bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÀI VIẾT CỦA PGS.TS. LA KHẮC HÒA ( LÃ NGUYÊN)!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BS ĐINH HỮU DUNG!NƯỚC VỐI ĐẶC SẢN VÙNG ĐỒNG CHIÊM GIA VIỄN RẤT SẴN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 229
Trong tuần: 892
Lượt truy cập: 626467

VĨNH BIỆT DỊ NHÂN TIÊN SINH VĂN THÙY!

XIN VĨNH BIỆT DỊ NHÂN TIÊN SINH VĂN THÙY!

        PHẠM TÂM DUNG

Văn Thùy là một người thơ đa tài và khá "độc lạ". Nhà thơ dân gian Văn Thùy sinh quán ở Hà Nội, trú quán ở quê vợ Hưng Yên. Thi sĩ trở về cõi tiên vào ngày 13- 12- 2022 tại Bình Dương, hưởng thọ 82 tuổi!
Ông không chỉ nổi danh bởi làm thơ hay (đặc biệt là lục bát), viết thư pháp rất xuất sắc... mà còn được nhiều người biết danh và ngưỡng mộ bởi tính tình xuề xoà, hòa đồng, giản đơn, lãng tử, khác người đến độ..."kinh dị". Và chính ông đã tự hào ( hay tự trào) mà tự nhận về mình cái danh hiệu "Dị nhân".
Tôi quen với Văn Thùy qua người bạn thân đã Quá cố của tôi là Nhà thơ Xuân Đam và em trai tôi là Thi Sĩ Thường Dân.
Còn nhớ, vào một ngày trong năm 2011- 2012, tôi nhận được điện thoại của Xuân Đam, nói là: " Ra ngõ đón một người bạn thơ, họ muốn đến chơi, thăm nhà -Thi sĩ Văn Thùy"!
Tôi đang rất bận, nhưng nể Đam và cũng tò mò muốn biết mặt, biết tài con người đặc biệt trong giới văn chương này. Tôi đành phải bỏ việc, đón khách. Trước mặt tôi là một "ông lão" gầy nhom. Mớ tóc hoa râm khô khọng, loà xoà lại búi tó củ hành. Da đen sạm nắng sương, nhăn nhúm và lam lũ, nhưng lại "oánh" một cái quần bò cũ nham nhở, chiếc áo màu xáo lòng cau cáu, loang loang, sờn khuỷu tay, chiếc mũ mềm meo méo, rất đồng bộ với áo quần. Song, cũng chưa độc đáo bằng các "hệ thống" đồ giống chất trên cái xe máy cũ. Sau xe, là một bịch to tổ bố (chắc là quần áo và vật dụng cá nhân), một cái chiếu cói cũ, gập đôi, một cái võng, một cái túi vải đựng kìm, mỏ lết, và lỏng chỏng một mớ những khung, những bạt che cho một... cái lều. Đặc biệt hơn, một cây.. cờ cũ đuôi nheo nhỏ, màu đỏ bay... phất phơ trên một cái cán bằng trúc, dài tầm hơn 1 m được buộc rất cẩn thận nơi cuối xe.
Trời nắng nóng, tôi niềm nở mời nhà thơ vào nhà và... nói nhỏ cho mọi người thông cảm với sự hơi lập dị của người văn. Gia đình tôi tiếp anh long trọng và lịch lãm. Văn Thùy nói chuyện rất hấp dẫn đọc thơ rất hay, anh đã xóa nhoà ranh giới chủ khách, rồi tặng sách, tranh... rất hồ hởi.
Tới bữa, Văn Thùy không uống được nhiều lắm, nhưng đã say.
Chả khách sáo gì sất, anh nằm luôn...tại trận mà đánh một giấc, ngon lành như "Anh nông dân cày xong thửa ruộng".
Thú thật, chiều đến, tôi thấy cần khuyên nhà thơ đi... tắm cho mát mẻ trước khi ra về ( Hình như đến một nhà người bạn khác).Nhà tôi bèn sắp một bộ quần áo bò mới ( nhà tôi khi đó kinh doanh hàng may mặc) và khéo léo mời anh đi tắm.
Nhà thơ cười khà khà và bảo vợ chồng tôi:
- Ôi, chú thím cứ vẽ chuyện, cất quần áo đi mà bán, nuôi con, tớ không lấy đâu!
- Không sao, bác tắm cho mát, quần áo nhà em nhiều, bác xem...
- Vấn đề không phải ít hay nhiều, mà là tớ mới tắm mươi, mười lăm hôm nay. Sạch nguyên!
Mà tớ phải xem...phong thủy mới tắm chứ!
Lạy giời!
Lại nhớ, có dịp tôi về quê, vào nhà Thường Dân, thấy "hai bố" ngày nào cũng uống rượu tì tì với lạc và sung xanh.
Văn Thùy thấy tôi về thì mừng lắm. Nhà thơ phấn khích bảo: Thím mày ở nhà mà chơi, chờ cho kỳ được trăng lên, gọi "mấy thằng" xóm lá đến, ta uống rượu, ngắm trăng, và...chát tom tom... Bận ấy, Văn Thùy ở lại Thuyền Thơ với Thường Dân, Xuân Đam, đi thăm thú bạn bè và cùng nhau chơi thơ, cả... tháng!
Có lần Văn Thùy cùng với đoàn Thi Nhân Miền Cổ Tích, Hà Nội là các anh chị: Vũ Nho, Nguyễn Ngọc Thiện, Đình Bắc, Lê Hà, Đặng Hoà, Thu Phong... và Thái Bình gồm: Thường Dân, Xuân Nhuận, Đức Hiền, Ánh Tuyết, Hồng Oanh, Đức Viên, Phạm Xuân Đào, Trần Hùng, Quốc Anh... đi biển Cồn Vành. Nhưng chẳng hiểu sao, đi giữa đường, nhà thơ lại dở chứng, làm quả...dỗi. Và dứt khoát về thuyền...nằm bẹp, rồi hôm sau đùng đùng bỏ đi... bèo dạt mây trôi! Văn Thùy tuy ngoa ngôn, đôi khi hơi tục, nhưng mà hiền và yêu bạn lắm. Nhà thơ không...dỗi lâu, và cũng chả giận ai lâu.
Văn Thùy thường hay gọi điện thoại cho tôi, anh đặt cho tôi cái biệt danh trìu mến: "Con mẹ hàng vải Tây Hồ". Anh hay khoe tôi những câu lục bát ngồ ngộ mà tuyệt hay. Lúc thì khen thơ tôi ra trò. Lúc lại chao chát: Thím viết lách thế thì vứt mẹ nó đi cho rồi!
Khi Xuân Đam mất, Văn Thùy buồn lắm.
Phần lớn những cuộc gọi cho tôi, anh nhắc tới Xuân Đam.
Những năm chưa có Covitd, tôi vẫn gặp anh hằng năm ở Văn miếu trong Ngày thơ Việt Nam hay ở vài nơi tụ tập bạn bè.
Nhưng có đến vài năm nay, không thấy anh gọi điện và cũng không gặp được Nhà thơ nữa. Nghe phong thanh, anh vào Sài Gòn với con.
Hôm nay, Ánh Tuyết vừa gọi cho tôi, báo hung tin về sự ra đi của Thi sĩ Văn Thùy.
Tôi thật buồn!
Tôi lại đem mấy cuốn sách anh tặng ra đọc lại. Những cuốn sách độc đáo viết tay bằng nét hoa mỹ thuật, rất tài tình và hồn cốt Văn Thùy.
Văn Thùy ơi! Bây giờ anh không phải đi chiếc xe ghẻ và chở cả gia tài "của nả" lẫn thơ ca trên các con đường gió bụi nữa rồi. Anh cũng không phải dựng lều nơi có cái gốc cột điện ven đường và gò lưng mài mài, viết viết nữa!
Thôi, anh đi vui khoẻ nhé, Văn Thùy!
Anh nhiều bạn hữu lắm, sẽ phải mất rất nhiều thời gian cho các cuộc chia ly!
Biết tính anh, tôi không thay mặt Miền Cổ Tích viết lời chia buồn lâm ly, thống thiết như những Thi Nhân khác lúc họ về miền mây trắng.
Bởi anh đã từng viết, trong "Dự thảo đi chúc"
"Tò tý te lấy lệ thôi
Mở băng cát xét khóc lời nghêu ngao"!
Dù ở nơi nào cũng vẫn đùa vui, anh nhé!
Phạm Xuân Đam và bạn bè đang đợi anh đấy!
Xin vĩnh biệt Dị Nhân Tiên Sinh!
Kính bái
Phạm Ngọc Tâm Dung
Có thể là hình ảnh về 1 người và ngoài trời
 
 
 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)