bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 655
Trong tuần: 1381
Lượt truy cập: 774428

VĂN HỌC THIẾU NHI HÀ NỘI

SUY NGHĨ VỀ THỰC TRẠNG VĂN HỌC THIẾU NHI HÀ NỘI

                  Vũ Nho

v_nho_tc_bch_kim

  1. Nhìn qua thực trạng

Tôi rất hoan nghênh cuộc tọa đàm này của Hội Nhà văn Hà Nội.

Xin phép được nhìn lên Hội Nhà Văn Việt Nam.

Khi được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã rất quan tâm đến văn học thiếu nhi và coi đó là một chiến lược của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng khẳng định: “Văn học thiếu nhi đang là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó”. Hành trình “đánh thức” văn học thiếu nhi đã được Hội Nhà văn Việt Nam bắt đầu từ việc phát động Cuộc vận động sáng tác văn học đề tài thiếu nhi (từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2025). Theo nhà văn Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay sau nửa chặng đường, Ban Tổ chức đã nhận được trên 200 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm có chất lượng của các cây bút chuyên và không chuyên.

Cũng theo nhà văn Thái Chí Thanh, tháng 4.2023 vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Trại sáng tác văn học thiếu nhi ở Phú Yên bằng nguồn xã hội hóa, với sự tham gia của 23 nhà văn uy tín trong cả nước, như: Lê Hồng Thiện, Lê Phương Liên, Trung Sỹ, Lãm Thắng, Bảo Ngọc, Trần Thu Hằng, Võ Thu Hương…Trong khuôn khổ trại sáng tác đã tổ chức tọa đàm “Truyện tranh – Tranh truyện cho thiếu nhi” với những trao đổi, gợi mở hết sức thú vị giữa giáo viên, học sinh và các nhà văn.

                   (Nỗ lực “đánh thức” văn học thiếu nhi – Ngô Khiêm,  vanvn.vn CẬP NHẬT NGÀY: 1 THÁNG SÁU, 2023 LÚC 11:01)

Hình như Hội  nhà văn Hà Nội chúng ta “ làng quên” văn học thiếu nhi còn nặng nề hơn nhiều!

Chúng ta có các Ban Thơ, Văn xuôi, Lí luận Phê bình, Dịch thuật, nhưng hình như không có Ban văn học thiếu nhi. Vì không có Ban chuyên môn, nên thực trạng văn học thiếu nhi của Thủ Đô  hình như không có người theo dõi, cũng không có dịp tập hợp lực lượng, chưa nói đến chuyện bồi dưỡng sáng tác, giúp đỡ in ấn, quảng bá tác phẩm.

        Tôi là một người quan tâm đến Văn học thiếu nhi của cả nước, nhưng chủ yếu chỉ bao quát được mảng thơ cho thiếu nhi. Mảng văn xuôi cho các em hầu như không được đề cập, dù có một số thông tin ít ỏi và khá cũ.

        Về thơ viết cho thiếu nhi, các nhà văn sống trên địa bàn Hà Nội có thể kể : Nguyễn Hoàng Sơn, Vương Trọng, Xuân Quỳnh,  Trần Đặng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Đình Ân, Bùi Đức Khiêm,  Nguyễn Quang Thiều, Định Hải, Dương Thúy Mỹ, Trần Minh,Vũ Xuân Quản,  Nguyễn Ngọc Quế, Trần Lan Vinh, Bảo Ngọc, Phi Tuyết Ba, Phạm Thị Phương Thảo…

        Hầu hết các cây bút trên nay hầu như đã ngừng viết vì tuổi cao, sức khỏe yếu, có người đã mãi mãi ra đi…

        Hiện còn túc tắc viết cho các em về thơ có  Phạm Đình Ân, Bùi Đức Khiêm, Bảo Ngọc, Vũ Xuân Quản,  Thu Sang,  Phương Anh, Mỵ Duy Thọ, Nguyễn Quang Huệ, Phạm Thị Phương Thảo,…

        Phạm Đình Ân vẫn bền bỉ viết cho các em. Gần đây nhất là Vui cùng thơ đố, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2023. Tập lục bát gồm 2 phần Từ đầu qua bụng xuống chân (  các câu đố lien quan đến cơ thể người). Phần 2 Miên man cái biết mọc mầm trổ hoa ( các câu đố về hoạt động nói, cười, hát, đi, đứng ngồi,…học gì, làm gì,  ăn gì, chơi gì).

  Vi Thùy Linh có  tập:Chu du cùng Ông nội”, NXB Kim Đồng, H., 2011.

        Thu Sang có tập thơ “ Ngọt khúc đồng dao”, Nxb Hội Nhà Văn, 2023.

         Phương Anh có tập “ Cây trăng”, Nxb Văn Học, 2023 gồm 36 bài thơ.

        Mỵ Duy Thọ có các tập “ Trăng sáng tuổi thơ, Nxb Văn Học 2023;

        Em yêu bầu trời xanh, Nxb Hội nhà văn, 2023.

         Thụy Anh có tập “Phù Thủy sợ ma”, Nxb Kim Đồng, 2022.

        Đặng Huy Giang có tập : Ở đây & Bây giờ, Nxb Hội Nhà Văn.

Phạm Thị Phương Thảo có hai tập:  “ Cún con nhỏ xíu”, Nxb Hội Nhà văn, 2015; “ Đồng dao trên núi”, Nxb Phụ Nữ, 2022.

Bảo Ngọc có các tập
-   Bến trăng (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2015)  
- Giữ lửa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2015)
- Gõ cửa nhà trời (NXB Kim Đồng, 2019)

Phạm Thị Hông Thu có tập “ Truyện cổ nước Việt” ( truyện thơ), Nxb Phụ nữ,2023

Nguyễn Quang Huệ là cây bút cần mẫn viết và in cho các em. Đã xuất bản 10 tập thơ, trong đó có 5 tập viết cho thiếu nhi. Nhà thơ còn lập trang riêng http://www.nguyenquanghue.nghesi.vn/search/label/Th%C6%A1%20thi%E1%BA%BFu%20nhi         để giới thiệu thơ của mình.


Về văn xuôi  có các tác giả Phan Thị Thanh Nhàn ( Bỏ trốn), Hoàng Minh Tường ( Đen và Béo), Quách Liêu ( Chú bé thổi khèn, Chị dâu tôi, Khi đàn chim trở về); Bảo Ngọc :  Hồn thời gian (tản văn cho thiếu nhi, NXB Hội Nhà văn, 2008), Lớp học Thung Mây (thơ - truyện, NXB Hội Nhà văn, 2021), Trần Thủy Thạch : Những hòn sỏi thời chơi ô ăn quan , 2018;  Đào Quốc Vịnh :   Những đôi mắt và khoảng trời, Nxb Hội nhà văn, 2023.        Phan Chí Thắng : Ông cháu kể chuyện, Nxb Hội nhà Văn,2022,…

Riêng về nghiên cứu phê bình thì thật ít ỏi.

Vân Thanh : Văn học thiếu nhi Việt Nam ( 2003),  Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam ( 2006), Văn học thiếu nhi Việt Nam – Một số vấn đề   tác phẩm và thể loại ( 2019).

Nguyên An có “ Văn học thiếu  nhi Việt Nam – khảo luận và chân dung”, Nxb Hội Nhà Văn, 2023.

Vũ Nho có “ Thơ cho tuổi thơ” gồm 10 tiểu luận và 61 bài thơ được tuyển bình của các tác giả trên cả nước.Nxb Hội Nhà văn , 2017.

 

2.Đôi điều kiến nghị về giải pháp cho việc phát triển văn học thiếu nhi Thủ Đô.

Thiển ý của tôi, xin được nêu lên mấy giải pháp sau:

        Lập “ Ban Văn học thiếu nhi” ( Bên cạnh  Ban Sáng tác, Ban Công tác hội viên, Ban Nhà văn nữ, Ban Nhà văn trẻ), hoặc Hội đồng nghệ thuật  Văn học Thiếu nhi ( bên cạnh các Hội đồng  Văn xuôi, Thơ, Lí Luận phê bình, Dịch thuật) chọn những người có tâm, có tầm phụ trách.

        Trang mạng  “Nhà văn Hà Nội” nên có mục “Văn học thiếu nhi” đăng tải thơ, văn, phê bình của các nhà Văn, và của chính các em. Cần đăng bài quanh năm chứ không đợi đến ngày 1 tháng 6 đăng xong là…hết!

Nhân tiện xin giới thiệu trang  Website clbvanchuong.com của Câu lạc bộ Văn Chương, Hội Nhà văn Việt Nam có chuyên mục “ Văn học thiếu nhi” đã giới thiệu thơ cho thiếu nhi  của Bảo Ngọc, Trần Đặng Khoa, Phạm Đình Ân,  Thu Sang, Lê Lộc, Phan Ngân Giang, Vũ Xuân Quản, Phạm Đức, Nguyễn Quang Huệ,…

        Các trường THCS trên địa bàn thành phố nên tổ chức các Nhóm bút “Tuổi học trò” do nhà giáo có năng lực phụ trách, tập hợp các em yêu thích sáng tác, hướng dẫn các em viết.

        Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, nên tổ chức gặp mặt các cây bút viết cho thiêu nhi, động viên mọi người viết, tạo điều kiện công bố, quảng bá tác phẩm.

        Tháng 6 hàng năm, đánh giá các tác phẩm viết cho thiếu nhi trong năm qua, khen tưởng, biểu dương các tác giả có thành tích sáng tác.

        Chúng ta đều biết “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Quan tâm đến Văn học thiếu nhi là quan tâm đến những công dân tương lai của đất nước.

        Dù sao, cuộc tọa đàm này cũng là khởi đầu để chúng ta có cái nhìn công bằng với mảng thơ văn viết cho các em và có những giải pháp phù hợp để phát triển!

                                     

                                  Hà Nội, 1 tháng 6 năm 2024

hoa_sung_1

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)