bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 42
Trong ngày: 199
Trong tuần: 1026
Lượt truy cập: 883625

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN ĐÌNH GẤM

MỘT GIỜ NGỒI THIỀN
Truyện ngắn của Nguyễn Đình Gấm



Theo thường lệ, sau khi chuẩn bị tư thế ngồi ngay ngắn y gõ ba tiếng
chuông rồi đưa mình vào thiền. Vẫn như mọi lần, khi tiếng chuông thứ ba dứt
thì y quán chiếu trong tâm như một mật lệnh: “Không lo lắng về quá khứ,
không sợ hãi tương lai, quán chiếu phút giây này, bình an chính là đây” là câu
tác như ý mà y đã học được từ trong nhà tù.
Thường thì sau khi tâm niệm quán chiếu là y bắt ngay vào hơi thở: thở
vào thở ra…cứ như thế y đã thiền thực sự và sau 5 phút y đã đạt tới sự định tâm.
Không phải dễ dàng đâu, mà sau hơn một năm trời tu luyện ở trong nhà tù y mới
có được thành quả như vậy. Giờ ngồi thiền đã thành thói quen của y mỗi sáng.
Nhưng hôm nay y thấy khác, y đang tập trung vào hơi thở thì bỗng tâm của y bật
sang tâm quan sát, điều mà y đã trải qua ở giai đoạn đầu, khi y còn rất nhiều
phiền não, còn đầy tham sân si. Thầy bảo với y, những lúc đó chỉ cần quan sát và
gi nhận thì phiền não dần mất đi và trạng thái bình an trong y trở lại.
Hôm nay khi vừa bật sang kênh tâm quan sát thì y ngỡ ngàng, như bị
cuốn hút vào màn hình ti vi mà xem một bộ phim. Câu chuyện phim bắt đầu
và y là người xem rất tự nhiên, mải mê như không biết xung quanh có gì đang
xảy ra. Câu chuyện dẫn dắt y nhưng không theo lô gic thời gian trước sau, mà
có vẻ lộn xộn, có khi nhảy cóc, nhưng rất tự nhiên, đầy cảm xúc và ấn tượng
mà y thấy rõ đó là như câu chuyện của chính mình.
Y bị bắt còng tay đưa lên xe trước bao con mắt ngỡ ngàng của vợ, con,
hàng xóm, nhân viên công ty…Có cả tiếng xuýt xoa, có dè bỉu “cho đáng
đời”, “nhân quả rồi cũng tới, đúng là trời có mắt” đang đuổi theo y, chui ong
ỏng vào tai y.
Rồi y và mấy đệ tử ruột cùng luật sư đau đầu tìm giải pháp nơi đất chết.
Nào là chạy án, nào là kế ly hôn và tẩu tán tài sản… chỉ mấy ngày trước khi
bị khởi tố mà không được.

Rồi thoắt cái hiện ra cảnh y bị vướng vòng lao lý.
Ký ức sống dậy mà lúc đầu y không tin được, nhưng cuốn phim, bộ
phim cuộc đời đang quay lại thì y nhận ra kẻ gây tai họa là y. “Mày xứng
đáng phải vào tù”. Thế là y đã bị buộc tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
kinh doanh trái phép”, “hành vi cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”…
Kìa, y đang nói rất hùng hồn: “Khó khăn về tài chính sao? Cái khó ló
cái khôn chứ, các anh không có não à”?
Y rít một hơi sì gà, thổi ra khói mù mịt, tay vung lên: Này nhé, tôi có
mấy gợi ý với các anh. Một là, mình sẽ dùng giấy tờ để “Pi a” về tình hình tài
chính của Tập đoàn rằng vẫn rất ổn; đồng thời đứng danh nghĩa một Tập đoàn
lớn, hứa sẽ huy động 20 đến 30 triệu đô để thực hiện dự án xây dựng khu du
lịch sinh thái Ban Mai Xanh rồi kêu gọi mọi người hợp tác làm ăn và thu hút
các cổ đông. Mặt khác, hãy đem số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang
có; với hơn 100 ngàn mét vuông, thời hạn 50 năm cơ mà đi vay ngân hàng lấy
về cho tôi khoảng 100 tỷ, hiểu chưa.
Rồi y chỉ tay vào Giám đốc tài chính, nói tiếp. Hai là, ta phải tự cứu
mình thôi. Ông có thể chuyển nhượng một phần tài sản, vốn cố định, pháp
danh, thương hiệu của 3 đơn vị Trường Trung cấp, Bệnh viện, Chuỗi cửa
hàng ở Sài Gòn cho đối tác để trang trải công nợ và làm vốn kiện toàn, phát
triển những đơn vị còn lại được không?
Thế rồi các đệ tử của y gật gù, vâng dạ và làm theo răm rắp. May sao
đối tác xuất hiện, chẳng ai xa lạ, người y đã biết, là cấp dưới của y vừa mới
tách ra làm ăn riêng, vẫn coi y là sư phụ, là đại ca. Hắn ta bây giờ cũng là đại
gia âm thầm chạy đua với y, ngấm ngầm soán ngôi của y mà sau này y mới
nhận ra.
Còn hôm nay, lúc này đối tác xuất hiện làm cho y vui mừng bởi y như
chết đuối vớ được cọc, nhưng y vẫn phải nhún vai, chém gió nói với hắn một

câu giọng kẻ cả: Anh biết Thiên Long chúng tôi là một thương hiệu mạnh,
khủng hoảng kéo dài quá, tôi đành “nóng chế nóng” ký hợp tác với anh. Vị
đối tác khúm núm bắt tay y cười cười: Không sao, cám ơn đại ca.
Y thấy mình đang lên như diều gặp gió thì khủng hoảng kinh tế bắt đầu
tác động vào các doanh nghiệp. Rồi khủng hoảng một năm, hai năm rồi ba
năm mà y “vẫn chưa thấy lối thoát trong đường hầm”. Chính y chết là cái nạn
này, là kẻ tiểu nhân này. Y bị lùm xùm nhiều chuyện khác, nhưng chính “đối
tác mới” vẫn xưng là em với đại ca, bỗng phát đơn kiện y, cáo buộc y “đã
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng”. Chỉ trong
vòng 3 tháng, chỉ vì nợ chuyển nhượng hơn 200 tỷ y đã bị bắt tạm giam và
khởi tố vụ án.
Y đang ở trong tù, nơi mà đúng y như người xưa vẫn nói “một ngày tù
nghìn thu ở ngoài”. Nhưng rồi y cũng phải quen với cuộc sống trong tù. Là
phạm nhân có số lĩnh án kinh tế cũng phải mấy tháng gian nan vất vả y mới
thích nghi được. Thật may, y làm quen được một phạm nhân trông rất trí thức,
lúc nào cũng trầm tư, bình thản như không phải là một tù nhân vậy. Nhân
duyên thế nào ông ta lại dạy y học thiền mỗi khi rảnh rỗi. “Hãy tĩnh tâm quay
vào bên trong để thích nghi với nghịch cảnh này”. Lúc đầu y chợt nghĩ nên
làm, nên theo, xem nó như liệu pháp tâm lý để làm chủ tinh thần, để được
bình an hơn. Rồi ông bạn tù đã hướng dẫn cho y và y nhanh chóng làm theo.
Chẳng bao lâu y thấy thích thú mỗi khi ngồi thiền.
Khi đã quen thân, có lần y tâm sự với bạn tù thiền, một vị trí thức bất
đắc chí: Đại gia cái gì, tôi ngộ ra rằng vinh nhục chỉ cách nhau gang tấc. Cái
danh, vinh quang chỉ là thời khắc, thoáng qua còn tiền bạc thì khó mà nắm
bắt, thoắt ẩn thoắt hiện, biến hóa khôn lường. Chỉ mỗi danh dự, lòng tự trọng
mới là cái đáng giá, cái có giá trị làm nên nhân cách, hạnh phúc đích thực.
“Tôi nghĩ may mà mình vẫn còn lương tâm và chút tự trọng”. Vị tù nhân dạy
thiền nói: Tôi thấm lắm rồi, “tham thì thâm, muôn đời vẫn thế”. Biết đủ thì

đủ, chờ đủ biết đến bao giờ, chịu thiệt một tý để người khác vui cũng là một
sự hạnh phúc, bình an. Y nói với bạn tù đã khai thị cho mình kể từ sau khi học
thiền và định tâm: “Giờ tôi cũng mới ngộ ra trong họa có phúc”, thú thực
được gặp ông, được ông dạy thiền và khai thị tôi mới ngộ ra rằng mình vẫn
còn may mắn chán, vẫn chưa mất hết, vẫn còn mạng sống, vẫn còn bao điều
kiện để sống bình an hạnh phúc. Ngay trong lao tù, mặc dù bên ngoài đầy
giông bão, tôi quay vào bên trong và tôi đã tìm thấy con người mình, và ngay
phút giây ấy tôi cảm nhận được sự hài lòng, mình có bình an, một cảm giác
hạnh phúc mà suốt bao năm qua tôi không có được. Ngay cả khi tôi thành đạt,
vinh quang mà bao kẻ ngưỡng mộ tôi cũng không có được sự bình an. Có lúc
tôi đã như ở trên thiên đường và ngay lúc đó tôi không biết nó sẽ rơi xuống
địa ngục khi nào. Bất kể lúc nào tôi cũng bất an. Tôi thành thật cám ơn ông,
người cho tôi cuộc đời mới.
Rồi câu chuyện giữa hai người bỗng chuyển sang về chủ đề đàn bà:
Người ta nói đằng sau mỗi thành công của đàn ông luôn có một bóng hồng, có
người đàn bà. Tôi thì thấy đúng một nửa. Tôi tôn trọng phụ nữ từ bản năng và
khi còn bé, tôi yêu quí mẹ mình và tin “phúc đức tại mẫu”, nên tôi nghĩ nếu
có người đàn bà nào trong sự nghiệp của tôi thì đó chính là mẹ tôi. Còn vợ tôi
và những bóng hồng khác chỉ cản trở, làm hỏng sự nghiệp của tôi. Y trải lòng
với bạn tù. Vị thiền trí thức nói: Tôi đã nghĩ thế này, đúng là vợ chồng là
duyên số. Tôi cho rằng vợ chồng thì chỉ có 1/3 là thuận duyên, 1/3 là nghịch
duyên nghĩa là gét của nào trời trao của ấy, còn 1/3 nữa là tùy duyên nghĩa là
không thuận không nghịch cần nhau mà sống với nhau. Vẫn sinh con đẻ cái,
vẫn ăn đời ở kiếp với nhau mà chẳng ly hôn. Còn thuận duyên đấy vẫn ly hôn
chia tay như thường trước nghịch cảnh bão dông cuộc đời. Ở bên Trung
Quốc, đời nhà Hán, có Chu Tử, một danh sĩ hiền tài nổi tiếng mà đâu có được
vợ theo ý mình. Sách viết ông có tới 9 người vợ. Thời ấy vua hàng ngàn cung
tần mỹ nữ, người quân tử, có tài như ông ấy năm thê bẩy thiếp là chuyện

thường tình. Chuyện đáng nói là ông ta có 8 bà vợ rồi mà cũng chả có được
bà vợ nào tử tế, theo ý mình cả. Ngài than rằng: Ta đã đọc cả bồ sách, viết
bao sách để đời, rồi đã giáo huấn cho bao nhiêu người mà vẫn không tìm
được người vợ xứng đáng, không lo được cho hạnh phúc của bản thân mình.
Ngài mới nghĩ ra một kế là chọn một cô bé mới sinh ra, đưa về nuôi dạy,
chăm sóc theo ý mình; dạy cả kinh thư, lễ, nhạc cho đến khi trưởng thành mới
đưa lễ cưới nàng làm vợ. Vậy mà cũng chả khác gì những bà vợ kia, vẫn
đoảng, vẫn hư trong con mắt của ngài. Ông thấy không, riêng chuyện vợ
chồng là chuyện âm dương, duyên nợ. Tôi tin vào tử vi tướng số; kết hợp hai
người nếu cung phu thê xấu thì có lựa chọn sao cũng không được người tử tế;
đành để ông trời xe duyên, vậy thôi cho dễ sống.
Rồi câu chuyện bỗng lại đến cảnh y đang trên đà làm ăn kinh doanh
phát đạt, thắng lớn; các hợp đồng được ký thuận buồm xuôi gió. Nào làm từ
thiện, nào được vinh danh là doanh nhân tiêu biểu của năm, nào trả lời phỏng
vấn đài phát thanh, truyền hình. Rồi còn gặp mặt Thủ Tướng và được trao
vòng nguyệt quế và chụp ảnh với Thủ Tướng…Rồi y là “Người đương thời”
trong chương trình của VT3. Rồi y được Chủ Tịch nước tặng Huân chương
lao động hạng nhất, đơn vị thành công trong xây dựng thương hiệu Thiên
Long ... Và nữa, đài truyền hình Nhật Bản Ken Ja đã bình chọn y là 1 trong 10
doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và nằm trong tốp 500 doanh nhân nổi tiếng
của Châu Á….
Buổi tối hôm được Thủ Tướng bắt tay, trao cúp doanh nhân tiêu biểu
và đeo vòng nguyệt quế vào cổ y trong ngày doanh nhân. Ngay sau hôm đó
không biết bằng cách nào, Á hậu Mỹ Dung bỗng xuất hiện, đốn gục trái tim y,
bước vào đời y và nhanh chóng trở thành “người yêu dấu”, “người tình tri kỷ”
của y. Từ hôm ấy y say sưa với chiến thắng, với sự tung hô, khen ngợi của
mọi người. Y mê đắm trong tình yêu mới. Rồi Mỹ Dung tháp tùng theo y ký
các hợp đồng, theo y du lịch nước ngoài. Y mua cho nàng một căn nhà ở Đà

Nẵng, làm chỗ y thi thoảng bay vào, y trao chìa khóa xe Lexus cho nàng, tặng
nàng cả một cuốn sổ tiết kiệm gọi là “Tài khoản tình yêu”.
Loáng loáng trước mắt y là cô bồ, Á hậu Mỹ Duyên lúc mới bén duyên,
khi tình còn nồng cháy. Mỹ Dung nói tưng tửng với y: “Tại sao em là Á hậu
ư”? Đó là bí mật của những cuộc thi nhan sắc. Khi đã vào tốp 10 rồi thì ai trở
thành Hoa hậu, Á hậu là do nhà đầu tư. Nhà đầu tư của em chỉ muốn em là Á
hậu, oke. Tóm lại anh phải hiểu Hoa hậu hay Á hậu nhan sắc là hoàn toàn
giống nhau. Anh nhìn em xem có kém gì cô Hoa hậu kia không nào. Em chắc
em cũng có hoa mà ban giám khảo không nhìn thấy của em là Hoa hậu, không
tin anh hãy thử mà xem “anh có tiền vậy anh có quyền”; “em đẹp vậy em
cũng có quyền”. Rồi cô ấy lại cười khẩy: Hết duyên rồi, mình chia tay đi anh,
trước khi trở thành thù địch, trước khi anh mất hết giá trị trong con mắt em...
Có tiếng nói vang lên mà y nghe như tiếng của mình: “Đồ con đĩ, nó thực
dụng quá trời, mình ngu quá; tình yêu với nó chỉ còn khi mình còn có giá trị
lợi dụng…”
Rồi cảnh y với vợ và con cái lại hiện ra. Vợ y căm thù y, con cái thì lo
sợ và ngơ ngác như không biết có gì xảy ra, không biết tai ương sao lại đổ
xuống gia đình của chúng. Có điều chúng đã nhận ra hình tượng ông bố thông
minh, thành đạt đã sụp đổ, niềm tin trong chúng đã tan vỡ ra từng mảnh…
Rồi câu chuyện tiếp theo lại có cảnh ông nội của y, dáng người quắc
thước, trán hói râu bạc với lời ông dặn “Đói cho sạch rách cho thơm”. Thế mà
khi y ra nước ngoài, tiếp xúc văn minh phương tây y đã cự nự lại ông rằng
“đói sao mà sạch được, rách sao mà thơm được”, “nghèo thì hèn, giàu mới
sang”. Nhớ ông nội còn nói khi con vào đời phải “biết mình biết người” thì y
chỉ thu nhận cái lý biết mình, rằng “ta biết mình là ai”, “ta biết mình muốn gì”
từ đó dùng mọi thủ đoạn mà chiếm đoạt, rằng “mạnh thắng yếu thua”, rằng
“cá lớn nuốt cá bé” là chuyện tự nhiên…

Y cho rằng tâm lý của ông là tâm lý nông dân, căn tính tiểu nông, sản
xuất nhỏ của người làm ruộng, chăn trâu cắt cỏ …mà nay cần tâm lý thời đại
công nghiệp, văn minh công nghiệp, kinh tế tri thức…mà cái văn hóa làng xã
kiểu “nhà mình ở giữa làng; cái ao này của nhà mình, nhà mình ở giữa, trước
nhà mình là nhà chú hai, sau nhà mình là nhà chú ba…” thì sao mà mở mày
mở mặt ra được. Y tự phụ, y ta đây, không biết từ bao giờ cái tôi của y to
đùng ra, y chỉ nghe những lời khen, tán dương, y chỉ nghĩ cái gì muốn là phải
làm bằng được dù bằng cách nào. “Tôi chỉ quan tâm đến kết quả, không cần
biết các vị làm thế nào, cứ đúng hạn hoàn thành và có sản phẩm…”. Y vẫn
hay nói với cấp dưới của mình như vậy.
Câu chuyện lại bỗng rẽ theo hướng khác: Cảnh y về quê. Y tự nhủ, giờ
mình đã thành đạt, đã là Chủ tịch Hội đồng quản trị của một tập đoàn lớn có
thể hô mưa gọi gió, về quê “vinh qui bái tổ” chứ, sao phải áo gấm đi đêm. Y
có lễ ra đình, ra nhà thờ họ rồi mời bà con trong gia tộc, làng xóm ăn uống
linh đình cả một ngày.
Rồi y gặp mặt chính quyền địa phương xin được tài trợ “xây trường
học” và “làm con đường từ thôn của y đến trung tâm xã” đồng thời “cải tạo,
nâng cấp con đường từ Sông Cầu về xã dài gần 10 cây số”. Chính quyền đã
trải thảm đỏ và tôn vinh y là đại gia, mong tiếp tục có nhiều dự án về xây
dựng quê hương. Cũng theo gợi ý của chính quyền, y còn làm từ thiện tặng
100 sổ tiết kiệm cho các hộ nghèo khó của xã nữa. Dân làng ai cũng nức nở
khen y làm ăn thành đạt lại có tâm có đức nhớ tới quê hương.
Sau đợt ấy, y đưa mẹ đi du lịch miền Nam, ra thăm Côn Đảo. Nhân tiện
y cũng muốn ra Côn Đảo xin lộc “Cô Sáu” để việc kinh doanh làm ăn gặp
may mắn. Nghe nói “Cô Sáu” chết trẻ thiêng lắm, các nhà doanh nghiệp, các
đại gia ùn ùn ra đó dâng lễ cầu xin lộc của cô. Ở Côn Đảo y chiêu đãi mẹ món
“trứng vích” và “mái chèo hầm đu đủ”. Đây là hai món độc chiêu ở Côn Đảo
mà các đại gia và chính khách đang ưa dùng. Khốn nỗi, giờ đang bị cấm vì

vích, rùa biển là loài động vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ cần bảo vệ; với
lại từ khi du lịch phát triển, người nước ngoài đến đây, đã tổ chức ra nhóm hội
bảo vệ rùa biển, cấm săn bắt ăn thịt. May nhờ sự khôn ranh và lót tay khá đậm
của đệ tử mà nhà hàng vẫn âm thầm thực hiện nhu cầu của y. Có điều làm y
mất vui, là mẹ y kiên quyết không ăn, mẹ y nói “gần đây mẹ đi chùa và ăn
chay rổi, cũng là để cầu nguyện cho con ra ngoài, làm ăn được thuận buồm
xuôi gió”. Bữa ăn còn mất khí thế hơn khi mẹ cứ gặng hỏi y: “con làm gì mà
có nhiều tiền thế, mẹ lo cho con lắm”. “Con kinh doanh mà, giờ đây có hàng
trăm hàng ngàn tỷ phú, con của mẹ đã là cái gì, mẹ cứ yên tâm”. Mặc dù nói
cứng như vậy, nhưng y vẫn chạnh lòng và nhớ mãi ánh mắt tuy đã dịu đi
nhưng vẫn buồn và lo lắng của mẹ…
Rồi câu chuyện lại quay ngược lại thời quá khứ xa xăm nữa, khi y mới
ra đời. Bà mụ Hạnh như reo to: “con trai rồi” và dốc đầu y xuống vỗ đẹt vào
mông, y khóc oe oe …khi đó nhằm giờ dần sáng ngày mồng mười tháng hai
năm đinh dậu. Trong cái buồng của ngôi nhà ngói 5 gian mà tối om không có
cửa sổ. Ông nội ngó vào nhìn thấy y còn đỏ hỏn, cười khà khà: “vậy là được
rồi, có thằng cháu đích tôn rồi”. Y thấy ông nội cầm lấy cuống rốn của y rồi
đem treo nó ở cái dây đèn tán, ông nói: “để đó, nó sẽ thông minh sáng dạ sáng
lòng, học giỏi cho mà xem”. Y chả thấy bố ở đâu cả chỉ có mẹ mặt tái me tái
mét, xanh sao nhưng nụ cười thì tươi rói khi đón lấy y đang quẫy đạp và khóc
oe oe…
Rồi lại ký ức tuổi thơ loang loáng ùa về. Y cùng với bọn trẻ con chăn
trâu, thả diều, ném hoa gạo, đánh khăng đánh đáo…Y đang ngồi trên lưng
trâu mùa nước nổi, trời xanh nắng chang chang. Rồi mùa đông mưa rét y cùng
bọn trẻ chăn trâu trú ở gốc cây gạo viếu, đốt củi khói vào mắt cay sè… Bao
nhiêu hoài niệm như gió thổi mây bay, như ẩn như hiện loang loáng trước mắt
y, làm mắt y rưng rưng lệ.

Rồi cảnh y được ra tù…Hôm ấy, một sáng mùa thu qua cổng trại giam
y nhìn lên bầu trời trong xanh, mây trắng, nắng vàng…Y bất giác nghĩ rằng
sao bầu trời cao rộng và đẹp thế mà nó đi đâu mất từ khi còn trẻ chăn trâu,
tắm đầm rồi nằm nhìn lên trời ngắm những đám mây bay, nói với nhau nó
hình con rồng, con cá hay con trâu đang lững lờ trôi và thay hình đổi dạng.
Bao nhiêu năm nay vào đời tranh đấu với đời y chưa một lần nhìn lên trời mà
thấy khoan khoái như sáng nay.
Hôm ở trại về, sau mấy ngày gia đình xum họp, con gái tặng sách y
cuốn “Khởi sinh”. Y đọc và lại suy ngẫm về cuộc đời và những trải nghiệm ở
tù, y càng thấm thía rằng hạnh phúc là sự hài lòng mà trước kia y nghĩ là sự
thỏa mãn, càng nhiều càng tốt… Y cũng thấm thía rằng hạnh phúc là sự bình
an và hơn cả là sự hiến tặng là cho đi và chia sẻ với người khác mà trước kia
y nghĩ rằng đó là sự chiếm hữu càng nhiều càng tốt về mình, càng sở hữu
nhiều thứ, càng lắm tiền nhiều của thì càng có giá trị và càng được tôn trọng,
càng được khen ngợi…. Giờ mình đã hơn 60 tuổi rồi, đã giữa mùa thu cuộc
đời rồi. Y tự nhủ và đã rõ dần cái mục tiêu sống phần còn lại của đời mình là
sống tự do, tự tại, bình an và chia sẻ, hiến tặng cho đời. Chỉ có vậy để lương
tâm y không phải ăn năn, thao thức vì những sai lầm, những năng lượng tiêu
cực độc hại mà y đã xả ra trong xã hội, cộng đồng.
Rồi y sẽ đi phượt, sống với thiên nhiên, tĩnh tâm, lấy lại năng lượng và
viết sách. Y sẽ viết mấy cuốn sách “Sám hối”, “Mùa thu cuộc đời” và sau đó
là “Theo bước chân du hành”. Đó là ba cuốn sách sẽ nằm trong dự định
những năm tới của y. Bởi y đã ngộ ra rằng hiến tặng, cho đi thì muôn vẻ, vô
cùng lắm và ngoài kia muôn mặt đời thường con người ta vẫn làm từ thiện.
Họ làm từ thiện, cho đi công sức lao động, cho đi vật chất, tiền của, hay cho
đi trí tuệ. Mình viết sách là hiến tặng cho đời trí tuệ, là cách làm từ thiện mà y
thấy tâm đắc và hợp với sở trường của y nhất.

Hôm qua, sau khi thưởng trà anh bạn đã hướng dẫn y làm thủ tục hiến
tạng. Cách đây mấy hôm y định hiến máu, vào tới nơi mới biết y đã hết cơ hội
rồi vì chỉ được hiến máu tự nguyện khi 18 đến 60 tuổi. Y vừa qua cái tuổi ấy
rồi. Cơ hội hiến tạng thì vẫn còn, y đã tìm hiểu thông tin ở góc độ y học, pháp
luật và đạo đức về hiến tạng, y nhờ anh bạn đã từng làm luật sư cho công ty
của y ngày trước. Anh bạn sẽ hướng dẫn cụ thể, các thủ tục để y sẽ hiến tạng
xong trước khi đi phượt lần thứ nhất…
Bất giác y thấy mình đã tỉnh thức, hóa ra y đã ngồi thiền đúng một giờ
và hôm nay lại một lần quay vào bên trong, nhìn sâu vào tâm quan sát thấy
cuốn phim chạy ro ro và câu chuyện cả cuộc đời y đã trôi qua trước mắt
giống như y đứng trên bờ nhìn dòng sông đang chảy lúc thì lững lờ, lúc thì sôi
sục qua thác ghềnh.
Y xoa tay, xoa mặt và đứng dậy…Khi tỉnh hẳn cũng là lúc anh bạn đến
thưởng trà. Y nhận ra ngay bây giờ mình đang sống trong thực tại, này đây
nắng thu vàng nhạt và kia anh bạn đang cười có gì vẻ vui lắm.
Bắc Giang mùa Côvit năm 2021

N Đ G

trechantrau

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com