra miệng, rất sảng khoái. Anh bảo dừng lại để dành cho anh
em đồng đội. Anh kể về người yêu, về cô giáo rất nhiều. Anh nói rõ tên, quê quán,
anh hô to: “Người yêu tôi đến rồi! Người yêu tôi đến rồi! Mừng quá đồng đội ơi!”
Ước gì người yêu anh biết để lên thăm anh.
Đến nghĩa trang Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, chúng tôi thật sự xúc động
được thắp hương cho 10 liệt sĩ vừa tìm thấy ở nhà dân. Các anh không còn thông
tin cá nhân, đang được quàn tạm chưa biết sẽ an táng ở đâu. Một anh linh nhập vào
một cô trong đoàn xin được an táng ở nghĩa trang này. Bà trưởng đoàn đã đề đạt
nguyện vọng và xin Thổ thần chấp nhận.
Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, một anh linh liệt sĩ trong ngôi mộ tập thể 123
chiến sĩ hy sinh đã nhập vào một cô trong đoàn. Anh thèm thuốc, mọi người chưa
kịp đốt thuốc anh đã ngồi nhai ba bi thuốc lào ngon lành. Anh xăm xăm đi dưới
trời mưa dẫn chúng tôi đi thắp hương cho các khu mộ, đặc biệt là khu mộ tử sĩ ở xa
trung tâm ít người tới.
Một cô trong đoàn tìm mộ của người thân, nghĩa trang Trường Sơn mênh mông
thế làm sao tìm, mà thời gian có hạn. Một người bảo nhờ các cháu bé bán hương
tìm giúp. Chỉ một lát các cháu đã tìm thấy. Hạnh phúc quá!
Ở đây, chúng tôi gặp một đoàn các bà, các chị ở Hà Nam đi viếng các anh hùng
liệt sĩ. Họ thắp hương cho tất cả các mộ ở các nghĩa trang, mỗi ngôi mộ một nén
hương. Họ đã đi 15 ngày vẫn chưa hết, họ sẽ đi tiếp.
Từ Động Phong Nha chúng tôi theo đường 20 vào viếng các liệt sĩ ở Hang Tám
Cô. Xe đi một đoạn một chị trong đoàn nói có ba chị ra đón đoàn, đoàn mở cửa xe
mời các chị lên. Cả đoàn hát vang bài Cô gái mở đường và các bài ca khác.
Ở di tích Truông Bồn cả đoàn sụt sùi khi nghe cô thuyết minh giới thiệu về sự
hi sinh anh dũng vô cùng thương tâm của các liệt sĩ. Các anh chị đã nhận quyết
định ra quân, có một cặp yêu nhau mấy năm, nghe tin ra quân, gia đình đã chuẩn bị
lễ ăn hỏi, vậy mà…Đau lòng quá!
Suốt dọc chiều dài đất nước, trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc có biết
bao anh hùng liệt sĩ, bao người dân đã ngã xuống cho nên độc lập tự do, xương
máu của họ muôn đời không thể nào bù đắp được. Chúng tôi thật may mắn được
cùng đoàn tâm linh đi tri ân các anh hùng liệt sĩ. Một chuyến đi thật sự xúc động,
rất ý nghĩa và vô cùng giá trị, chúng tôi xin góp chút tấm lòng tri ân, mong anh linh

các anh hùng liệt sĩ sớm siêu thoát và phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an, đất nước
hùng cường.
25/7/2024

20240721_063057.jpg


20240722_101121.jpg

20240722_114004.jpg

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)